Bất động sản có nợ xấu cao, Chính phủ kiến nghị kéo dài cơ chế xử lý

Nhóm PV |

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, không trả được nợ ngân hàng, bởi vậy nợ xấu có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Cần thiết tiếp tục duy trì các chính sách hiệu quả mà Nghị quyết số 42 mang lại

Tiếp tục kỳ họp thứ ba, sáng 24.5, Quốc hội nghe Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thừa uỷ quyền Thủ tướng trình bày “Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21.6.2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Tờ trình về việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42”.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tính từ ngày 15.8.2017 đến 31.12.2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380,2 nghìn tỉ đồng nợ xấu theo Nghị quyết số 42. Trong số này có 148 nghìn tỉ đồng là do khách hàng tự trả nợ (chiếm 38,93%), cao hơn so với mức 22,8% trung bình năm từ 2012-2017 do khách hàng tự trả nợ/tổng nợ xấu nội bảng đã xử lý.

Tính trung bình nợ xấu đã xử lý đạt khoảng 5,67 nghìn tỉ đồng/tháng, cao hơn mức trung bình 3,25 nghìn tỉ đồng/tháng trong giai đoạn trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (từ năm 2012 – 2017).

Nhưng, Nghị quyết số 42 chỉ kéo dài 5 năm và sẽ hết hiệu lực thi hành sau ngày 15.8.2022. Khi hết hiệu lực thi hành, toàn bộ cơ chế về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 đang được thực hiện sẽ chấm dứt, việc xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan, không được ưu tiên áp dụng một số chính sách được quy định tại Nghị quyết số 42, Thống đốc trình bày.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng báo cáo trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng báo cáo trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi

Theo Thống đốc, việc thiếu hụt cơ chế, chính sách khuyến khích để hỗ trợ tổ chức tín dụng, Công ty Quản lý tài sản xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm cũng sẽ kéo dài quá trình xử lý nợ xấu.

Các khoản nợ xấu đang xử lý theo Nghị quyết số 42 sẽ chuyển sang việc xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan sẽ gây khó khăn cho tổ chức tín dụng khi tiếp tục xử lý khoản nợ xấu đó, dễ dẫn đến việc phát sinh những tranh chấp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng...

Do đó, cần thiết phải tiếp tục duy trì các chính sách hiệu quả mà Nghị quyết số 42 mang lại nhằm đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, tránh những tranh chấp phát sinh trong thực tiễn.

Từ sự cần thiết trên, Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42 đến ngày 31.12.2023; đưa nội dung này vào Nghị quyết chung của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Lưu ý 3 lĩnh vực có nợ xấu cao

Đại diện cơ quan thẩm tra, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho biết cơ bản thống nhất với Báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42.

Tuy nhiên, theo ông Thanh, kết quả xử lý nợ xấu chưa thực sự vững chắc, thực trạng nợ xấu cho thấy nền kinh tế vẫn tiềm ẩn rủi ro; một số biện pháp áp dụng theo Nghị quyết số 42 chưa phát huy hiệu quả.

Đáng chú ý, một số lĩnh vực có nợ xấu chiếm tỉ trọng cao như bất động sản (chiếm 18,4%); cho vay tiêu dùng (chiếm 25,8%); BOT, BT giao thông (3,92%)... 

Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế đề nghị phân tích rõ hơn nguyên nhân dẫn đến số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết số 42 đến nay còn ở mức khá cao và có xu hướng gia tăng; việc kiểm soát rủi ro đối với các khoản cho vay, nhất là các khoản thuộc các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Theo ông Thanh, có ý kiến đề nghị đánh giá về chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ (được thực hiện đến ngày 30.6), mặc dù chính sách này hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19 nhưng có thể phản ánh không đầy đủ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế.

Về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42, lãnh đạo Ủy ban Kinh tế cho biết đa số ý kiến thống nhất với đề xuất của Chính phủ.

Đồng thời cần kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng "nóng" vào các tài sản tiềm ẩn rủi ro cao, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động cho vay, đầu tư vào các tài sản này; xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường tiền tệ thế giới nhằm bảo đảm nguồn vốn được khơi thông…

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Đất nền vùng ven có nơi tăng gấp 5 lần một năm: Rủi ro nợ xấu ngân hàng

Phạm Đông |

Đất nền vùng ven tại một số nơi tăng nóng thời gian qua, lên cao gấp 2-3 lần, thậm chí gấp 5 lần trong vòng 1 năm. Thị trường bất động sản phát triển nóng do đầu cơ tiềm ẩn rủi ro nợ xấu cho ngân hàng hàng thương mại gia tăng.

