Phát triển về hướng Đông, Bến Tre đẩy mạnh khai thác kinh tế biển

THÀNH NHÂN |

Trong Nghị quyết của HĐND tỉnh Bến Tre vừa thông qua, quy hoạch xác định hướng phát triển về hướng Đông, khai thác mạnh tiềm năng kinh tế biển đồng thời định hướng phát triển 5 hành lang kinh tế, 3 vùng kinh tế - xã hội.

Phát triển về hướng Đông

Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bến Tre vừa thông qua Nghị quyết về việc quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch này, chiến lược đột phá phát triển tỉnh Bến Tre về hướng Đông, tạo hành lang kinh tế ven biển kết nối vùng động lực kinh tế phía Nam và TP Hồ Chí Minh. Trong đó, có khai thác mạnh tiềm năng kinh tế biển. Ngoài ra, còn tập trung phát triển hạ tầng giao thông chủ lực ven biển, cảng biển, hạ tầng logistics và phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Đồng thời, phát triển đô thị - dịch vụ - du lịch tổng hợp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, từng bước xây dựng khu vực phía Đông của tỉnh Bến Tre trở thành khu kinh tế biển phát triển năng động và là khu vực động lực mới của tỉnh.

Bên cạnh đó, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, đặc biệt là trong các ngành và lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, năng lượng mới, vận tải, logistics, chuyển đổi số và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Quy hoạch cũng xác định, khu vực kinh tế biển Bến Tre trở thành trung tâm động lực tăng trưởng mới của tỉnh, hình thành 3 trung tâm đô thị, trung tâm TP Bến Tre và vùng lân cận. Trong đó, TP Bến Tre là hạt nhân và các đô thị vệ tinh, cửa ngõ kết nối TP Bến Tre gồm: Đô thị Châu Thành, đô thị thị trấn Giồng Trôm.

Trung tâm đô thị phía Nam sông Hàm Luông với hạt nhân là thị xã Mỏ Cày (đến năm 2030, huyện Mỏ Cày Nam lên thị xã Mỏ Cày), gắn liền thị trấn huyện lỵ Chợ Lách (đô thị Chợ Lách) và thị trấn huyện lỵ Mỏ Cày Bắc (đô thị Phước Mỹ Trung); Trung tâm đô thị vùng ven biển với hạt nhân là thị xã Ba Tri, gắn liền thị xã Bình Đại và đô thị Thạnh Phú.

5 hành lang kinh tế, 3 vùng kinh tế - xã hội

Trong quy hoạch của tỉnh Bến Tre 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND thông qua xác định, Bến Tre sẽ hình thành 5 hành lang kinh tế gồm 3 hành lang phát triển theo hướng Tây - Đông (hành lang kinh tế hướng Đông) là hành lang kinh tế dọc theo trục chính Quốc lộ 57B; hành lang kinh tế dọc theo trục chính Quốc lộ 57C và hành lang kinh tế dọc theo trục chính Quốc lộ 57.

2 hành lang phát triển theo hướng Bắc - Nam gồm hành lang kinh tế dọc theo Quốc lộ 60 và đường cao tốc CT33; hành lang kinh tế dọc theo tuyến đường ven biển kết nối các đô thị ven biển thuộc 3 huyện (Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú) và gắn kết nối khu vực ven biển các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang và TP Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, trong định hướng quy hoạch 3 vùng kinh tế - xã hội gồm: Vùng Bắc sông Hàm Luông thì kinh tế phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm tập trung phát triển: Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (trụ cột là công nghiệp - đô thị vệ tinh cho các thành phố phát triển như TP Hồ Chí Minh). Khai thác tối đa lợi thế các trục hành lang kinh tế đi qua: Trục TP Bến Tre - đô thị Giồng Trôm - đô thị Ba Tri; trục đô thị Chợ Lách - đô thị Châu Thành - đô thị Bình Đại; trục độ thị Châu Thành - TP Bến Tre - đô thị Mỏ Cày.

Vùng Nam sông Hàm Luông sẽ phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (trụ cột là kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái nông nghiệp). Khai thác hiệu quả 2 hành lang kinh tế đi qua: Trục đô thị Chợ Lách - đô thị Mỏ Cày - đô thị Thạnh Phú; trục đô thị Châu Thành - TP Bến Tre - đô thị Mỏ Cày.

Vùng ven biển là vùng động lực phát triển của tỉnh trong giai đoạn 2021-2030, phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó tập trung phát triển các ngành kinh tế biển hướng đến hình thành Khu kinh tế biển trong tương lai.

THÀNH NHÂN
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hòa với khát vọng trở thành trung tâm kinh tế biển

Hữu Long |

Có tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, Khánh Hòa đặt mục tiêu sẽ trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước. Để làm được như vậy, địa phương này xác định sẽ huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại…

Phát triển kinh tế biển nhưng chưa định lượng được tài nguyên

THUỲ TRANG |

Kinh tế biển đã từng bước khẳng định vai trò động lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam chưa có nguồn số liệu chính thống dành riêng cho các ngành kinh tế biển, điều này gây khó khăn cho việc đặt mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững.

Tìm giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững

THUỲ TRANG |

Ngày 24.5, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”. Hội thảo nhằm tìm giải pháp để phát triển kinh tế biển bền vững.

Tiệm lồng đèn Trung thu bằng vỏ lon hiếm hoi giữa Sài Gòn

Như Quỳnh |

Những chiếc lồng đèn Trung thu bằng lon do ông Nguyễn Văn Tuấn treo tại góc nhỏ trên đường Nguyễn Phi Khanh (Quận 1, TPHCM) khiến nhiều người phải ngoái nhìn.

Xuất hiện áp thấp mới gần Biển Đông

Song Minh |

Vùng áp thấp được phát hiện cách Infanta, Quezon, Philippines 125 km về phía đông đông bắc.

Khai mạc ASIAD 19: Vì một nền thể thao Việt Nam mạnh mẽ

HOÀI VIỆT |

Hôm nay (23.9), Lễ khai mạc Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 19) chính thức diễn ra tại Sân vận động Olympic Hàng Châu.

Đảo lộn cuộc sống vì chung cư mini không cho gửi xe

THU GIANG |

Từ vụ cháy chung cư mini trên phố Khương Hạ khiến nhiều người tử vong, các đoàn kiểm tra của quận Thanh Xuân (Hà Nội) mới đây đã bất ngờ yêu cầu chủ tòa nhà di dời xe máy, xe đạp điện ra khỏi chung cư mini, nhà trọ khiến nhiều người dân hoang mang.

Để hoàn thiện sớm cao tốc ở Đắk Lắk phải chuyển đổi nhanh đất rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắk Lắk, muốn địa phương hoàn thiện khâu giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch để triển khai xây dựng tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa thì Trung ương phải sớm cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng rừng vùng dự án đi qua.

Khánh Hòa với khát vọng trở thành trung tâm kinh tế biển

Hữu Long |

Có tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, Khánh Hòa đặt mục tiêu sẽ trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước. Để làm được như vậy, địa phương này xác định sẽ huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại…

Phát triển kinh tế biển nhưng chưa định lượng được tài nguyên

THUỲ TRANG |

Kinh tế biển đã từng bước khẳng định vai trò động lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam chưa có nguồn số liệu chính thống dành riêng cho các ngành kinh tế biển, điều này gây khó khăn cho việc đặt mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững.

Tìm giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững

THUỲ TRANG |

Ngày 24.5, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”. Hội thảo nhằm tìm giải pháp để phát triển kinh tế biển bền vững.