Cảnh giác biên lai chuyển khoản giả từ các hội nhóm mạng xã hội

MAI LINH |

Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều các hội nhóm chuyên cung cấp dịch vụ làm biên lai chuyển khoản giả mạo. Đáng chú ý, các hội nhóm này thu hút số lượng thành viên đông đảo lên tới cả chục nghìn người.

Theo ghi nhận của PV ngày 20.11, nếu gõ cụm từ “Fake hoá đơn chuyển khoản” vào ô tìm kiếm trên mạng xã hội, hàng chục hội nhóm hiện ra với những cái tên như “Làm bill chuyển khoản giả ngân hàng”, “làm giả bill fake giấy tờ”, “làm bill chuyển khoản giống thật 99%”,..

Đáng chú ý, khi truy cập vào những hội nhóm này, các bài đăng quảng cáo về dịch vụ làm giả biên lai chuyển tiền xuất hiện dày đặc. Các đối tượng sử dụng tài khoản ảo, công khai số điện thoại ghim trên bài đăng để liên hệ làm việc qua các nền tảng khác như Zalo hay Telegram.

Nhằm để khách hàng tin tưởng dịch vụ, các đối tượng không ngần ngại đăng tải những sản phẩm hoàn thiện để lấy sự uy tín cho bản thân.

Theo tìm hiểu của PV, các đối tượng có thể làm giả mạo được biên lai chuyển tiền của hàng loạt ngân hàng. Trong đó, các biên lai chuyển khoản có giao diện rất giống thật, gần như không thể phát hiện nếu chỉ nhìn qua bằng mắt thường.

Những biên lai giả mạo này cũng bao gồm mã giao dịch, biến động số dư, tên người nhận... với phông chữ như thật, rất khó phân biệt.

Các đối tượng quảng cáo mức giá làm dịch vụ này mỗi lần từ 20.000 - 100.000 đồng, "cam kết bao rẻ, bao nét, thời gian hoàn thiện nhanh chóng". Theo đó, chỉ cần khách hàng yêu cầu là sẽ có sản phẩm đúng ý. Ghi nhận cho thấy, tùy vào định mức số tiền được chỉnh sửa trên biên lai giả, mức giá thanh toán sẽ có sự biến động khác nhau.

Nhiều bài đăng công khai quảng cáo dịch vụ làm giả biên lai tài khoản ngân hàng. Ảnh: Mai Linh.
Nhiều bài đăng công khai quảng cáo dịch vụ làm giả biên lai tài khoản ngân hàng. Ảnh: Mai Linh.

Không những thế, một số tài khoản còn nhận chỉnh sửa căn cước công dân, các loại giấy tờ, bằng cấp giả với mức giá rẻ. Khách hàng chỉ cần gửi thông tin, sau đó các đối tượng sẽ thực hiện chỉnh sửa rồi gửi cho khách hàng xem qua sản phẩm, nếu ưng sẽ thanh toán.

Hay thậm chí, một số website cũng mọc lên để thực hiện việc làm giả biên lai chuyển khoản một cách tinh vi. Ở những trang này, khách hàng chỉ cần bỏ ra 200.000 - 400.000 đồng/tháng là có tài khoản với số lượng biên lai giả làm ra không giới hạn.

Trao đổi với PV Lao Động, chị Nguyễn Trà My (32 tuổi, Hà Nội) chủ cửa hàng bán hoa handmade cho rằng hiện nay việc chuyển khoản thanh toán rất nhanh chóng và thuận tiện vì người mua chỉ cần quét mã QR có sẵn. Nhưng nhiều người lại lợi dụng điều đó để lừa đảo nhằm qua mắt người bán hàng.

“Vào thời điểm đông khách thực sự rất khó kiểm soát vì khi khách thanh toán chỉ vội nhìn vào màn hình để xem đúng tên người nhận với đúng số tiền. Nhưng nhiều lúc bận quá nên cũng không để ý kỹ. Cuối giờ tổng kết lại mới thấy thất thoát mà không làm được gì” - chị Nguyễn Trà My bức xúc nói.

Vừa qua, Công an TP Đà Nẵng đã đưa ra khuyến cáo về kịch bản lừa đảo mới khi xuất hiện nhiều trang website làm giả hóa đơn chuyển khoản ngân hàng rất giống hóa đơn thật.

Theo cơ quan công an, nếu sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng, cần lưu ý kỹ hóa đơn chuyển khoản, không giao hàng hóa cho bất kỳ ai khi chưa nhận được tiền trong tài khoản ngân hàng, kể cả khi đối tượng cung cấp hình ảnh đã chuyển khoản thành công.

