Ninh Bình xây dựng các khu công nghiệp trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Quyết tâm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo vào năm 2035, tỉnh Ninh Bình đang triển khai xây dựng các khu công nghiệp (KCN) trọng điểm, tạo động lực để phát triển kinh tế của tỉnh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư

Từ chỉ 1 KCN được thành lập vào năm 2004, đến hết năm 2023, tỉnh Ninh Bình đã có 7 KCN, với tổng diện tích 1.472ha. Trong đó, 5 KCN đã được thành lập đi vào hoạt động ổn định và cơ bản được lấp đầy.

Ông Bùi Duy Quang - Trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình cho biết, với đặc thù 3 KCN đầu tiên (Gián Khẩu, Khánh Phú và Tam Điệp I) được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã chọn giải pháp vừa đầu tư hạ tầng theo phân kỳ vừa kêu gọi, tiếp nhận các dự án đầu tư. Do đó, các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã nhanh chóng xây dựng được cơ sở hạ tầng, đủ điều kiện kêu gọi, thu hút đầu tư, sớm phát huy hiệu quả.

 tỉnh Ninh Bình đã có 7 KCN, với tổng diện tích 1.472 ha. Ảnh: Nguyễn Trường
Tỉnh Ninh Bình đã có 7 KCN, với tổng diện tích 1.472ha. Ảnh: Nguyễn Trường

Bên cạnh 3 KCN đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, KCN Phúc Sơn và KCN Khánh Cư được đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách, là điểm sáng khởi đầu trong thu hút đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN của tỉnh.

Các chủ đầu tư đã triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sự phát triển của các KCN đã trở thành đòn bẩy, động lực để đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư của tỉnh. Các dự án đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình phần lớn là các dự án có quy mô lớn. Các chỉ số về tốc độ lấp đầy, chất lượng các dự án, tính khả thi và hiệu quả của các dự án KCN ở mức khá so với các KCN trong khu vực và cả nước.

"Hiện nay, tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực ở các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là 122 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 65.485 tỉ đồng. Trong đó, có 33 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký trên 635 triệu USD.

Có 103 dự án đi vào hoạt động, ước tính vốn thực hiện của các dự án đến nay đạt 58.000 tỉ đồng.

Năm 2023, doanh thu của các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt 61.787 tỉ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1.352 triệu USD, nộp ngân sách đạt 13.242 tỉ đồng và đang tạo việc làm cho 36.385 lao động" - ông Quang cho hay.

Tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí sản xuất

Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Nguyễn Cao Sơn cho biết, theo quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã được Chính phủ phê duyệt, về phương hướng phát triển các ngành quan trọng, trong đó với ngành công nghiệp - xây dựng, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng đẩy mạnh các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, công nghệ sạch và sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu. Có cơ chế, chính sách vượt trội thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện môi trường.

Tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí sản xuất
Tỉnh Ninh Bình đang tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí sản xuất. Ảnh: Nguyễn Trường

Tập trung và ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, cơ khí sản xuất lắp ráp ôtô; công nghiệp điện tử; công nghiệp vật liệu mới, vật liệu kỹ thuật cao; các ngành công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp; duy trì ổn định sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực truyền thống gắn với bảo vệ môi trường; phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có sử dụng hợp lý lao động.

Hình thành cụm liên kết trong sản xuất một số ngành công nghiệp ưu tiên, tạo nền tảng và cơ sở kết nối chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phát triển ngành xây dựng theo hướng hiện đại, kỹ thuật chuyên sâu, khả năng cạnh tranh cao và đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, cả nước.

NGUYỄN TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp năng lượng thúc đẩy phát triển kinh tế bắc Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Các dự án năng lượng chủ lực như thủy điện, điện gió, điện mặt trời được công nhận vận hành thương mại, đấu nối, hòa lưới điện quốc gia góp phần phát triển kinh tế xã hội 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, đồng thời góp phần không nhỏ trong gia tăng ngân sách nhà nước.

Nâng cấp nhiều cửa khẩu quốc tế, tạo động lực để Cao Bằng phát triển kinh tế

Trịnh An |

Lợi thế đường biên hơn 330km với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, tỉnh biên giới Cao Bằng đang có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy giao lưu hoạt động kinh tế.

Phát triển kinh tế hướng ra biển là xu thế tất yếu của tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng ra phía biển luôn là khát vọng, khát khao của tỉnh Thái Bình. Những năm qua, địa phương này đã có nhiều giải pháp, nỗ lực hành động để từng bước theo đuổi định hướng tất yếu này.

Bị cáo Trương Huệ Vân nói về mối quan hệ đặc biệt với bị cáo Trương Mỹ Lan

Nhóm PV |

TPHCM - Tại phiên tòa sáng 7.3, bị cáo Trương Huệ Vân khai được bị cáo Trương Mỹ Lan nuôi, cho ăn học từ nhỏ và tạo công ăn việc làm nên coi cô ruột như mẹ ruột. Do đó, bị cáo Vân làm theo chỉ đạo của bị cáo Trương Mỹ Lan, giúp chiếm đoạt 1.088 tỉ đồng.

Công an vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao Động ở Đường Lâm

Xuyên Đông |

Ngày 7.3, ông Nguyễn Đăng Thạo, Trưởng Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm cho biết, lãnh đạo thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đề nghị công an vào cuộc sau phản ánh của Báo Lao Động.

Hai cảng tàu du lịch ở Hạ Long đồng loạt tăng các loại phí dịch vụ

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu và Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long cùng tăng đồng loạt các loại giá dịch vụ, từ vé qua cảng đối với du khách đến, giá neo đậu tầu thuyền... bắt đầu từ ngày 1.4.2024. Theo các chủ tàu, việc các cảng tàu tăng giá dịch vụ cao và đột ngột vào thời điểm hiện nay sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của điểm đến.

Cận cảnh cầu treo 24 tỉ đồng tại Nghệ An sụp đổ sau gần 10 năm sử dụng

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Cây cầu treo bắc qua sông Hiếu tại huyện miền núi Quỳ Châu trị giá 24 tỉ đồng bị đổ sập sau gần 10 năm sử dụng gây xôn xao dư luận.

Bắt nguyên Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng vì gây hậu quả nghiêm trọng

NGUYÊN ANH |

Nguyên Giám đốc Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang) và 2 bị can khác đã có hành vi Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại cho gói thầu với số tiền trên 8,7 tỉ đồng.

Công nghiệp năng lượng thúc đẩy phát triển kinh tế bắc Tây Nguyên

THANH TUẤN |

Các dự án năng lượng chủ lực như thủy điện, điện gió, điện mặt trời được công nhận vận hành thương mại, đấu nối, hòa lưới điện quốc gia góp phần phát triển kinh tế xã hội 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, đồng thời góp phần không nhỏ trong gia tăng ngân sách nhà nước.

Nâng cấp nhiều cửa khẩu quốc tế, tạo động lực để Cao Bằng phát triển kinh tế

Trịnh An |

Lợi thế đường biên hơn 330km với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, tỉnh biên giới Cao Bằng đang có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy giao lưu hoạt động kinh tế.

Phát triển kinh tế hướng ra biển là xu thế tất yếu của tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng ra phía biển luôn là khát vọng, khát khao của tỉnh Thái Bình. Những năm qua, địa phương này đã có nhiều giải pháp, nỗ lực hành động để từng bước theo đuổi định hướng tất yếu này.