Mùa vụ tôm hùm bông tiền tỉ ế ẩm ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Người nuôi tôm hùm bông tại Khánh Hòa đang đối diện với nguy cơ thua lỗ nặng do thị trường nhập khẩu Trung Quốc thay đổi quy định. Đây chính là hậu quả của việc phát triển tôm hùm tự phát, ồ ạt, thiếu liên kết bền vững.

Thủ phủ tôm hùm lao đao

Khu vực vịnh Vân Phong nhiều tháng nay luôn trong tình trạng vắng vẻ, ế ẩm bởi rất hiếm các hoạt động mua bán tôm hùm bông.

Theo Phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, từ nay đến cuối năm, toàn huyện có khoảng 400 tấn tôm thương phẩm (0,7-1kg/con) cần tiêu thụ. Tuy nhiên, phần lớn trong số này hiện đều chưa có đầu ra. Nhất là khi thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc đã ngừng nhập tôm hùm bông với lý do sửa đổi luật bảo vệ động vật hoang dã, trong đó có cấm buôn bán tôm hùm bông thiên nhiên.

Anh Lê Thái Bảo (thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) nuôi đến 8 nghìn con tôm hùm bông. Dù tôm đã đến kỳ xuất bán nhưng thương lái không thu mua. Trong khi đó, mỗi ngày, anh Bảo phải bỏ ra từ 5-7 triệu đồng để mua thức ăn cho những lồng tôm hùm bông.

Tương tự, anh Nguyễn Ngọc Sang (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) cho biết, anh hiện có 100 lồng nuôi với 7.000 con tôm hùm bông đang thời kỳ thu hoạch cũng chưa bán được.

Theo người nuôi tôm hùm trên vịnh Vân Phong, trước đây tôm hùm bông có giá lên đến hơn 2,5 triệu đồng/kg thì nay, giá xuống dưới 1 triệu đồng/kg. Dù giá tôm rớt thê thảm nhưng vẫn không có người đến mua.

Bà Nguyễn Thị Lan Anh - Chủ doanh nghiệp thu mua tôm hùm thông tin, phía Trung Quốc đòi hỏi giấy tờ, thứ nhất là giấy tờ tôm nhân tạo nhưng lại không nói là giấy tờ đó ai cung cấp, làm cho doanh nghiệp Việt Nam trở tay không kịp.

“Doanh nghiệp chúng tôi rất mong cơ quan quản lý Nhà nước cùng ngồi lại với nhau để nhận diện khó khăn từ xuất khẩu tôm hùm” - bà Nguyễn Thị Lan Anh nói.

Cần sớm có hướng dẫn gỡ vướng quy định mới

Nhiều năm qua, việc mua bán tôm hùm của người dân đều diễn ra theo đường tiểu ngạch. Ít có đơn hàng xuất khẩu chính ngạch qua Trung Quốc. Thực tế, dù người nuôi muốn bán tôm hùm theo đường chính ngạch là rất khó. Bởi người nuôi tôm hùm chỉ biết nuôi. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không đủ khả năng đứng ra tổ chức cho nông dân thực hiện…

Hiện tỉnh Khánh Hòa đã lập một số vùng quy hoạch nuôi tôm như tại TP Cam Ranh có 230ha. Tuy nhiên con số này là quá nhỏ so với việc người dân nuôi tự phát trong nhiều năm qua.

Để giải quyết vấn đề này, hiện Viện nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản III đã có đề án hỗ trợ sinh kế cho người dân nuôi lồng bè gần biển, chuyển đổi nghề, bố trí việc làm cho người dân.

Vào cuối tháng 11 mới đây, trong hội nghị tại tỉnh Khánh Hòa, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến yêu cầu Cục Thủy sản tham mưu các giải pháp phù hợp với yêu cầu của thị trường, nhất là tôm hùm. Trước những khó khăn cho thị trường tôm hùm, ông Tiến đề nghị các cục liên quan hướng dẫn tổ chức, cá nhân xác nhận đăng ký nuôi lồng bè; cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển; xác nhận nguồn gốc loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm từ nuôi trồng đối với tôm hùm bông nuôi.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Tôm hùm bông rớt giá, thủ phủ vùng nuôi ở Khánh Hòa điêu đứng

Hữu Long - Mai Hương |

Khánh Hòa - Mới đây, Trung Quốc đưa ra chính sách bất ngờ khiến người nuôi tôm hùm bị động. Ngay lập tức, giá tôm hùm trên thị trường rớt thê thảm. Buồn hơn nữa là khi giá tôm hùm bông rớt đáy vẫn không có thương lái đến mua.

Tôm hùm Khánh Hòa tắc đường xuất khẩu

Hữu Long |

Thị trường Trung Quốc ngừng nhập khẩu tôm hùm khiến người dân đứng trước nguy cơ đổ nợ. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo bởi ngành nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung phát triển quá nóng.

Thương lái ôm tiền tỉ mất hút, người nuôi tôm hùm Khánh Hòa điêu đứng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Một thương lái hiện đang nợ người nuôi tôm hùm nhiều tỉ đồng. Việc không trả nợ của thương lái khiến nhiều người nuôi tôm gặp khó khăn trước áp lực trả lãi ngân hàng và xoay vốn cho vụ nuôi mới.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Tôm hùm bông rớt giá, thủ phủ vùng nuôi ở Khánh Hòa điêu đứng

Hữu Long - Mai Hương |

Khánh Hòa - Mới đây, Trung Quốc đưa ra chính sách bất ngờ khiến người nuôi tôm hùm bị động. Ngay lập tức, giá tôm hùm trên thị trường rớt thê thảm. Buồn hơn nữa là khi giá tôm hùm bông rớt đáy vẫn không có thương lái đến mua.

Tôm hùm Khánh Hòa tắc đường xuất khẩu

Hữu Long |

Thị trường Trung Quốc ngừng nhập khẩu tôm hùm khiến người dân đứng trước nguy cơ đổ nợ. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo bởi ngành nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung phát triển quá nóng.

Thương lái ôm tiền tỉ mất hút, người nuôi tôm hùm Khánh Hòa điêu đứng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Một thương lái hiện đang nợ người nuôi tôm hùm nhiều tỉ đồng. Việc không trả nợ của thương lái khiến nhiều người nuôi tôm gặp khó khăn trước áp lực trả lãi ngân hàng và xoay vốn cho vụ nuôi mới.