Lãi vay ngân hàng đè nặng hàng loạt đại dự án ngành Công thương

Văn Nguyễn |

Dù đình trệ thi công suốt nhiều năm qua hay tình hình sản xuất liên tục thua lỗ nhưng nhiều dự án nằm trong diện 12 đại dự án kém hiệu quả và thua lỗ của ngành Công thương vẫn đang phải gánh khoản nợ và lãi vay rất lớn từ nguồn vốn vay ngân hàng.

Lãi mẹ đẻ lãi con, DHB tiếp tục lỗ nặng

Báo cáo giải trình kết quả kinh doanh sụt giảm vừa được Cty Cổ phần Phân đạm Hà Bắc (DHB) gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoàn Hà Nội cho thấy, dù vẫn đạt hơn 2.141,3 tỉ đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận sau thuế của DHB trong 9 tháng đầu năm 2019 vẫn là con số lỗ hơn 421,1 tỉ đồng, tăng tới 58,5% so với con số lỗ 265,6 tỉ đồng của cùng kỳ 2018.

Theo giải trình của Tổng Giám đốc DHB Nguyễn Đức Ninh, chỉ riêng trong quý III/2019, DHB tăng lỗ 94,7% so với cùng kỳ 2018 do các nguyên nhân như than 4a, 5a là nguyên liệu đầu vào chủ yếu liên tục tăng giá 8,6-9,4% so với cùng kỳ 2018, trong khi giá bán thu về không đủ bù đắp chi phí do các chi phí cố định tăng cao như khấu hao, lỗ tỉ giá và lãi vay đầu tư.

Đáng chú ý, chi phí lãi vay chiếm tỉ trọng rất lớn, khoảng 30% tổng doanh thu và chủ yếu phát sinh từ khoản vay tại ngân hàng với lãi suất vay vốn bình quân là 10,78%/năm. Đặc biệt từ tháng 1.2019 do không được kéo dài thời gian trả nợ, DHB không thể cân đối được tài chính để trả nợ gốc cho ngân hàng và phải chịu lãi phạt trên nợ gốc quá hạn với lãi suất 18%/năm. “Lãi phạt trên số tiền chậm trả là 150% lãi suất trong hạn, có khoản vay với lãi phạt lên tới 18%/năm” - ông Nguyễn Đức Ninh cho biết.

Chưa hết, theo đánh giá của ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), ước tính trong cả năm 2019, chi phí tài chính của đạm Hà Bắc sẽ vào khoảng 870 tỉ đồng, chiếm 28% trên kế hoạch doanh thu khoảng 3.100 tỉ đồng. Chi phí tài chính theo đó đang là gánh nặng lớn nhất của đạm Hà Bắc và thực tế này đặt ra yêu cầu nếu không được cơ cấu lại nợ cũng như lãi vay, DHB sẽ rất khó để tiếp tục duy trì sản xuất.

Dự án đình trệ, lãi vay vẫn phát sinh hàng trăm tỉ đồng mỗi năm

Trong khi đó, lãi vay tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II (Dự án II) của Cty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) tiếp tục phình to hàng trăm tỉ đồng mỗi năm là một yếu tố khiến doanh nghiệp này mất cân đối tài chính nghiêm trọng. Cụ thể, Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 của TISCO cho thấy, tính đến cuối tháng 9.2019, tổng giá trị xây dựng cơ bản dở dang cho Dự án II vọt lên 5.287 tỉ đồng, tăng 194 tỉ đồng chỉ sau 9 tháng dù trên thực tế dự án này bị đình trệ thi công suốt từ năm đầu năm 2013 đến nay.

Báo cáo tại ĐHCĐ thường niên 2019 của TISCO mới đây, Trưởng ban Kiểm soát TISCO Trần Anh Dũng cũng cho biết, chỉ tính đến cuối năm 2018, chi phí lãi vay được vốn hóa chiếm tới 1.888 tỉ đồng trong tổng chi phí đầu tư toàn bộ của dự án tại thời điểm 31.12.2018 là 5.093 tỉ đồng (tương đương 37%) với chi phí phát sinh chủ yếu trong năm là chi phí lãi vay được vốn hóa. Như vậy nếu so sánh với tổng giá trị xây dựng dự án vào thời điểm đầu năm 2016 chỉ là 4.438 tỉ đồng, giá trị xây dựng dự án đến cuối tháng 9.2019 tăng thêm tới 849 tỉ đồng sau gần 4 năm, tương đương hơn 212 tỉ đồng mỗi năm và cũng chủ yếu phát sinh do chi phí lãi vay được vốn hóa.

Theo Quyết định số 1468/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương, phương án xử lý ưu tiên đối với Dự án II là thoái vốn nhà nước và tái cơ cấu lại TISCO.

Chỉ khi phương án này thực hiện không thành công mới xem xét cân nhắc lựa chọn các phương án như bán dự án hoặc kêu gọi doanh nghiệp, nhà đầu tư góp vốn đầu tư dự án. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT TCty Thép Việt Nam (VNSteel) Nghiêm Xuân Đa tại ĐHCĐ 2019 mới đây thừa nhận, việc thoái vốn của TCty tại TISCO vẫn chưa thực hiện được do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về trách nhiệm bảo lãnh của TCty với khoản vay của TISCO tại ngân hàng.

Trong khi đó theo ông Nguyễn Minh Hạnh - Phó Tổng Giám đốc TISCO, theo hợp đồng vay vốn cho dự án Dự án II, thời hạn trả nợ gốc và lãi được tính từ đầu năm 2017 và đến nay mỗi tháng TISCO phải trả cho các ngân hàng khoảng 47 tỉ đồng. Song do chậm tiến độ, đơn vị vẫn chưa có nguồn để trả nợ và số lãi vay vẫn được vốn hóa vào giá trị xây dựng dự án.

