Kinh tế Việt Nam là điểm sáng của thế giới, sẽ tăng trưởng tích cực năm 2024

Đức Mạnh |

Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam năm 2023 đã đạt được kết quả khả quan với tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Giới chuyên gia nhận định nước ta vẫn có cơ hội phục hồi tích cực nếu các chính sách hỗ trợ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế.

Tăng trưởng cao so với các nước trong khu vực và toàn cầu

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong năm 2023, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,05%. Đây là điểm sáng ở khu vực và thế giới trong bối cảnh hầu hết các tổ chức quốc tế đánh giá kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ suy giảm hơn năm trước. Đồng thời lạm phát cũng được kiểm soát tốt với bình quân cả năm tăng 4,16%.

Cũng trong năm qua, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỉ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỉ USD). Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2023 ước đạt 23,18 tỉ USD, tăng 3,5% so với năm trước. Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Nông nghiệp giữ vai trò bệ đỡ và là trụ cột chính của nền kinh tế. Xuất khẩu nông sản đã trở thành điểm sáng đáng ghi nhận khi giá trị kim ngạch năm 2023 đạt trên 53 tỉ USD. Trong đó kim ngạch xuất khẩu gạo có thể lên tới 4,8 tỉ USD, cao nhất từ năm 1989. Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt tới 5,6 tỉ USD, xác lập mức kỷ lục...

Đánh giá về bức tranh cả năm 2023, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh - Vụ trưởng Vụ Thống kê tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê - cho rằng, chúng ta đã đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những thách thức toàn cầu. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế Việt Nam năm 2023 đã đạt được kết quả khả quan.

Việt Nam được dự báo có cơ hội tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong năm 2024. Ảnh: Hải Nguyễn
Việt Nam được dự báo có cơ hội tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong năm 2024. Ảnh: Hải Nguyễn

Cơ hội phục hồi tích cực hơn trong năm 2024

Nhìn sang năm 2024, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh dự báo kinh tế Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tác động từ sự suy giảm của nền kinh tế thế giới nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế Việt Nam ít nhất trong nửa đầu năm 2024. Tuy vậy, nước ta sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế.

"Khu vực dịch vụ dự báo vẫn là điểm sáng trong năm 2024. Một số ngành thương mại có thể duy trì đà tăng trưởng bởi các chính sách thương mại và thúc đẩy tiêu dùng nội địa như ngành vận tải hàng không, bán buôn bán lẻ, dịch vụ tài chính, dịch vụ du lịch... Các ngành dịch vụ phi thị trường dự báo vẫn ổn định" - bà Hạnh nhận định.

Theo bà Dương Thùy Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, thị trường địa ốc sẽ chuyển biến tích cực hơn vào nửa cuối năm 2024 khi những vướng mắc về pháp lý được giải quyết. Niềm tin của người mua cũng sẽ phục hồi nhờ sửa đổi các luật và mặt bằng lãi suất giảm. Một số chủ đầu tư sẽ tung ra nguồn cung sản phẩm mới cho năm 2024 và cả 2 năm tiếp theo. CBRE dự báo mặt bằng giá bất động sản sẽ tăng nhẹ 2 - 3% trong năm sau.

Chung quan điểm triển vọng vĩ mô Việt Nam năm 2024 tích cực hơn, ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích, CTCP FIDT - nhận định Ngân hàng Nhà nước sẽ có dư địa lớn để điều hành lãi suất tiền đồng theo hướng có lợi cho tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Chỉ số VN-Index có thể tăng lên mức 1.360 điểm dựa trên dự phóng tăng trưởng EPS năm 2023 đạt 2% và năm 2024 đạt 15%, tương đương với định giá P/E trượt sẽ phục hồi về mức trung bình (2012 - 2023) là 14,x trong năm 2024.

"Đầu năm 2024, sự kỳ vọng của thị trường sẽ tập trung chủ yếu vận hành của hệ thống KRX, đặc biệt là trong quý I như kỳ vọng. Sự chuẩn bị và triển khai KRX theo đúng tiến độ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nâng hạng thị trường từ FTSE vào tháng 9.2024. Đáp ứng các yêu cầu và chuẩn mực này không chỉ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thể hiện sự chuyên nghiệp và minh bạch, mà còn mở ra cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài trở lại vào cuối năm 2024 sau rút ròng mạnh mẽ khỏi thị trường Việt Nam vào cuối 2023" - vị chuyên gia nêu rõ.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Lợi thế riêng sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn năm 2024

Đức Mạnh (thực hiện) |

Năm 2024, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức trong nước và quốc tế vẫn dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khá hơn năm nay. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương về những kỳ vọng trong năm 2024 sắp tới.

Hợp tác ODA là nội dung quan trọng liên kết kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn JICA đã phối hợp với phía Việt Nam triển khai hiệu quả thủ tục về khoản vay ODA thế hệ mới 50 tỉ yen (351,4 triệu USD) và các dự án ODA thời gian qua, đưa Nhật Bản trở thành nhà cung cấp ODA số 1 cho Việt Nam.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Minh Thu |

Sáng 12.12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đã diễn ra long trọng tại Hà Nội.

Phan Quốc Việt tiếp tục hầu toà cùng 2 cựu bộ trưởng trong đại án Việt Á

Việt Dũng |

Để chiếm đề tài nhà nước thành tư nhân, rồi sản xuất kit test Việt Á bán với giá nâng khống, Phan Quốc Việt đã "rải" tiền hối lộ, cảm ơn cho các cựu quan chức hơn 106 tỉ đồng.

Động đất ở Nhật Bản làm ít nhất 6 người chết, gây cháy hơn 100 công trình

Thanh Hà |

Ít nhất 6 người được xác nhận thiệt mạng trong trận động đất mạnh xảy ra ở bán đảo Noto và các khu vực lân cận ở miền trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới.

Dự án 16.000 tỉ đồng hồi sinh các dòng sông chết ở Hà Nội bị đề nghị thanh tra

Ngọc Thùy |

Khởi công từ tháng 10.2016, nhưng đến nay, dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá (tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỉ đồng) chậm tiến độ và được cơ quan chức năng xác định nguyên nhân là do năng lực, tài chính yếu kém của liên danh nhà thầu.

Viện Kiểm sát thông báo trả hồ sơ vụ liên quan cựu Chủ tịch FLC

Việt Dũng |

Vụ án thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết được trả hồ sơ điều tra bổ sung, để "đảm bảo việc truy tố".

Lao đao với dự án Bệnh viện Bình An Gia Lai, nhà đầu tư sẽ khởi kiện chính quyền

THANH TUẤN |

Qua gần 4 năm, dự án bệnh viện chưa đi vào hoạt động khiến cơ sở vật chất cùng với trang thiết bị y tế hiện đại mất giá trị theo thời gian và gây lãng phí rất lớn, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản.

Lợi thế riêng sẽ giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn năm 2024

Đức Mạnh (thực hiện) |

Năm 2024, các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, các tổ chức trong nước và quốc tế vẫn dự báo Việt Nam sẽ tăng trưởng khá hơn năm nay. Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương về những kỳ vọng trong năm 2024 sắp tới.

Hợp tác ODA là nội dung quan trọng liên kết kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

Thanh Hà |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn JICA đã phối hợp với phía Việt Nam triển khai hiệu quả thủ tục về khoản vay ODA thế hệ mới 50 tỉ yen (351,4 triệu USD) và các dự án ODA thời gian qua, đưa Nhật Bản trở thành nhà cung cấp ODA số 1 cho Việt Nam.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng

Minh Thu |

Sáng 12.12, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đã diễn ra long trọng tại Hà Nội.