Nối dài các giải pháp tài khoá hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

TRÍ MINH |

Bộ Tài chính vừa có chỉ đạo yêu cầu các đơn vị liên quan như: Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Chính sách thuế, Tổng cục Thuế tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Nhiều chính sách thiết thực

Bộ Tài chính đánh giá, thời gian qua, nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế vừa nỗ lực khắc phục những vấn đề hậu COVID-19, vừa phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới phát sinh từ môi trường quốc tế cũng như nội tại. Trong bối cảnh đó, phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2020-2022, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các chính sách tài chính hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong năm nay.

Theo đó, Bộ Tài chính đã tham mưu, đề xuất trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2023 với quy mô dự kiến khoảng 200.000 tỉ đồng (miễn, giảm khoảng 79.000 tỉ đồng, gia hạn khoảng 121.000 tỉ đồng).

Vừa qua, ngày 30.6, Chính phủ chính thức ban hành Nghị định số 44 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 101 của Quốc hội, áp dụng từ ngày 1.7.2023 - 31.12.2023. Với việc giảm 2% thuế VAT, người dân là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp, việc giảm thuế VAT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế VAT 10% sẽ góp phần giảm giá bán, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế VAT thuế suất 10% sẽ được hưởng lợi khi chính sách được ban hành. Việc giảm thuế VAT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó còn có chính sách giảm 36 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Bộ Tài chính cho biết, số tiền phí, lệ phí đã thực hiện miễn giảm trong năm 2020 và năm 2021 là khoảng 2.000 tỉ đồng mỗi năm.

Năm 2022 là khoảng 900 tỉ đồng (áp dụng trong thời gian từ 1.1.2022 đến hết ngày 30.6.2022). Và khi tiếp tục thực hiện trong năm 2023, số tiền phí, lệ phí được miễn, giảm qua các năm sẽ lên tới 5.600 tỉ đồng. Đây được đánh giá là chính sách có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, cần nối dài thêm các biện pháp hỗ trợ.

Nghiên cứu tiếp tục các giải pháp hỗ trợ

Mới đây, Bộ Tài chính vừa có chỉ đạo yêu cầu các đơn vị liên quan như: Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ Chính sách thuế, Tổng cục Thuế tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tài khóa, nhưng không ảnh hưởng đến an toàn nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia gắn với sử dụng vốn có hiệu quả, để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, chưa bao giờ số tiền hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế lớn như những năm gần đây.

Đồng thời, việc duy trì một chính sách tài khóa mở rộng và linh hoạt, coi doanh nghiệp làm trung tâm sẽ đảm bảo sự thành công vì mang lại hiệu quả cho nền kinh tế đất nước.

Lãnh đạo ngành tài chính cũng nhấn mạnh, không phải vì lo ngại ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách Nhà nước mà không thực hiện các chính sách thuế hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp là những quyết sách dài hơi, có tầm nhìn xa trông rộng, bởi vì đổi lại, nhờ ưu đãi về thuế, doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế vĩ mô tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.

Đánh giá về vấn đề này, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - cho hay, những chính sách giãn, giảm nhiều khoản thuế, phí, lệ phí đã, đang và sẽ được thực hiện trong thời gian tới là rất tích cực, có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn.

Khi doanh nghiệp gặp những thách thức thì các nhóm giải pháp như gia hạn thuế và các nghĩa vụ tài chính cho họ có ý nghĩa rất lớn và đó chính là một sự trợ lực từ Nhà nước cho doanh nghiệp.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Chậm hoàn thuế VAT làm phương hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh

PHẠM ĐÔNG |

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, việc để chậm hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) với số tiền quá lớn đang làm phương hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành hàng trong quá trình tiếp cận với nguồn nguyên vật liệu, đẩy mạnh vòng quay nguồn vốn.

Gỡ khó cho sản xuất kinh doanh, có giải pháp giữ chân người lao động

VƯƠNG TRẦN |

Trong bối cảnh thiếu đơn hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó thì nhiều doanh nghiệp phải tìm cách điều chỉnh giờ làm, tạm giãn việc làm chờ đơn hàng mới. Đây là một giải pháp linh hoạt, giúp người lao động không bị mất việc và doanh nghiệp giữ chân được nguồn nhân lực.

Bình Dương: Doanh nghiệp được hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh

ĐINH VĂN |

Chính quyền tỉnh Bình Dương đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Kết quả chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương đang tăng trưởng trở lại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI được hỗ trợ xây dựng nhà máy đúng tiến độ.

Định rõ trách nhiệm các cơ quan nếu để trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội gia tăng

PHẠM ĐÔNG |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị có thêm các quy định để định rõ các vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội nếu để tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gia tăng.

Máy móc thi công cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu phải nằm chờ vì thiếu mặt bằng

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỉ đồng dài hơn 53 km nối tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi công 2 tháng nay, nhưng hàng loạt máy móc, phương tiện được chủ đầu tư và nhà thầu huy động đến công trường phải nằm chờ, "phơi nắng phơi mưa" vì thiếu mặt bằng để thi công.

Gặp khó cấp biển số xe định danh, nghẽn mạng ngay từ cổng dịch vụ công

THÙY TRANG |

Ngay từ bước khai báo trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Cổng Dịch công của Bộ Công an, người dân đã gặp tình trạng nghẽn mạng nên mỗi ngày, Đà Nẵng chỉ cấp được trên dưới 10 biển số xe định danh.

Mong lương tối thiểu vùng lên thêm 6% để cuộc sống được cải thiện...

Mạnh Cường - Minh Hương |

Tại cuộc họp phiên thứ Nhất năm 2023 thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 ở Hạ Long (Quảng Ninh), đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề xuất tăng 5-6% mức lương tối thiểu vùng năm 2024.

Huyện Thái Thụy phản hồi sau bài viết âu tàu hơn trăm tỉ bỏ hoang của Báo Lao Động

Lương Hà |

Thái Bình - UBND huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) vừa có công văn phản hồi gửi đến Báo Lao Động sau bài viết "Bến neo đậu tàu thuyền hơn 100 tỉ đồng ở Thái Bình bị bỏ hoang".

Chậm hoàn thuế VAT làm phương hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh

PHẠM ĐÔNG |

Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, việc để chậm hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) với số tiền quá lớn đang làm phương hại đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành hàng trong quá trình tiếp cận với nguồn nguyên vật liệu, đẩy mạnh vòng quay nguồn vốn.

Gỡ khó cho sản xuất kinh doanh, có giải pháp giữ chân người lao động

VƯƠNG TRẦN |

Trong bối cảnh thiếu đơn hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó thì nhiều doanh nghiệp phải tìm cách điều chỉnh giờ làm, tạm giãn việc làm chờ đơn hàng mới. Đây là một giải pháp linh hoạt, giúp người lao động không bị mất việc và doanh nghiệp giữ chân được nguồn nhân lực.

Bình Dương: Doanh nghiệp được hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh

ĐINH VĂN |

Chính quyền tỉnh Bình Dương đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Kết quả chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương đang tăng trưởng trở lại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI được hỗ trợ xây dựng nhà máy đúng tiến độ.