Ngoài ra, đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ứng dụng, mã xác thực OTP, email… cho bất kỳ ai. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý.

MAI LINH
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia tâm lý nói về những hội nhóm độc hại trên mạng xã hội

MAI LINH |

Trước thực trạng tràn lan những hội nhóm mạng xã hội độc hại, theo chuyên gia tâm lý, cơ quan chức năng cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp ngăn chặn kỹ thuật. Đồng thời, các giải pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần cũng hết sức cần thiết.

Mối nguy từ các hội nhóm trầm cảm trên mạng xã hội

NGUYỄN LY |

TPHCM - Hiện nay, trên các mạng xã hội, dễ dàng thấy nhiều nhóm trầm cảm trực tuyến với những thành viên mắc bệnh tâm lý. Thay vì động viên lẫn nhau vượt qua khó khăn, một số bài viết trên những nhóm này thường khiến tâm trạng của người trầm cảm càng dễ mất kiểm soát.

Rộ hội nhóm “giúp” người bị lừa đảo lấy lại tiền

KHÁNH AN |

Hàng chục hội nhóm có tên “Giúp người bị lừa đảo lấy lại tiền” được lập ra trên các trang mạng xã hội. Song trên thực tế, nhiều người tố cáo họ tiếp tục bị lừa lần thứ 2 khi nhờ đến sự trợ giúp của các thành viên trong nhóm này.

Vụ án Vạn Thịnh Phát có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ

Cường Ngô - Giang Linh |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, vụ án Vạn Thịnh Phát là vụ nhận hối lộ bằng tiền mặt nhiều nhất từ trước đến nay, số lượng tiền bị chiếm dụng có khả năng thất thoát cũng nhiều nhất. Vụ này có thể chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ.

Cảnh báo số điện thoại bảo hiểm xã hội quận ở Đà Nẵng bị chỉnh sửa để lừa đảo

THÙY TRANG |

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) quận Hải Châu, TP Đà Nẵng cho biết, vừa phát hiện số điện thoại liên lạc chính của đơn vị bị chỉnh sửa thành số khác trên một trang mạng phổ biến. Khi gọi đến số này, đầu dây bên kia khuyên người dân nên rút tiền BHXH một lần và yêu cầu trả tiền phí trước là 5 triệu đồng.

Hiện trạng nút giao đang thí điểm bỏ đèn giao thông, vòng xuyến ở Hà Nội

Thế Kỷ |

Nút giao Châu Văn Liêm - Lê Quang Đạo - Mễ Trì (Hà Nội) là một trong những vị trí đang thí điểm bỏ đèn giao thông, bỏ vòng xuyến ở Hà Nội.

Hình ảnh đầu tiên 41 công nhân Ấn Độ mắc kẹt suốt 10 ngày vì sập hầm

Ngọc Vân |

41 công nhân Ấn Độ mắc kẹt trong vụ sập hầm suốt 10 ngày đã lần đầu tiên được nhìn thấy còn sống hôm 21.11.

Cử tri đóng góp cho Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Xuyên Đông |

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được đưa ra bàn luận. Cử tri có nhiều đóng góp cho dự thảo luật này.

Chuyên gia tâm lý nói về những hội nhóm độc hại trên mạng xã hội

MAI LINH |

Trước thực trạng tràn lan những hội nhóm mạng xã hội độc hại, theo chuyên gia tâm lý, cơ quan chức năng cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp ngăn chặn kỹ thuật. Đồng thời, các giải pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần cũng hết sức cần thiết.

Mối nguy từ các hội nhóm trầm cảm trên mạng xã hội

NGUYỄN LY |

TPHCM - Hiện nay, trên các mạng xã hội, dễ dàng thấy nhiều nhóm trầm cảm trực tuyến với những thành viên mắc bệnh tâm lý. Thay vì động viên lẫn nhau vượt qua khó khăn, một số bài viết trên những nhóm này thường khiến tâm trạng của người trầm cảm càng dễ mất kiểm soát.

Rộ hội nhóm “giúp” người bị lừa đảo lấy lại tiền

KHÁNH AN |

Hàng chục hội nhóm có tên “Giúp người bị lừa đảo lấy lại tiền” được lập ra trên các trang mạng xã hội. Song trên thực tế, nhiều người tố cáo họ tiếp tục bị lừa lần thứ 2 khi nhờ đến sự trợ giúp của các thành viên trong nhóm này.