Những điều có thể chưa biết về công ty đứng sau vận hành đập Tam Hiệp

Quý An |

Công ty vận hành đập Tam Hiệp là Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTG) - một doanh nghiệp nhà nước.

Tập đoàn Dự án Tam Hiệp Trung Quốc được thành lập vào ngày 27.9.1993 với sự chấp thuận của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Vào ngày 27.9.2009, doanh nghiệp được đổi tên thành Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTG).

CTG chịu trách nhiệm chung về xây dựng và vận hành dự án đập Tam Hiệp. Tước đó, sau 2 thập kỷ lên kế hoạch, công tác thiết kế và xây dựng sơ bộ của dự án đã được hoàn thành vào năm 2009. Việc vận hành thử thang nâng tàu bắt đầu vào tháng 9.2016.

Được sự chấp thuận của nhà nước Trung Quốc, Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc đã phát triển, xây dựng và vận hành các trạm thủy điện bậc thang trên hạ lưu sông Kim Sa, bao gồm bốn nhà máy thủy điện lớn tầm cỡ thế giới (Xiluodu, Xiangjiaba, Wudongde và Baihetan) bên cạnh đập Tam Hiệp ở sông Dương Tử.

Công ty vận hành đập Tam Hiệp là Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTG) - một doanh nghiệp nhà nước.
Ngoài các dự án thủy điện như đập Tam Hiệp, CTG cũng tập trung vào lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Ảnh: Xinhua

Công ty vận hành đập Tam Hiệp luôn duy trì nguyên tắc “xây dựng nhà máy điện để kích thích kinh tế địa phương, cải thiện môi trường địa phương và mang lại lợi ích cho người dân tái định cư” dựa trên các tiêu chí đổi mới, phối hợp, phát triển xanh, mang tính mở cửa.

Ngoài các dự án thủy điện như đập Tam Hiệp, CTG cũng tập trung vào lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng mới khác như là hoạt động kinh doanh chính thứ hai của mình và nỗ lực dẫn đầu trong việc phát triển các trang trại gió ngoài khơi. Bên cạnh đó, CTG vẫn tích cực đẩy mạnh kế hoạch “vươn ra toàn cầu” của ngành thủy điện Trung Quốc.

Cho đến nay, hoạt động đầu tư và hợp đồng ở nước ngoài của CTG đã mở rộng đến hơn 40 quốc gia và khu vực ở châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á với tổng công suất lắp đặt hơn 15 GW. Hoạt động kinh doanh ở nước ngoài đã tạo động lực lớn cho sự tăng trưởng bền vững của CTG.

Công ty vận hành đập Tam Hiệp xác định mục tiêu là tập đoàn năng lượng sạch tập trung vào phát triển và vận hành thủy điện quy mô lớn. Các hoạt động kinh doanh chính của công ty bao gồm xây dựng, đầu tư và ký kết hợp đồng quốc tế, phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời cùng với các năng lượng tái tạo khác.

Ngoài ra, CTG cũng đẩy mạnh phát triển và sử dụng toàn diện tài nguyên nước, cũng như cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp trong ngành. Sau hơn 20 năm tăng trưởng thần tốc, CTG đã trở thành doanh nghiệp phát triển thủy điện lớn nhất thế giới và là tập đoàn năng lượng sạch lớn nhất Trung Quốc.

Nhiều năm trước, công suất lắp đặt hợp nhất của CTG đã đạt xấp xỉ 70.000 MW. Tổng công suất lắp đặt, bao gồm cả công suất đã vận hành, đang xây dựng và trên cơ sở cổ phần thiểu số, đã đạt 118 GW. Cụ thể, năng lượng sạch tái tạo chiếm 97%, trong khi công suất thủy điện hợp nhất chiếm 16% tổng công suất lắp đặt thủy điện ở Trung Quốc. Tài sản của CTG đã đạt 660 tỉ nhân dân tệ, xếp hạng cao trong số tất cả các doanh nghiệp nhà nước xét về tổng lợi nhuận.

Quý An
TIN LIÊN QUAN

Giới nghiên cứu Trung Quốc nói về lợi ích xây đập Tam Hiệp

Song Minh |

Xây dựng các đập như đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử giúp giảm phát thải khí metan, theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Hé lộ dự án thủy điện công suất gấp đôi đập Tam Hiệp

Quý An (theo Bloomberg) |

Dự án thủy điện Grand Inga tại Congo được dự kiến sẽ hoạt động với công suất gấp hai lần đập Tam Hiệp ở Trung Quốc.

Tin sáng: Kế hoạch bảo vệ đập Tam Hiệp của Trung Quốc

NHÓM PV |

Tin sáng 16.6: Bệnh nhân hút mỡ bụng mất 6 lít máu đã hồi phục; Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức đút túi hơn 100 tỉ đồng từ đấu thầu sai; Trung Quốc lập kế hoạch bảo vệ đập Tam Hiệp;...

Đại biểu Quốc hội đề nghị phải quy định thẩm quyền, phạm vi thu hồi đất

PHẠM ĐÔNG - NGÔ CƯỜNG |

Đại biểu Lê Hữu Trí đề nghị, cần quy định cụ thể, rõ ràng hơn về thẩm quyền, mục đích phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể của việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Điều chỉnh phân công nhiệm vụ của 2 Phó Thủ tướng Chính phủ

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định điều chỉnh phân công nhiệm vụ của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Đề nghị bố trí quỹ đất phát triển nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp

PHẠM ĐÔNG |

Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chưa giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân tại khu công nghiệp, chưa tương thích với Luật Nhà ở để tháo gỡ khó khăn về nhà ở cho công nhân.

Cất bằng đại học, chọn làm công nhân để có việc làm ngay

Lương Hà |

Sau khi tốt nghiệp đại học, để có việc làm ngay với thu nhập hàng tháng và không phụ thuộc vào bố mẹ, nhiều người trẻ lựa chọn cất bằng, xin làm công nhân tại các khu công nghiệp ở Hải Dương.

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan từ trần

PHẠM ĐÔNG |

Ông Vũ Khoan, sinh năm 1937, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đã từ trần hồi 7 giờ 5 phút, ngày 21.6.2023 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Giới nghiên cứu Trung Quốc nói về lợi ích xây đập Tam Hiệp

Song Minh |

Xây dựng các đập như đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử giúp giảm phát thải khí metan, theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Hé lộ dự án thủy điện công suất gấp đôi đập Tam Hiệp

Quý An (theo Bloomberg) |

Dự án thủy điện Grand Inga tại Congo được dự kiến sẽ hoạt động với công suất gấp hai lần đập Tam Hiệp ở Trung Quốc.

Tin sáng: Kế hoạch bảo vệ đập Tam Hiệp của Trung Quốc

NHÓM PV |

Tin sáng 16.6: Bệnh nhân hút mỡ bụng mất 6 lít máu đã hồi phục; Cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức đút túi hơn 100 tỉ đồng từ đấu thầu sai; Trung Quốc lập kế hoạch bảo vệ đập Tam Hiệp;...