Lộ diện nợ xấu tăng nhiệt tại nhiều ngân hàng

LAM DUY |

Song hành với tốc độ tăng trưởng mạnh ở lĩnh vực cho vay cũng như kết quả lợi nhuận khả quan, báo cáo tài chính vừa được một số ngân hàng công bố cũng cho thấy những diễn biến lo ngại ở chất lượng tín dụng.

Gây nhiều chú ý trong báo cáo tài chính quý II vừa được ngân hàng LienVietPostBank công bố là hoạt động cho vay và kết quả lợi nhuận kinh doanh đều đạt tốc độ tăng trưởng rất mạnh so với cùng kỳ. Theo đó chỉ riêng trong quý II/2022, LienVietPostBank ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 3.044,8 tỉ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2021; hoạt động dịch vụ cũng báo lãi 303,3 tỉ đồng, tăng 32,7%.

Dù chi phí hoạt động của ngân hàng trong quý tăng cao hơn 22,7% so với cùng kỳ và mức trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng tới 57% lên 637,4 tỉ đồng, tăng 57%, nhà băng này vẫn đạt con số lợi nhuận trước thuế 1.793,1 tỉ đồng, tăng tới 93,8%. Lũy kế 6 tháng, ngân hàng báo lãi trước thuế bán niên đạt 3.588,5 tỉ đồng, tăng tới 76% so với cùng kỳ và tương đương 74,7 kế hoạch năm.

Cho vay khởi sắc nhưng nợ xấu cũng tăng mạnh tại nhiều ngân hàng. Ảnh: LĐ
Cho vay khởi sắc nhưng nợ xấu cũng tăng mạnh tại nhiều ngân hàng. Ảnh: LĐ

LienVietPostBank cho biết lợi nhuận quý II tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước là nhờ thu nhập lãi thuần tăng trưởng do quy mô tín dụng bán lẻ tăng trưởng và thu lãi khoản vay cơ cấu COVID-19 của các khách hàng khôi phục hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên mức trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý của ngân hàng này tăng tới 57% cho thấy nhiều biến động trong chất lượng tín dụng. Thực tế báo cáo tài chính của LienVietPostBank cho thấy so với đầu năm, tổng nợ xấu của ngân hàng tăng 11,2% lên 3.182,8 tỉ đồng, trong đó nợ nhóm 3 tăng 67,5% lên 771 tỉ đồng, nợ nhóm 5 cũng ghi nhận tăng 37,8% lên 1.837,7 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng theo đó tăng từ 1,37% lên 1,4%.

Tương tự, báo cáo tài chính quý II của PGBank cũng cho thấy nhiều khoản lãi tăng mạnh so với cùng kỳ như thu nhập lãi thuần tăng 15%, hoạt động dịch vụ tăng 74,5% và thậm chí hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng gấp 3 lần so với quý II/2021. Song cũng trong quý này, nhiều khoản chi phí có mức tăng mạnh, đặc biệt là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng tới hơn 2 lần so với cùng kỳ. Diến biến này khiến lợi nhuận trước thuế trong quý của PGBank ghi nhận còn 118,6 tỉ đồng, tăng 27,4%.

Như vậy lũy kế 6 tháng đầu năm, với khoản trích lập chi phí dự phòng  rủi ro tín dụng trong hai quý đầu năm tăng 50% lên 142,5 tỉ đồng, ngân hàng PGBank báo lãi trước thuế bán niên 245,2 tỉ đồng, tăng 39,8% so với cùng kỳ và tương đương với 57% kế hoạch năm.

Nếu nhìn vào bảng phân loại chất lượng tín dụng của ngân hàng trong báo cáo tài chính, dễ dàng hình dung vì sao chi phí dự phòng tín dụng trong hai quý đầu năm của PGBank có mức tăng tới 50% so với cùng kỳ. Thực tế báo cáo tài chính của ngân hàng cho thấy, trong khi cho vay khách hàng giảm 4,5% so với đầu năm xuống còn 26.271,7 tỉ đồng, số dư nợ xấu nội bảng ở nhóm 3 và nhóm 5 lại lần lượt tăng 5,2% và 3,3% so với thời điểm cuối năm 2021.

Trước đó, giới chuyên gia tài chính và chính lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại cũng như Hiệp hội Ngân hàng từng nhiều lần cảnh báo rằng những tác động của dịch bệnh tới tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của người vay sẽ gây áp lực rất lớn tới diễn biến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. Dù rằng đến nay đã có hàng trăm nghìn tỉ đồng được cơ cấu lại nợ, trong đó có hàng trăm nghìn tỉ đồng được cơ cấu lại nhưng vẫn được giữ nguyên nhóm nợ.

Tại cuộc họp mới đây, ông Nguyễn Văn Du - Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, theo kết quả khai thác tại hệ thống báo cáo tập trung của NHNN, đến cuối tháng 4.2022, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu từ khi ban hành Thông tư 01/2020 là hơn 695.000 tỉ đồng cho trên 1,1 triệu khách hàng. Trong đó dư nợ cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ hiện còn hơn 198.000 tỉ đồng của gần 680 nghìn khách hàng; lũy kế giá trị nợ đã được miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ là gần 91.000 tỉ đồng cho gần 490 nghìn khách hàng. Dư nợ miễn giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ còn gần 18.000 tỉ đồng của hơn 166 nghìn khách hàng.

Các báo cáo tài chính được các ngân hàng thương mại công bố tới đây vì vậy sẽ tiếp tục làm rõ hơn bức tranh nợ xấu của hệ thống ngân hàng hiện nay.


LAM DUY
TIN LIÊN QUAN

Khoảng trống pháp lý xử lý nợ xấu

TRÍ MINH |

Mới đây, TS Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2% và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%.

Kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu: Cơ hội xử lý dứt điểm nợ xấu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa thống nhất với đề xuất của Chính phủ kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) đến hết ngày 31.12.2023 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách mà Nghị quyết đã mang lại, tránh gián đoạn, thiếu hụt cơ chế, tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Bất động sản có nợ xấu cao, Chính phủ kiến nghị kéo dài cơ chế xử lý

Nhóm PV |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, bởi vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Khoảng trống pháp lý xử lý nợ xấu

TRÍ MINH |

Mới đây, TS Cấn Văn Lực - Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia dự báo nợ xấu nội bảng năm 2022 sẽ được đẩy lên mức 2% và nợ xấu gộp ở mức khoảng 6%.

Kéo dài Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu: Cơ hội xử lý dứt điểm nợ xấu

ĐÌNH TRƯỜNG |

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa thống nhất với đề xuất của Chính phủ kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) đến hết ngày 31.12.2023 nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả của các chính sách mà Nghị quyết đã mang lại, tránh gián đoạn, thiếu hụt cơ chế, tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.

Bất động sản có nợ xấu cao, Chính phủ kiến nghị kéo dài cơ chế xử lý

Nhóm PV |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, bởi vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới.