Không để “đất vàng” Mobile Money bị lợi dụng

Cẩm Hà - Lam Duy |

Với quy mô thị trường có thể lên tới hơn 510.000 tỉ đồng mỗi tháng, các nhà mạng trong nước đang nóng lòng chờ được cấp phép triển khai dịch vụ dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Tuy nhiên, để phòng ngừa các rủi ro có thể phát sinh, nhiều tổ chức và chuyên gia kiến nghị cần triển khai dịch vụ này thận trọng từng bước và có ngay các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro về đánh cắp thông tin, dữ liệu cũng như giảm thiểu việc lợi dụng Mobile Money để giao dịch rửa tiền, đánh bạc.

Sẵn sàng, chờ cấp phép

Trong khi các ngân hàng thương mại đang cung cấp các dịch vụ tài chính giá trị cao trên 20 triệu đồng, Mobile Money lại là loại hình dịch vụ hướng đến đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán giá trị thấp, tối đa chỉ 5-10 triệu đồng/tháng và phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân. Tuy nhiên, với hơn 51 triệu thuê bao di động băng rộng 3G - 4G trong tổng số hơn 134,5 triệu thuê bao di động đang được sử dụng trên cả nước có thể triển khai ngay Mobile Money, ước tính tổng doanh số thanh toán qua Mobile Money có thể lên tới hơn 510.000 tỉ đồng/tháng với mức thanh toán 10 triệu đồng/tháng và hơn 255.000 tỉ đồng với mức thanh toán 5 triệu đồng/tháng. Theo nhiều đánh giá, doanh số khổng lồ hứa hẹn từ một dịch vụ hoàn toàn mới và có thể triển khai ngay dựa trên các nền tảng sẵn có giải thích vì sao các nhà mạng trong nước hiện nay tỏ ra rất sốt sắng với việc triển khai Mobile Money.

Theo đánh giá của ông Phạm Trung Kiên - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel, trong khi các ngân hàng phục vụ những khoản thanh toán có giá trị lớn, Mobile Money sẽ đáp ứng nhu cầu của người dân khi chi tiêu những món có giá trị nhỏ chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng mỗi ngày. Nhờ đó, các ngân hàng có thể có nâng tỉ lệ tiếp cận người dân từ 30% dân số như hiện nay lên 70% dân số trong tương lai gần. Cũng theo ông Kiên, với năng lực về công nghệ, về hạ tầng và về con người như hiện nay, các nhà mạng có thể nhanh chóng triển khai Mobile Money khi được cấp phép dịch vụ và theo đó người dân đang sử dụng dịch vụ di động có thể nhanh chóng mở tài khoản Mobile Money tham gia thanh toán không dùng tiền mặt.

Rõ tiềm năng từ cả phía cung và cầu

Trao đổi với báo chí xung quanh tiến độ triển khai dịch vụ này, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) - cho hay, từ cuối tháng 4.2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money). Hiện nay, các bước triển khai thực hiện dịch vụ này sẽ căn cứ theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và theo đó sau khi được Thủ tướng thông qua, các doanh nghiệp viễn thông sẽ làm đề án gửi các cơ quan chức năng xem xét, cấp phép. Sau khi cấp phép mới được triển khai hoạt động. Đáng chú ý theo ông Phạm Tiến Dũng, trong trường hợp được cấp phép, các nhà mạng sẽ chỉ được triển khai dịch vụ với các thuê bao di động được định danh và cũng không được phép mở tài khoản tự động cho khách hàng. Với quy định này, chủ thuê bao di động sẽ có quyền lựa chọn mở tài khoản hay không cũng như việc có nộp tiền vào tài khoản hay chi tiêu tiền trong tài khoản hay không(?).

Đánh giá về tiềm năng triển khai Mobile Money tại Việt Nam, nhóm các chuyên gia của Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV cũng cho rằng, dù đây là dịch vụ tương đối mới nhưng có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, xét về cả phía cung và cầu. Cụ thể với hàng chục triệu thuê bao di động băng rộng 3G - 4G và mạng điện thoại di động được phủ kín hầu hết địa phương trên toàn quốc, Việt Nam được đánh giá ở mức trung bình khu vực, cao hơn so với Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Đáng chú ý, nhiều công nghệ tiên tiến cũng đang được áp dụng như xác thực sinh trắc (vân tay, khuôn mặt...); mã phản hồi nhanh (QR Code); mã hóa thông tin thẻ (Tokenization); Viettel, VNPT cũng được NHNN cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) và cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư cũng đang được xây dựng, có thể hoàn thành trong năm 2020, phục vụ việc định danh cá nhân trực tuyến (e-KYC) là những nền tảng kỹ thuật quan trong có thể hỗ trợ sớm triển khai dịch vụ Mobile Money.

Trong khi đó, về phía cầu, hiện còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam như mới có khoảng 63% người lớn (trên 15 tuổi) có tài khoản ngân hàng và tỉ lệ tiền mặt trong lưu thông/GDP của Việt Nam năm 2019 là 20,2%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Hơn nữa, việc phát triển các hình thức thanh toán mới, hiện đại (trong đó có Mobile Money) phục vụ khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những người chưa có tài khoản ngân hàng, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện (Financial Inclusion) cũng là một trong các mục tiêu trọng tâm của Chính phủ tại chiến lược phát triển tài chính toàn diện đã được ban hành tháng 1.2020.

