Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7%: Không nhất thiết phải “chăm chăm” khai thác tài nguyên

KHÁNH LINH |

Với sự quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, các chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,7% có thể sẽ đạt được song đặt ra lo ngại về sự phát triển bền vững.

Với kịch bản “tự nhiên”, tăng trưởng tuy không đạt như kỳ vọng song lạm phát sẽ ở mức thấp nhất là 2,35%. Thay vì “chăm chăm” khai thác tài nguyên thiên nhiên, hai lĩnh vực nên tập trung phát triển là tiêu dùng và dịch vụ du lịch.

Thông tin vừa được đưa ra tại hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2017 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 16.6 tại Hà Nội.

Trao đổi với PV, TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách - cho biết, hai kịch bản đưa ra dựa trên hai yếu tố lớn, thứ nhất là trạng thái thực của nền kinh tế từ năm trước đến năm nay, nếu không có những can thiệp mạnh của Nhà nước trong việc thực thi kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% thì GDP sẽ tăng trưởng khoảng 6,37%.

Cùng với đó, lạm phát sẽ không cao vì một số yếu tố như giá lương thực, thực phẩm giảm do nguồn cung thị trường (đơn cử như mặt hàng thịt lợn) bị quá tải… Việc điều hành tiền tệ chặt chẽ vì lạm phát lõi tương đối ổn định, thậm chí là suy giảm trong những năm gần đây.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho rằng, kinh tế Việt Nam hiện nay đang khai thác tiềm năng ngắn hạn là chủ yếu và không bền vững. “Khi một nước đạt được thu nhập bình quân đầu người từ 2.000 USD/năm trở lên rất khó đạt tốc độ tăng trưởng 6,7%” - ông Tuyển nói.

Ông Tuyển cho rằng, chúng ta cần tập trung khai thác tiềm năng tăng trưởng dài hạn là chủ yếu, trong đó cần tái cơ cấu nền kinh tế và xây dựng một chính phủ kiến tạo.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng đưa ra 3 hướng cần tập trung phát triển, thay vì “chăm chăm” khai thác tài nguyên thiên nhiên và đầu tư công quá nhiều. Cụ thể, ông Lực cho rằng Chính phủ nên tập trung nhiều hơn vào khâu tiêu dùng chiếm 75% GDP (năm 2016, tương đương 3,7 triệu tỉ đồng), nếu năm nay lĩnh vực tiêu dùng tăng thêm 1%, tương đương tăng thêm 380.000 tỉ, trong khi đó khai thác 1 triệu tấn dầu thô theo tính toán chỉ đạt 9.000 tỉ đồng.

Thứ hai, cần tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, trong đó ngành du lịch là mũi đột phá. Năm ngoái, ngành du lịch đạt 35.000 tỉ đồng, nếu năm nay thúc đẩy du lịch tăng khoảng 20% sẽ đạt mức 42.000 tỉ, tăng thêm 7.000 tỉ tương đương với khai thác 1 triệu tấn dầu.

Ngoài ra, ông Lực cho rằng, điểm cốt lõi thứ ba là mặc dù trong 5 tháng đầu năm thành lập hơn 50.000 doanh nghiệp nhưng cần cải thiện môi trường kinh doanh để nuôi dưỡng doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện gắn kết khu vực doanh nghiệp tư nhân, DNNVV với DNNN và doanh nghiệp FDI để tham gia vào chuỗi cung ứng tốt hơn. 

KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

Không đạt tăng trưởng 6,7%, không thể thoát bẫy thu nhập trung bình

X.Q |

Chiều 9.6, tiếp tục thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) nêu quan điểm, dù khó khăn vẫn ủng hộ giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng 6,7%, “bởi nếu điều chỉnh xuống để hoàn thành thì hoàn thành cũng không có ý nghĩa”.

Fitch dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 đạt 6,3%

H.M (tổng hợp) |

Fitch Ratings cho biết, xếp hạng trái phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ không bảo đảm của Việt Nam được giữ ở BB-. Bên cạnh đó, trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia tiếp tục được hãng này duy trì ở mức BB-, trong khi nợ ngắn hạn phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ được xếp hạng B.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Tóc Tiên: “Tết tôi thường cùng chồng về Hà Nội đón năm mới”

Mi Lan |

Nữ ca sĩ Tóc Tiên chia sẻ, cô thích khí hậu se lạnh, những món ăn đường phố ở Hà Nội. Tóc Tiên thường cùng chồng là nhà sản xuất âm nhạc Hoàng Touliver về Hà Nội đón năm mới.

Chợ đầu mối Long Biên tấp nập ngày cận Tết, cửu vạn làm không ngơi tay

Minh Hà - Việt Anh |

Tại chợ Long Biên ngày cận Tết, xe chở hàng về các chợ đầu mối càng đông, nối đuôi nhau thành một hàng dài. Không khí làm việc tại đây luôn khẩn trương, tất bật. Cửu vạn làm không nghỉ tay.

Những giải pháp nào vực dậy thị trường bất động sản năm 2023?

Bảo Chương |

Vướng mắc pháp lý của thị trường bất động sản hiện nay là vướng mắc lớn nhất, chiếm 70% khó khăn của các dự án bất động sản, nhà ở mà nếu không có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả thì thị trường bất động sản có thể trượt vào suy thoái.

Không đạt tăng trưởng 6,7%, không thể thoát bẫy thu nhập trung bình

X.Q |

Chiều 9.6, tiếp tục thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TPHCM) nêu quan điểm, dù khó khăn vẫn ủng hộ giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng 6,7%, “bởi nếu điều chỉnh xuống để hoàn thành thì hoàn thành cũng không có ý nghĩa”.

Fitch dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2017 đạt 6,3%

H.M (tổng hợp) |

Fitch Ratings cho biết, xếp hạng trái phiếu bằng nội tệ và ngoại tệ không bảo đảm của Việt Nam được giữ ở BB-. Bên cạnh đó, trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia tiếp tục được hãng này duy trì ở mức BB-, trong khi nợ ngắn hạn phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ được xếp hạng B.