TGĐ MB: Mất khoảng 8 năm để xử lý hết 20.000 tỉ nợ xấu từ ngân hàng yếu kém

Lan Hương |

Kế hoạch sáp nhập Ngân hàng OceanBank là tâm điểm chú ý tại Đại hội cổ đông MB sáng 25.4. Một cổ đông đặt câu hỏi: “Chúng tôi rất lo ngại việc MB phải sáp nhập một ngân hàng yếu kém. Vì sao ngân hàng yếu kém không cho phá sản đi, giờ “ôm rơm nặng bụng?”, nợ xấu nhiều thì giải quyết như thế nào?”.

Làm rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, trái phiếu

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu báo cáo rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng, trái phiếu doanh nghiệp, cho vay BOT; lãi dự thu, sở hữu chéo…

Lý giải đề xuất sửa đổi, cập nhật gần 400 tên đường ở TPHCM

HUYÊN NGUYỄN (thực hiện) |

Thống kê gần 400 tên đường bị sai, trùng tên, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… tại TPHCM nhận được nhiều tranh luận, trong đó không ít ý kiến lo ngại các thủ tục rắc rối, tốn kém nếu điều chỉnh. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS), Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt đổi tên đường và công trình công cộng tại TPHCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” để hiểu rõ hơn về những đề xuất điều chỉnh này.

Khởi tố 14 người thuộc Chi cục đăng kiểm đường thuỷ ở TPHCM, Vũng Tàu

ANH TÚ - NGỌC ÁNH |

TPHCM - Sáng ngày 17.2, Công an TPHCM đã tổ chức họp báo, cung cấp thêm một số thông tin mới nhất liên quan đến các trung tâm đăng kiểm có xảy ra sai phạm trong thời gian vừa qua trên địa bàn TPHCM và các tỉnh.

Những quán ăn Hà Nội chẳng khác nào nhà hàng mậu dịch

Chí Long |

Tới các quán ăn này, du khách như ngược dòng thời gian trở về thời "ông bà ta" với khung cảnh xưa cũ, tem phiếu, sổ gạo thời bao cấp, sử dụng vật trang trí như đèn bấc, xe đạp Phượng Hoàng, ăn cơm độn khoai, cà muối.

Kiểm định cầu Nhật Tân, Thanh Trì cùng lúc có gây khó khăn cho người dân?

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều ý kiến lo ngại việc kiểm định cùng lúc hai cầu Thanh Trì và cầu Nhật Tân sẽ không phù hợp và gây khó cho giao thông, vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng sẽ linh động, nếu ùn tắc kéo dài sẽ mở rào để phương tiện lưu thông.

Phó Giám đốc Công an Hà Tĩnh: Vi phạm mua sắm trang thiết bị giáo dục ở Hà Tĩnh rất lớn

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Chiều 16.2, phóng viên Báo Lao Động đã trực tiếp gặp Đại tá Nguyễn Thanh Liêm - Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh để nắm bắt thông tin về vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Hà Tĩnh mà Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã khởi tố.

Đất nền vùng ven có nơi tăng gấp 5 lần một năm: Rủi ro nợ xấu ngân hàng

Phạm Đông |

Đất nền vùng ven tại một số nơi tăng nóng thời gian qua, lên cao gấp 2-3 lần, thậm chí gấp 5 lần trong vòng 1 năm. Thị trường bất động sản phát triển nóng do đầu cơ tiềm ẩn rủi ro nợ xấu cho ngân hàng hàng thương mại gia tăng.

TGĐ MB: Mất khoảng 8 năm để xử lý hết 20.000 tỉ nợ xấu từ ngân hàng yếu kém

Lan Hương |

Kế hoạch sáp nhập Ngân hàng OceanBank là tâm điểm chú ý tại Đại hội cổ đông MB sáng 25.4. Một cổ đông đặt câu hỏi: “Chúng tôi rất lo ngại việc MB phải sáp nhập một ngân hàng yếu kém. Vì sao ngân hàng yếu kém không cho phá sản đi, giờ “ôm rơm nặng bụng?”, nợ xấu nhiều thì giải quyết như thế nào?”.

Làm rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, trái phiếu

Phạm Đông |

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu báo cáo rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, tín dụng tiêu dùng, trái phiếu doanh nghiệp, cho vay BOT; lãi dự thu, sở hữu chéo…