Thận trọng để Mobile Money không trở thành kênh rửa tiền

văn nguyễn |

Việc triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) là cơ sở quan trọng để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp dịch vụ tài chính tới phần đông người dân chưa có tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc triển khai dịch vụ này được cho là cần thận trọng và lường trước các rủi ro có thể phát sinh khi triển khai trong thực tế.

Tiềm năng lớn với 129 triệu thuê bao

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, trong các giải pháp nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong Nghị quyết 84, Chính phủ đưa ra 2 giải pháp là giảm 2% lãi suất cho vay trực tiếp, cho vay gián tiếp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời cấp phép thí điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile money).

Liên quan đến hoạt động này, Thống đốc Lê Minh Hưng ngay từ đầu tháng 5.2020 cho biết, NHNN đã trình Thủ tướng quyết định triển khai thí điểm Mobile Money. Cùng với đề án này, NHNN cũng đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 101 của Chính phủ về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu ngân hàng BIDV, với lượng lớn thuê bao điện thoại khoảng 129,5 triệu thuê bao; trong đó số điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là hơn 61,3 triệu thuê bao và hơn 43,7 triệu người dùng smartphones, việc triển khai Mobile Money có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai xét về cả phía cung và cầu. Đặc biệt xét về khía cạnh nhu cầu, hiện còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam do mới có khoảng 63% người lớn (trên 15 tuổi) có tài khoản ngân hàng (theo NHNN) và tỉ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam năm 2019 là 11,33% (giảm 0,45% so 2018), phải phấn đấu quyết liệt mới có thể đạt mục tiêu khoảng 10% cuối năm 2020 theo định hướng của Chính phủ.

Cũng theo đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, với chủ trương hạn chế dùng tiền mặt trong bối cảnh dịch COVID-19 và việc Chính phủ ngay từ đầu tháng 3.2020 tại Chỉ thị 11 yêu cầu cần đẩy nhanh tiến độ triển khai thí điểm Mobile money và việc tung ra gói hỗ trợ an sinh xã hội khoảng 61,5 nghìn tỉ đồng hướng đến khoảng trên 10 triệu người lao động yếu thế, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhu cầu dùng Mobile Money ngày càng hiện hữu. Chính vì vậy do lượng thuê bao đông đảo, việc triển khai Mobile Money thực sự sẽ là một “mỏ vàng” với các nhà mạng đang chiếm lĩnh thị trường như Viettel, Mobile hay Vinafone.

Lường trước để tránh rủi ro

Dù có nhiều tiềm năng, Viện Đào tạo và Nghiên cứu ngân hàng BIDV cho rằng, việc phát triển mobile money tại Việt Nam cần lưu ý 6 thách thức chính. Trong đó thói quen thanh toán dùng tiền mặt ở Việt Nam không dễ dàng thay đổi một sớm một chiều và với đặc thù là sản phẩm công nghệ cao, được cung cấp chủ yếu qua các nhà mạng, việc giám sát và quản lý mobile money cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan như NHNN, Bộ Thông tin - Truyền thông và Bộ Công An.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động về các rủi ro về đánh cắp, rửa tiền có thể phát sinh khi triển khai Mobile Money, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, với các thông tin mà ông có được, quy định về Mobile Money có thể được gửi trực tiếp, kể cả tiền mặt cho nhà mạng mà không phải thông qua hệ thống ngân hàng hay tài khoản ngân hàng như ví điện tử.

Như vậy, trường hợp người dân có thể gửi tiền trực tiếp qua nhà mạng sẽ xuất hiện các có rủi ro liên quan đến rửa tiền. Chính vì vậy theo TS Nguyễn Trí Hiếu, khi nghiên cứu chuẩn bị triển khai dịch vụ này, cơ quan ngân hàng trung ương, các bộ liên quan cũng như 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT, MobiFone cần phải xem xét quy định rõ số tiền tối đa có trong tài khoản di động của khách hàng cũng như mức chi tiêu tối đa và giám sát việc thanh toán có đúng đối tượng, mục đích hay không.

Theo đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, môi trường pháp lý cho Mobile money tại Việt Nam hiện còn chưa hoàn thiện và đồng bộ. Cụ thể theo Hiệp hội thông tin di động thế giới (GSMA), mức điểm cho môi trường pháp lý Việt Nam về lĩnh vực này vào năm 2018 là 69,96/100 điểm, khá thấp so với các nước trong khu vực do chưa có quy định về mạng lưới đại lý Mobile Money, trong khi quy định về xác thực và định danh khách hàng - KYC ở mức trung bình (50/100 điểm) do Việt Nam chưa hoàn thiện việc cấp mã công dân, cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư cũng ở mức trung bình khá (65/100 điểm) do Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và quy định cho phép sử dụng, phân phối lãi cho các tài khoản tiền di động. N.Văn

văn nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Ngăn ngừa dịch COVID-19, triển khai thí điểm Mobile Money

Cẩm Hà |

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 9.3 cho hay, trong chỉ thị mới đây về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch COVID-19, NHNN được yêu cầu trình ngay Thủ tướng Chính phủ quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money - tiền di động).

Tiến Linh: Tết vui nhất khi có gia đình

Thanh Vũ |

Thường xuyên thi đấu xa nhà, với Tiến Linh, dịp Tết là thời gian quý báo để anh có thể đoàn tụ cùng gia đình cũng như hướng đến những mục tiêu mới cho bản thân trong tương lai.

Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản đồ ăn ngày Tết an toàn

Nhóm PV |

Dịp Tết Nguyên đán, nhiều người có thói quen tích trữ thực phẩm, làm nhiều đồ ăn để ăn uống, tiếp khách. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo, nếu thực phẩm không được bảo quản tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Những vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ

Anh Vũ |

Hành tinh của chúng ta đại diện cho sự sống, một phần rất nhỏ của các hiện tượng đặc biệt có thể được tìm thấy khắp vũ trụ. Mỗi ngày, các nhà thiên văn học lại đưa ra những điều ngạc nhiên mới về khoảng không bao la ngoài kia.

Khu trọ của những người xa quê ở lại Bình Dương ngày giáp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Những dãy trọ ở Bình Dương ngày giáp Tết vắng hẳn người. Không gian lắng đọng lại với những người lao động xa quê vì điều kiện kinh tế khó khăn không thể về quê đón Tết, sum họp cùng người thân.

Những ngày cuối năm ở xóm sợ... Tết

Trần Trung - Nguyễn Thúy |

Tết Nguyên đán là dịp mà những con người đang tha phương cầu thực nơi xứ lạ luôn mong mỏi trở về, nhưng tại con ngõ nhỏ 121 Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Đối với họ, Tết lại là khoảng thời gian luôn nặng trĩu những tâm tư.

Đổi đời cho nhiều trẻ là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những năm qua, hàng chục trẻ em đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở Đắk Lắk đã được lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh cưu mang, nhận làm con nuôi để giúp ăn học, có một cuộc đời mới sáng sủa hơn.

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán 2023 có mưa kèm rét đậm hay không?

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng cho biết Tết Nguyên đán 2023 ở miền Bắc khả năng mưa nhỏ mưa phùn vài nơi, sáng sớm có sương mù. Trời phổ biến trạng thái rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.

Ngăn ngừa dịch COVID-19, triển khai thí điểm Mobile Money

Cẩm Hà |

Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 9.3 cho hay, trong chỉ thị mới đây về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch COVID-19, NHNN được yêu cầu trình ngay Thủ tướng Chính phủ quyết định cá biệt về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ (dịch vụ Mobile Money - tiền di động).