Khách hàng có lịch sử nợ xấu có thể vay vốn không?

Huy Phong |

Dưới đây là kiến thức chung về thông tin tín dụng (TTTD) và hoạt động TTTD của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam; nhóm câu hỏi thường gặp nâng cao hiểu biết khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính.

Kiến thức chung về thông tin tín dụng (TTTD) và hoạt động TTTD của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam

Thông tin tín dụng là gì?

Thông tin tín dụng là các thông tin về khách hàng vay và những thông tin liên quan đến khách hàng vay tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó:

Khách hàng vay (KHV) là pháp nhân, cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

TTTD có vai trò quan trọng trong phòng ngừa rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Hoạt động TTTD của CIC

Ở Việt Nam, hoạt động TTTD của NHNN do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) làm đầu mối. CIC thực hiện các chức năng sau:

- Thu nhận, xử lý, lưu trữ và quản lý Cơ sở dữ liệu TTTD Quốc gia.

- Cung cấp TTTD nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

- Chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

- Cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.

Hiện nay, kho dữ liệu TTTD Quốc gia Việt Nam do CIC quản lý lưu giữ thông tin của hơn 55 triệu hồ sơ khách hàng, với sự tham gia báo cáo thông tin của 100% các TCTD hoạt động tại Việt Nam, các tổ chức tự nguyện.

Mục đích của hoạt động TTTD của CIC

- Hỗ trợ NHNN thực hiện chức năng quản lý, hoạch định chính sách, thanh tra giám sát của NHNN; góp phần bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Hỗ trợ Tổ chức tín dụng (TCTD) ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

- Hỗ trợ Khách hàng vay (KHV) trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các tổ chức cấp tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhóm câu hỏi thường gặp nâng cao hiểu biết người sử dụng dịch vụ tài chính

Điểm tín dụng là gì? Điểm tín dụng tại CIC được chấm như thế nào?

Điểm tín dụng là một chỉ số phản ánh mức độ tín nhiệm của khách hàng vay. Điểm số đó cho biết khả năng một khách hàng vay có thể trả nợ và thanh toán các khoản vay đầy đủ và đúng hạn. Điểm tín dụng càng cao tương ứng với rủi ro không thanh toán được các khoản nợ càng thấp và khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.

Mỗi cơ quan, tổ chức thực hiện chấm điểm tín dụng sẽ có các thang điểm tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau. Tại CIC, điểm tín dụng là kết quả của quá trình tính toán kết hợp các thông tin tín dụng của khách hàng vay bao gồm thông tin định danh, thông tin về dư nợ của khách hàng, lịch sử thanh toán các khoản vay và một số thông tin liên quan khác.

Theo mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân của CIC, điểm tín dụng của KHV được áp dụng theo nguyên tắc hạng thấp, điểm cao – mức độ rủi ro thấp; hạng cao, điểm thấp – mức độ rủi ro cao.

Cụ thể, điểm tín dụng của khách hàng vay (từ 403 đến 706) được chia làm 5 cấp độ Xấu (Hạng 9, hạng 10), Dưới trung bình (Hạng 7, hạng 8), Trung bình (Hạng 5, hạng 6), Tốt (Hạng 3, hạng 4) và Rất tốt (Hạng 1, hạng 2), tương ứng với 10 hạng từ thấp nhất là hạng 10 và cao nhất là hạng 01.

Khách hàng cần làm gì để cải thiện điểm tín dụng, tránh phát sinh nợ xấu?

Để có thể nâng cao được điểm số tín dụng của mình, tiếp cận tín dụng thuận lợi hơn tại các TCTD, các khách hàng cần cân nhắc thực hiện:

- Chỉ vay vốn/mở thẻ tín dụng khi thực sự cần thiết và tính toán kỹ khả năng trả nợ dựa trên thu nhập thực tế.

- Có kế hoạch trả nợ đầy đủ và đúng hạn: luôn cân nhắc về khả năng tài chính của mình để hoạch định kế hoạch chi tiêu nhằm trả nợ đủ và đúng thời gian; Luôn có ý thức trả nợ, dù là khoản nợ nhỏ (có thể sử dụng các công cụ nhắc nợ tự động như phần mềm ghi nhớ trên điện thoại).

- Thường xuyên kiểm tra thông tin tín dụng của bản thân để giám sát thông tin và mức độ tín nhiệm về bản thân và tránh bị kẻ gian lợi dụng, có phương án xử lý nếu phát hiện thông tin của mình chưa chính xác.

- Khi có nhiều khoản nợ cùng lúc khách hàng nên cố gắng chi trả dần số dư nợ hiện tại, không nên phát sinh thêm nhiều khoản nợ mới, đặc biệt là nợ tín chấp, nợ vay tiêu dùng.

Nợ xấu là gì? Nợ xấu được sử dụng để cung cấp trong các báo cáo của CIC trong thời gian bao lâu?

Theo quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30.7.2021 của NHNN, nợ tại các TCTD được chia thành 05 nhóm, trong đó nợ quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên được coi là nợ xấu, bao gồm các nhóm nợ như sau: Nhóm 3 dưới tiêu chuẩn (quá hạn từ 91 – 180 ngày), nhóm 4 nghi ngờ (quá hạn từ 181 – 360 ngày) và nhóm 5 có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày). Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ đã không được thanh toán đúng hạn và đã quá hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Theo quy định tại Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28.01.2013, thông tin tiêu cực về khách hàng vay được CIC sử dụng để tạo lập sản phẩm thông tin tín dụng theo thời gian tối đa 5 năm kể từ ngày kết thúc thông tin tiêu cực đó.