Ngăn ngừa rủi ro ngay từ khi triển khai

Tuy nhiên, theo đánh giá của các tác giả thuộc Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV, việc phát triển Mobile Money tại Việt Nam cần lưu ý đến nhiều thách thức. Cụ thể, nếu việc định danh khách hàng, quản lý sim rác và giao dịch ẩn danh không được thực hiện chặt chẽ, Mobile Money có thể là kênh để "rửa giao dịch", ảnh hưởng đến công tác phòng chống rửa tiền. Bên cạnh đó, việc phát triển mạng lưới đại lý sẽ phát sinh rủi ro liên quan đến trình độ, năng lực, nhận thức và trách nhiệm của mạng lưới này nếu không có phương án quản lý và bảo mật phù hợp, tiền của khách hàng nguy cơ bị mất, có thể bắt nguồn từ phía nhà cung cấp, đại lý, tội phạm công nghệ thông tin hoặc thậm chí là những người thân.

Với các thách thức về rủi ro hệ thống kỹ thuật, nhóm tác giả của Viện Nghiên cứu và Đào tạo BIDV đưa khuyến nghị, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Mobile Money cần làm chủ hệ thống xử lý giao dịch, trung tâm thanh toán; xây dựng quy trình, kịch bản ứng phó để kiểm soát, hạn chế các rủi ro hệ thống có thể làm gián đoạn hoặc ngừng giao dịch; hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro hoạt động, nhất là rủi ro công nghệ thông tin. Trong khi đó, để hạn chế rủi ro mất tiền trong tài khoản khách hàng, khi triển khai Mobile Money cần quy định phải luôn có mã xác thực, mã pin hoặc mật khẩu khi thực hiện giao dịch trên điện thoại nhằm xác minh danh tính người dùng; cho phép mọi giao dịch được giám sát, có thể định vị thuê bao di động thực hiện giao dịch. Ngoài ra, khách hàng cần nâng cao ý thức và hành động để bảo mật, để hiểu về quyền và thủ tục khiếu nại để giải quyết hiệu quả khi rủi ro xảy ra.

Đáng chú ý, với các lo ngại về việc lợi dụng Mobile Money để rửa tiền, đánh bạc và tài trợ khủng bố, các chuyên gia cho rằng cần có quy định về giới hạn số tài khoản khách hàng có thể nắm giữ, hạn mức mỗi lần giao dịch hay mỗi tháng giao dịch, số dư tối đa trên tài khoản, đồng thời phải có hệ thống giám sát các luồng giao dịch, có khả năng cảnh báo cho nhà cung cấp dịch vụ các giao dịch đáng ngờ. TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để ngăn ngừa nguy cơ rửa tiền, các nhà mạng sẽ phải lập các tài khoản dựa trên định danh cá nhân và chỉ nên khống chế mỗi tài khoản có hạn mức thấp, ví dụ tối đa khoảng 50 triệu đồng để hạn chế nguy cơ rửa tiền. Vì thông thường các tổ chức tội phạm sẽ chuyển một số tiền rất lớn chứ không chuyển nhỏ lẻ vài chục triệu đồng.

“Các nhà mạng cũng phải có công nghệ và phần mềm để quản lý tất cả tài khoản của một người không được quá 50 triệu đồng, nhằm ngăn chặn việc một cá nhân có thể mở cùng lúc nhiều tài khoản tại nhiều nhà mạng khác nhau. Hoặc có thể đến nhiều chi nhánh của cùng một nhà mạng để mở nhiều tài khoản khác nhau, để mua tiền điện tử” - TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích.

Cẩm Hà - Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Thí điểm Mobile Money: Cần quản lý được nguồn tiền tại các nhà mạng

Văn Nguyễn |

Theo lộ trình dự kiến, ngay trong tháng 6.2020, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TTTT sẽ cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước được triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Với hơn 135 triệu thuê bao di động, số tiền được chuyển qua tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa dịch vụ (Mobile Money) khi dịch vụ này được triển khai có thể lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng. Điều này đặt ra yêu cầu cần khống chế số dư tài khoản cũng như hạn mức chi tiêu nhằm ngăn chặn nguy cơ rửa tiền.

Mobile Money và những điều cần biết

Văn Thắng - Nhật Huy |

Dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money) đang được Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước xúc tiến nhằm triển khai rộng khắp tại thị trường Việt Nam. Một khi mobile money được cấp phép triển khai, người dân sẽ có thể sử dụng tài khoản điện thoại di động để chuyển tiền cho nhau và thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ.

Thận trọng để Mobile Money không trở thành kênh rửa tiền

văn nguyễn |

Việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ tài chính tới phần đông người dân chưa có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ này được cho là cần thận trọng và lường trước các rủi ro có thể phát sinh khi triển khai trong thực tế.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Thí điểm Mobile Money: Cần quản lý được nguồn tiền tại các nhà mạng

Văn Nguyễn |

Theo lộ trình dự kiến, ngay trong tháng 6.2020, Ngân hàng Nhà nước và Bộ TTTT sẽ cấp phép cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước được triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ. Với hơn 135 triệu thuê bao di động, số tiền được chuyển qua tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa dịch vụ (Mobile Money) khi dịch vụ này được triển khai có thể lên tới hàng trăm nghìn tỉ đồng. Điều này đặt ra yêu cầu cần khống chế số dư tài khoản cũng như hạn mức chi tiêu nhằm ngăn chặn nguy cơ rửa tiền.

Mobile Money và những điều cần biết

Văn Thắng - Nhật Huy |

Dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money) đang được Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước xúc tiến nhằm triển khai rộng khắp tại thị trường Việt Nam. Một khi mobile money được cấp phép triển khai, người dân sẽ có thể sử dụng tài khoản điện thoại di động để chuyển tiền cho nhau và thanh toán hàng hoá có giá trị nhỏ.

Thận trọng để Mobile Money không trở thành kênh rửa tiền

văn nguyễn |

Việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ tài chính tới phần đông người dân chưa có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ này được cho là cần thận trọng và lường trước các rủi ro có thể phát sinh khi triển khai trong thực tế.