Tôm hùm Khánh Hòa tắc đường xuất khẩu

Hữu Long |

Thị trường Trung Quốc ngừng nhập khẩu tôm hùm khiến người dân đứng trước nguy cơ đổ nợ. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo bởi ngành nuôi tôm hùm ở Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung phát triển quá nóng.

Người dân ngồi trên đống lửa

Những ngày tháng 11 ở quanh khu vực vịnh Vân Phong vắng lặng. Tình cảnh này khác xa so với không khí nhộn nhịp người mua kẻ bán tôm hùm trước đây.

Anh Nguyễn Đức Quân (thôn Đầm Môn, Xã Vạn Thạnh) có 140 lồng nuôi hùm đang thời kỳ thu hoạch. Nhiều tháng nay, thương lái không đến thu mua tôm hùm khiến anh Quân gặp khó khăn, áp lực bởi chi phí thức ăn tăng cao cộng với lãi ngân hàng đè nặng.

Theo lời kể của anh Quân, nhiều năm qua, thị trường tiêu thụ tôm hùm chính là Trung Quốc. Năm nay, phía Trung Quốc bất ngờ ngừng nhập tôm hùm bông với lý do sửa đổi luật bảo vệ động vật hoang dã, trong đó có cấm buôn bán tôm hùm bông thiên nhiên.

Hàng trăm tấn tôm hùm đến kỳ thu hoạch nhưng không có thương lái đến thu mua. Ảnh: Hữu Long
Hàng trăm tấn tôm hùm đến kỳ thu hoạch nhưng không có thương lái đến thu mua. Ảnh: Hữu Long

Phía bạn đưa ra chính sách bất ngờ khiến người nuôi tôm hùm bị động. Ngay lập tức, giá tôm hùm trên thị trường rớt thê thảm. Nếu như thời điểm trước đây, giá tôm hùm bông có thể lên đến 2,6 triệu đồng/kg thì hiện tại, giá tôm hùm bông rớt xuống còn 1 triệu đồng/kg.

Buồn hơn nữa là khi giá tôm hùm bông rớt đáy vẫn không có thương lái đến mua.

Tương tự, anh Lê Thái Bảo (thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) năm nay nuôi đến 8 nghìn con tôm hùm bông. Tôm nuôi đủ kích cỡ xuất bán từ cách đây hai tháng nhưng vẫn chưa bán được cho thương lái.

Cũng vì không bán được nên buộc lòng anh Bảo phải giữ lại tôm trong bè để mong thị trường thay đổi. Vậy là hằng ngày, anh Bảo phải bỏ ra từ 5-7 triệu đồng để mua thức ăn cho những lồng tôm hùm bông.

Theo lời người nuôi tôm hùm ở Vạn Ninh, lâu nay việc mua bán tôm hùm của người dân đều diễn ra theo đường tiểu ngạch. Tức là, tôm hùm sau khi nuôi sẽ được người dân bán cho thương lái. Rồi từ thương lái, bán cho doanh nghiệp trước khi nhập sang Trung Quốc. Tôm hùm muốn sang thị trường này vì thế cũng phải qua rất nhiều chặng…

Sự gắn kết nói trên ở các khâu trong chuỗi liên kết tôm hùm khá lỏng lẻo, chỉ cần đứt một mắc xích thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ…

Việc liên kết trong chuỗi cung ứng tôm hùm từ người nuôi, thương lái, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý chưa chặt chẽ. Ảnh: Hữu Long
Việc liên kết trong chuỗi cung ứng tôm hùm từ người nuôi, thương lái, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý chưa chặt chẽ. Ảnh: Hữu Long

Vì đâu nên nỗi

Trong nhiều năm qua, thực trạng nuôi tôm hùm tự phát diễn ra ồ ạt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói chung và tại huyện Vạn Ninh, TP Cam Ranh nói riêng.

Theo báo cáo của UBND TP Cam Ranh, số lồng nuôi tôm, cá trên địa bàn xã Cam Lập khoảng 10.007 lồng (9.907 lồng tôm, 100 lồng cá).

Riêng tại TP Cam Ranh, chính quyền đã vận động, tuyên truyền người dân không tự ý gia tăng số lượng lồng và di dời lồng vào khu quy hoạch nuôi trồng thủy sản 230 hatại phía đông xã Cam Lập.

Tuy nhiên, do tập quán nuôi tôm hùm lồng ven bờ lâu nay của người dân, đồng thời kinh tế của người dân Cam Ranh chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nên việc quy hoạch 230ha không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi trồng của người dân thành phố.

Nghề nuôi tôm hùm thời gian qua phát triển nóng. Ảnh: Hữu Long
Nghề nuôi tôm hùm thời gian qua phát triển nóng. Ảnh: Hữu Long

Ông Lê Ngọc Thạch - Chủ tịch UBND TP Cam Ranh khẳng định, việc nuôi trồng thuỷ sản (trong đó có tôm hùm, cá, hàu) gần bờ là nuôi tự phát không nằm trong vùng quy hoạch khu vực nuôi trồng thuỷ sản ven bờ của vịnh Cam Ranh cũng như quy hoạch chung tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2030.

Vẫn theo ông Thạch, hiện nay, Viện nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản III đã có đề án hỗ trợ sinh kế cho người dân nuôi lồng bè gần biển, chuyển đổi nghề, bố trí việc làm cho người dân.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung Quốc chiếm 98 - 99% thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam. Tháng 5.2023, Trung Quốc sửa luật về bảo vệ động vật hoang dã, trong đó cấm đánh bắt động vật trong danh sách nguy cấp đã ban hành 2021.

Theo đó, tôm hùm bông nuôi xuất khẩu sang Trung Quốc cần đáp ứng các điều kiện như tôm hùm bông nuôi không được đánh bắt trực tiếp từ biển, có minh chứng quá trình nuôi rõ ràng, con giống phải là thế hệ F2.

Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu phải xin giấy phép về "Bảo vệ động vật hoang dã" từ Cục Ngư nghiệp (Bộ Nông nghiệp Trung Quốc)...

Ngay sau khi phía bạn thay đổi chính sách thu mua tôm hùm, Việt Nam hiện đang rà soát và có hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp thực hiện.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Thương lái ôm tiền tỉ mất hút, người nuôi tôm hùm Khánh Hòa điêu đứng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Một thương lái hiện đang nợ người nuôi tôm hùm nhiều tỉ đồng. Việc không trả nợ của thương lái khiến nhiều người nuôi tôm gặp khó khăn trước áp lực trả lãi ngân hàng và xoay vốn cho vụ nuôi mới.

Thích ứng trước sự thay đổi chính sách mua tôm hùm từ Trung Quốc

Hữu Long |

Khánh Hòa - Biện pháp quản lý tôm hùm được Trung Quốc thay đổi năm 2023, định nghĩa tôm hùm nuôi là phải bắt nguồn từ con giống F2. Từ thực tế này, phía Việt Nam đang nghiên cứu và tháo gỡ.

Rác thải từ lồng tôm hùm - ác mộng với môi trường biển Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa – Khi làm vệ sinh lồng bè nuôi tôm hùm, ngư dân vứt bỏ toàn bộ dàn lưới mùng và rác thải nhựa xuống biển. Chỉ chưa đầy 3 năm, đường bờ biển bị vây tứ bề rác thải, bốc mùi hôi thối.

Tin tưởng Ban Chấp hành có đủ kỹ năng và trình độ để đảm đương nhiệm vụ

Minh Hạnh |

Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023-2028), trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Quý Tuấn Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Viglacera cho rằng, Đại hội đã chọn ra được những người đủ đức, đủ tài đảm đương nhiệm vụ mới.

Tin tưởng giải pháp đột phá chăm lo người lao động từ Ban chấp hành mới

Ngô Hữu Lễ (Chủ tịch LĐLĐ huyện Chợ Mới – An Giang) |

Là cán bộ Công đoàn chuyên trách, tôi tin tưởng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII đề ra nhiều giải pháp đột phá về chăm lo người lao động.

75.000 đoàn viên, người lao động hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi

PHƯƠNG ANH |

Những năm qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh ký kết thỏa thuận hợp tác, thực hiện nhiều chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, đã góp phần trực tiếp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.

Trắc nghiệm: Những kỳ Đại hội Công Đoàn Việt Nam trong lịch sử

Nhóm PV |

Trải qua 94 năm (1929 - 2023) với 12 kỳ đại hội, Công đoàn Việt Nam luôn giữ vững mục tiêu đồng hành, sát cánh và là điểm tựa vững chắc của đoàn viên công đoàn.

Những công trình chắp cánh ước mơ an cư của người lao động

MỸ LY |

Chương trình Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ triển khai thời gian qua đã chắp cánh ước mơ an cư lạc nghiệp cho rất nhiều đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.

Thương lái ôm tiền tỉ mất hút, người nuôi tôm hùm Khánh Hòa điêu đứng

Hữu Long |

Khánh Hòa - Một thương lái hiện đang nợ người nuôi tôm hùm nhiều tỉ đồng. Việc không trả nợ của thương lái khiến nhiều người nuôi tôm gặp khó khăn trước áp lực trả lãi ngân hàng và xoay vốn cho vụ nuôi mới.

Thích ứng trước sự thay đổi chính sách mua tôm hùm từ Trung Quốc

Hữu Long |

Khánh Hòa - Biện pháp quản lý tôm hùm được Trung Quốc thay đổi năm 2023, định nghĩa tôm hùm nuôi là phải bắt nguồn từ con giống F2. Từ thực tế này, phía Việt Nam đang nghiên cứu và tháo gỡ.

Rác thải từ lồng tôm hùm - ác mộng với môi trường biển Cam Ranh

Hữu Long |

Khánh Hòa – Khi làm vệ sinh lồng bè nuôi tôm hùm, ngư dân vứt bỏ toàn bộ dàn lưới mùng và rác thải nhựa xuống biển. Chỉ chưa đầy 3 năm, đường bờ biển bị vây tứ bề rác thải, bốc mùi hôi thối.