Chủ tịch HĐTV Cty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Nguyễn Hoài Giang:

Người “sướng” trực diện với báo chí!

Nguyễn Đình |

Ông là một doanh nhân quá bận rộn. Bởi thế tôi ngỏ ý muốn gửi email một số câu hỏi cho số báo 21.6, lúc nào rảnh thì ông trả lời. Nhưng bất ngờ, ông bảo: Tôi sẽ đối thoại trực tiếp với anh khi ra Hà Nội. Trả lời qua email, mất sướng! Và đương nhiên người sướng nhất là tôi.

Ông có hay đọc báo không? Nếu có, ông thích báo in, báo điện tử hay mạng xã hội?

Rất hay đọc, nhưng chủ yếu báo điện tử vì nó nhanh, tiện dụng. Báo in tôi chỉ đọc khi đi máy bay. Còn mạng xã hội tôi thường lướt để tham khảo vì nó có nhiều thông tin hỗn tạp, trong đó rất nhiều suy diễn, bình luận trái chiều, chủ quan chưa được kiểm chứng.

Ông có tin vào những gì báo chí nói không?

Tin 50%, còn lại sau khi phân tích, kiểm chứng đa chiều sẽ quyết định xem có tin hay không. Mạng xã hội tôi chỉ tin 30% vì nhiều tin suy diễn không có căn cứ.

Ông thấy báo chí chính thống và mạng xã hội khác nhau thế nào?

- Khác nhau cơ bản: Báo chí chính thống phải chịu trách nhiệm trước thông tin mình đưa ra, còn mạng xã hội thì hầu như không (trừ trường hợp vi phạm pháp luật). Bởi vậy báo chí chính thống trước khi đăng thông tin, đặc biệt là với những dự án trọng điểm quốc gia cần kiểm chứng chính xác, khách quan và trung thực, nói đúng bản chất vấn đề. Nếu phản ánh sai thì phải dũng cảm nhận trách nhiệm - tôi đánh giá rất cao các tờ báo như vậy.

Ông có hay tiếp xúc với các nhà báo không? Họ đến với ông có thiện chí?

Thời gian đầu Nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đi vào hoạt động (2009-2012) nhiều nhà báo soi rất kỹ và đương nhiên tôi và ban lãnh đạo nhà máy bị báo chí quây nhiều nhất. Nhưng gần đây thì tôi ít tiếp xúc vì nhà máy cũng hoạt động hiệu quả, ổn định, không còn “hot” như thời kỳ đầu.

Còn thiện chí ư? Muốn báo chí có thiện chí thì tôi phải có thiện chí trước. Thiện chí của tôi gói gọn trong mấy chữ “trung thực, chân thành và minh bạch”. Bởi vậy, đa phần các nhà báo đến với tôi đều có thiện chí, nhưng đôi khi cũng có người đến chỉ để săm soi các thông tin câu khách, nhưng số này rất ít. Tóm lại tôi không sợ “đối mặt” (nghĩa tốt nhé - tức sẵn sàng đối thoại trực diện, không né tránh) với báo chí!

Những thông tin ông cung cấp sau đó báo chí có phản ánh trung thực không?

90% trung thực vì tôi là người thẳng tính, dám đối mặt với sự thật dù nó có lợi hay bất lợi. Và tôi không giấu giếm, sẵn sàng cung cấp cả tin xấu lẫn tin tốt. Còn lại 10% phản ánh sai, nhất là họ trích dẫn 1/2 hoặc 1/3 câu nói của tôi rồi giật tít câu view. Ở đây phải nhắc lại câu châm ngôn không mới nhưng chưa bao giờ cũ: “Một nửa cái bánh mỳ là bánh mỳ, còn một nửa sự thật không phải là sự thật”.

Có lúc nào ông khó chịu với phóng viên và báo chí?

Có nhiều lúc, nhất là những lúc họp hành căng thẳng lại bị gọi điện liên tục, hoặc khi đọc các bài báo trích dẫn không đúng lời nói của mình. Tuy nhiên, tôi cũng có sự phân biệt một phóng viên không đại diện cho ban biên tập và một bài báo không nói lên bản chất của tờ báo.

Lọc hóa dầu Dung Quất đã gặp khủng hoảng thông tin chưa? Nếu có ông ứng xử thế nào?

Nhiều lần. Khủng hoảng ở đây không phải nhà máy có tiêu cực hay báo chí công kích, bôi xấu gì mà do tính phức tạp về kỹ thuật, về cơ chế chính sách, tác động của thời tiết, những khó khăn khách quan và chủ quan… nên một số báo chí đưa thông tin chưa chuẩn xác, chưa hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nên gây hiểu lầm trong dư luận.

Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm thì chúng tôi im lặng. Sau tôi thấy im lặng là đồng ý và như vậy thì hậu quả sẽ tai hại. Vậy là phải có cách hành xử khác. Tức là phải đối mặt trực diện với những thông tin trong bài báo. Nếu báo viết sai, chưa chính xác tôi phải chứng minh đến cùng là mình đúng. Tuy nhiên, điều cốt lõi để không chữa cháy kiểu này, tôi có một nguyên tắc: Chủ động cung cấp thông tin một cách công khai, trung thực và minh bạch với một thái độ chân thành và cầu thị.

Ông có thích báo chí đánh bóng tên tuổi và PR cho cá nhân cũng như doanh nghiệp mình không?

Với tôi là điều tối kỵ. Với Lọc hóa dầu Dung Quất - một dự án trọng điểm quốc gia và lần đầu tiên có ở VN thì không ai dám vỗ ngực một mình làm nên thành công đó cả. Để có một Lọc hóa dầu Dung Quất hôm nay là mồ hôi công sức trí tuệ của hàng chục ngàn con người, kéo dài hàng chục năm trời nên không ai có quyền đánh bóng tên tuổi của riêng mình. Còn với doanh nghiệp thì từ khóa “Lọc hóa dầu Dung Quất” đã quá hot, quá nhạy cảm, chỉ cần nó “hắt hơi sổ mũi” đã được báo chí quây tới bến nên cũng không cần PR. Cũng lại phải ví von tí: Một viên kim cương đẹp thì không cần phải lên báo khoe là nó đẹp, còn nó có khiếm khuyết chắc không cần đăng báo mọi người cũng sẽ nhận ra.

Xin hỏi câu vĩ mô: Ông thấy vai trò của báo chí trong sự thành bại của DN thế nào?

Cũng không khách sáo nhé: Rất quan trọng, đặc biệt là với Lọc hóa dầu Dung Quất. Chúng tôi trân trọng những nhà báo, những tờ báo đồng hành chia sẻ với nhà máy khi vui cũng như lúc khó khăn. Chúng tôi không cần PR, chỉ cần báo chí nói đúng, nói chính xác bản chất của sự việc đã là quý lắm rồi. Có thể nói Dung Quất được như hôm nay phải cảm ơn những nhà báo, tờ báo chân chính.

Hỏi thật và xin trả lời thật: Đã bao giờ ông bị báo chí “làm tiền” chưa?

Rất may tôi là dân công trường gai góc, xương xẩu, thậm chí chai lỳ nên chưa bị báo chí làm tiền bao giờ. Nếu có chắc cũng không kiếm chác gì được từ tôi (cười)!

Câu cuối nhưng xin ông đừng PR cho Lao Động nhé: Ông xếp Báo Lao Động vào thứ bậc nào trong số các báo ông hay đọc?

- Thứ ba sau Tuổi Trẻ, Thanh Niên. Không phải tôi nói là báo nào hay hơn báo nào, mà Thanh Niên, Tuổi Trẻ dễ tìm mua hơn (báo in), mặt khác tin thời sự họ nhanh hơn Lao Động. Tuy nhiên, tôi rất trân trọng tờ Lao Động ở tính chính xác và phản biện. Các bạn chậm nhưng chắc. Tôi rất thích các bài bình luận trên Lao Động vì nó có chiều sâu và sắc sảo.

Trân trọng cảm ơn ông đã đối thoại “trực diện” với báo chí!

Ở tuổi ngấp nghé ngũ tuần, nhưng thủ lĩnh BSR Nguyễn Hoài Giang nhác trông vẫn rất phong độ. “Gồ ghề, xương xẩu, ăn sóng nói gió - đúng chất dân công trường” là những chấm phá tính cách do chính chủ nhân của nó tự nhận. Ba lần gặp ông chả lần nào thấy ăn vận chỉn chu, lần thì quần Jean áo phông, lần thì khoác bộ đồ bảo hộ, duy nhất có lần được gọi là tươm tất thì ông khoác cái áo vest nhưng bên trong lại là cái áo phông!

“Tính tôi thích đơn giản cũng bởi ăn bờ ngủ bụi trên công trường nó quen nên quần chùng, áo dài nó vướng víu” - Nguyễn Hoài Giang xuề xòa bộc bạch.

Nguyễn Đình
TIN LIÊN QUAN

Lọc hóa dầu Bình Sơn được định giá 3,2 tỉ USD khi IPO

Hà Anh |

Ngày 31.5.2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Cty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Lọc hóa dầu Bình Sơn được định giá 3,2 tỉ USD khi IPO

Hà Anh |

Ngày 31.5.2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Cty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.