Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB

TRÍ MINH |

Sáng ngày 27.12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2022, định hướng nhiệm vụ năm 2023. Trong đó đáng chú ý, lãnh đạo NHNN cho biết sẽ tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng SCB.

Cụ thể, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, đến ngày 21.12, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,78 triệu tỉ đồng, tăng 13,96% so với cùng kỳ năm 2021 (phù hợp với định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%).

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát đặc biệt SCB. Ảnh: Anh Việt.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát đặc biệt SCB. Ảnh: Anh Việt

Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát. Dư nợ tín dụng đối với 23 chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội đến 30.11 đạt khoảng 279.732 tỉ đồng, tăng 12,81% so với năm 2021 với hơn 6,4 triệu khách hàng còn dư nợ.

NHNN đã thực hiện điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Đáng chú ý, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB, duy trì hoạt động ổn định của ngân hàng.

Về điều hành tỉ giá, lãnh đạo NHNN cho hay, mặc dù chịu nhiều khó khăn, thách thức, thị trường ngoại tệ cơ bản ổn định, tỷ giá được điều hành chủ động, linh hoạt để thích ứng trước diễn biến khó lường và áp lực lớn của thị trường quốc tế. 

Về định hướng hoạt động ngân hàng 2023, phía NHNN cho biết sẽ điều hành thận trọng, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Triển khai quyết liệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, trong đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý đối với các TCTD...

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý; thực hiện có hiệu quả đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chọn thời điểm này để nới room tín dụng?

Lan Hương - Đức Mạnh |

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, việc nới room tín dụng lần này là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, dự án và chương trình cần thiết của nền kinh tế.

Kinh tế 24h: Ngân hàng Nhà nước lý giải về mức tăng room tín dụng 1,5 - 2%

Anh Kiệt |

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao các ngân hàng nhận mức nới room tín dụng khác nhau; Làng miến dong tất bật chuẩn bị cho Tết Nguyên đán; Nguồn cung xăng dầu có thể giảm 1,2 triệu m3 sản lượng vào năm 2023... là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong 24h qua.

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao các ngân hàng nhận mức nới room tín dụng khác nhau

Lan Hương |

Ngày 8.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho rằng, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.

Loạn đả trước trận Brazil - Argentina

TAM NGUYÊN |

Trận Brazil - Argentina không thể diễn ra đúng giờ vì màn loạn đả trên khán đài.

Bất chấp nguy hiểm, nhiều phượt thủ dàn hàng check-in dưới chân đèo Mã Phục

Tân Văn |

Cao Bằng - Hiểm nguy, tai nạn giao thông trực chờ khi nhiều người dừng, đỗ xe, dàn hàng ngang chụp ảnh tại chân đèo Mã Phục.

Thế giới lần đầu tiên vượt quá ngưỡng thời tiết cực nguy hiểm

Ngọc Vân |

Thế giới lần đầu tiên vượt quá ngưỡng thời tiết nguy hiểm khi nhiệt độ Trái đất vượt qua giới hạn nóng lên 2 độ C.

Hàng loạt biển số tam hoa khủng sẽ có trong phiên đấu giá biển số 22.11

Hải Danh |

Đấu giá biển số đẹp ngày 22.11.2023: Trong ngày 22.11, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) sẽ tổ chức đấu giá 1097 biển số. Trong phiên đấu giá này, xuất hiện hàng loạt các biển số tam hoa, tứ quý siêu khủng như: 47A-589.99; 30K-444.48; 51K-884.44;...

Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình được thăng cấp bậc hàm

Khánh Linh |

Bộ Công an quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thượng tá lên Đại tá cho ông Vũ Cao Sơn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình.

Vì sao Ngân hàng Nhà nước chọn thời điểm này để nới room tín dụng?

Lan Hương - Đức Mạnh |

Đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, việc nới room tín dụng lần này là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, dự án và chương trình cần thiết của nền kinh tế.

Kinh tế 24h: Ngân hàng Nhà nước lý giải về mức tăng room tín dụng 1,5 - 2%

Anh Kiệt |

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao các ngân hàng nhận mức nới room tín dụng khác nhau; Làng miến dong tất bật chuẩn bị cho Tết Nguyên đán; Nguồn cung xăng dầu có thể giảm 1,2 triệu m3 sản lượng vào năm 2023... là những thông tin kinh tế đáng chú ý trong 24h qua.

Ngân hàng Nhà nước lý giải vì sao các ngân hàng nhận mức nới room tín dụng khác nhau

Lan Hương |

Ngày 8.12, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho rằng, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.