* Theo báo cáo 489/BC-CP vừa được Chính phủ gửi các Đại biểu quốc hội khóa XIV về tình hình và kết quả xử lý 12 dự án ngành Công thương, do một số dự án, doanh nghiệp chưa được giãn khấu hao và tái cơ cấu lại các khoản nợ vay nên tiếp tục khó khăn trong bố trí nguồn tài chính để xử lý các tồn tại, vướng mắc và sắp xếp vốn lưu động cho sản xuất, kinh doanh.

Còn theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, sau khi nhận bàn giao nhiệm vụ xử lý 12 dự án ngành Công thương từ Bộ Công Thương, kết quả rà soát 11/12 dự án, nhà máy cũng cho thấy khó khăn mấu chốt vẫn tập trung ở 3 nhóm vấn đề gồm: Xử lý dứt điểm vướng mắc pháp lý để quyết toán hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công (EPC) và quyết toán toàn bộ dự án; cơ cấu lại các khoản nợ, trích dãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; xây dựng phương án thoái vốn.

* Mới đây, Ban lãnh đạo DHB tiếp tục kiến nghị được điều chỉnh lãi suất tất cả các khoản vay Cty tại ngân hàng từ lãi suất vay vốn bình quân 10,78%/năm về lãi suất phù hợp theo mặt bằng chung. Đồng thời kiến nghị kéo dài thời hạn vay từ 12 năm lên thành 30 năm cho tất cả các khoản vay trên cơ sở dòng tiền thực tế theo phương án sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ.

* Báo cáo số 188 về tình hình xử lý 12 dự án ngành Công thương mà Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh thừa ủy quyền Chính phủ gửi tới Quốc hội khóa XIV cho thấy, chỉ tính đến cuối tháng 10.2018, tổng số nợ xấu phát sinh trong hoạt động cho vay tại 12 đơn vị nêu trên lên tới 8.896 tỉ đồng. Theo đó, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tới 5.619 tỉ đồng các khoản cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp trên. C.H

Văn Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

12 đại dự án Công Thương bết bát: Ngân hàng “ôm” gần 9.000 tỉ đồng nợ xấu

cẩm hà |

Cùng với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Gang thép Thái Nguyên đình trệ thi công suốt 6 năm qua, việc 12 dự án cũng thuộc ngành Công Thương chậm tiến độ và hoạt động kém hiệu quả đang khiến các ngân hàng cho vay phải ôm khoản nợ xấu lên tới gần 9.000 tỉ đồng.

Một đại dự án 20 năm đi lạc

GS Lã Ngọc Khuê |

Không phải ngẫu nhiên mà tại quyết định 108/QĐ-TTg ngày 20.6.1998 Thủ tướng Chính phủ nêu rõ yêu cầu, trước hết phải làm tuyến đường sắt đô thị số 1 từ Yên Viên qua Hàng Cỏ xuống Văn Điển, bây giờ được nối tới Ngọc Hồi.

Infographic: Những sai phạm đại dự án 8.000 tỉ đắp chiếu tại Thái Nguyên

Nhật Huy - Việt Dũng |

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có vốn đầu tư hơn 8.100 tỉ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 9.2007 nhưng đã phải tạm dừng từ quý I năm 2013. Dự án dở dang do gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn khi dự án kéo dài và tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng cao. Trong khi đó, hợp đồng EPC ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc phát sinh tranh chấp chưa giải quyết được.

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Các nhà vườn miền Tây tất bật vận chuyển hoa ra chợ bán Tết

YẾN PHƯƠNG |

Tại một số vườn hoa Tếtmiền Tây, vào thời điểm này, các nhà vườn đang tất bật với việc xuất hoa bán cho thương lái, hoặc vất vả vận chuyển từng chậu hoa từ vườn ra chợ để bán Tết.

Cận Tết tôm, cua Cà Mau nắm tay tăng giá chóng mặt vẫn không đủ hàng để bán

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Giá một kg tôm đất khô đã lên đến 1,7 triệu đồng. Không thua kém tôm đất khô, cua gạch Cà Mau cũng có giá lên đến 1,2 triệu đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và không đủ hàng để bán.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

12 đại dự án Công Thương bết bát: Ngân hàng “ôm” gần 9.000 tỉ đồng nợ xấu

cẩm hà |

Cùng với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Gang thép Thái Nguyên đình trệ thi công suốt 6 năm qua, việc 12 dự án cũng thuộc ngành Công Thương chậm tiến độ và hoạt động kém hiệu quả đang khiến các ngân hàng cho vay phải ôm khoản nợ xấu lên tới gần 9.000 tỉ đồng.

Một đại dự án 20 năm đi lạc

GS Lã Ngọc Khuê |

Không phải ngẫu nhiên mà tại quyết định 108/QĐ-TTg ngày 20.6.1998 Thủ tướng Chính phủ nêu rõ yêu cầu, trước hết phải làm tuyến đường sắt đô thị số 1 từ Yên Viên qua Hàng Cỏ xuống Văn Điển, bây giờ được nối tới Ngọc Hồi.

Infographic: Những sai phạm đại dự án 8.000 tỉ đắp chiếu tại Thái Nguyên

Nhật Huy - Việt Dũng |

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) có vốn đầu tư hơn 8.100 tỉ đồng. Dự án được khởi công từ tháng 9.2007 nhưng đã phải tạm dừng từ quý I năm 2013. Dự án dở dang do gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn khi dự án kéo dài và tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng cao. Trong khi đó, hợp đồng EPC ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc phát sinh tranh chấp chưa giải quyết được.