Khách hàng có lịch sử nợ xấu có thể vay vốn không?

- Khách hàng có lịch sử nợ xấu vẫn có cơ hội tiếp cận tín dụng căn cứ khẩu vị rủi ro và nguyên tắc đánh giá KHV của TCTD.

-Việc đánh giá rủi ro đối với khách hàng dựa trên nhiều yếu tố theo quy định pháp luật và quy định nội bộ của từng TCTD; thông tin do CIC cung cấp là một trong nhiều kênh tham khảo, hỗ trợ, không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định của TCTD.

Khách hàng cần làm gì nếu phát hiện thông tin tín dụng bị sai sót?

Bước 1: Đăng ký tài khoản và tự kiểm tra TTTD của bản thân tại CIC.

Bước 2: Nếu phát hiện thông tin bị sai sót, khách hàng phản ánh với CIC qua Tổng đài 1800585891 hoặc chuyên mục “Khiếu nại/phản hồi” tại website: http://cic.gov.vn (gửi kèm giấy tờ chứng minh):

- Nếu sai sót trong quá trình xử lý dữ liệu, CIC có trách nhiệm điều chỉnh sai sót và thông báo kết quả đến khách hàng.

- Trường hợp dữ liệu tại CIC đúng, CIC sẽ yêu cầu tổ chức tín dụng kiểm tra, xác minh thông tin. Tổ chức tín dụng sau khi xác minh thông tin, gửi văn bản trả lời cụ thể cho CIC và đề xuất điều chỉnh dữ liệu (nếu cần). CIC căn cứ vào kết quả phản hồi từ tổ chức tín dụng, xử lý và thông báo kết quả cho khách hàng.

Hiện nay có nhiều quảng cáo về “dịch vụ” xóa nợ xấu tại CIC, theo đó khách hàng có thể trả phí để được nhanh chóng xóa nợ xấu tại CIC, thông tin này có đúng hay không?

- Mọi quảng cáo về dịch vụ xóa nợ xấu đều là hành động lừa đảo.

- Tất cả các thông tin của khách hàng tại CIC được cập nhật/lưu trữ trung thực, khách quan đúng theo các thông tin được các TCTD báo cáo. CIC hay bất kỳ tổ chức/cá nhân nào đều không được phép tự ý điều chỉnh các thông tin này.

- Thông tin tín dụng chỉ có thể được điều chỉnh nếu ghi nhận các sai sót do lỗi tác nghiệp và phải tuân thủ quy trình xác minh, kiểm tra nghiêm ngặt.

Huy Phong
TIN LIÊN QUAN

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công

TS Lê Minh Nam - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội |

Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán Nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.

Những sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch tài chính cho gia đình

Tuấn Đạt (T/ hợp) |

Dưới đây là những sai lầm mà các cặp vợ chồng dễ mắc phải khi lập kế hoạch cân đối tài chính cho gia đình.

Tài chính thông minh: Nhận diện 5 thủ đoạn lừa đảo tài chính phổ biến nhất

Nhóm PV |

Nếu trước đây lừa đảo tài chính thường hướng đến người dân khu vực nông thôn, người cao tuổi, người có thu nhập thấp hay thiếu hiểu biết về tài chính thì hiện nay nhiều người sinh sống tại thành phố có hiểu biết cao cũng trở thành nạn nhân. TS Nguyễn Thị Như Quỳnh sẽ chia sẻ chi tiết về những thủ đoạn lừa đảo và cách phòng tránh trong chương trình Tài chính thông minh hôm nay.

Người dân phản bác lý giải của Tập đoàn Dabaco về dự án nhà ở xã hội

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Nhiều bạn bạn đọc gửi bình luận dưới các bài viết của Báo Lao Động, sau lý giải của Tập đoàn Dabaco về phí dịch vụ và giá nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm.

Chủ tịch xã ở Phú Quốc nhận gì để làm lơ cho nhóm đối tượng lập dự án ma lừa đảo phân lô bán nền?

NGUYÊN ANH |

Ngày 15.5, Chủ tịch UBND xã Cửa Dương Trần Văn Việt đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra xin đầu thú và khai nhận hành vi sai phạm của mình khi nhận hối lộ để ngó lơ cho dự án ma phân lô, bán nền lừa đảo hàng trăm tỉ đồng ở TP Phú Quốc.

Choáng ngợp trước toàn cảnh depot Long Bình nhìn từ trên cao

VŨ KHOA - LÊ TUYẾN |

Depot Long Bình - khu trung tâm điều khiển và bảo dưỡng 17 đoàn tàu metro Bến Thành - Suối Tiên (TP Thủ Đức, TPHCM), hiện ra đầy ấn tượng qua góc nhìn trên cao.

Thông tin cụ bà ăn xin ở Nam Định có 9 bao tiền là không chính xác

Lương Hà |

Nam Định - Trưa 15.5, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo UBND xã Xuân Hồng (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) cho biết, thông tin cụ bà đi ăn xin có 9 bao tải tiền lẻ lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác.

Dự thảo tính tiền lương tối thiểu giờ gây thiệt thòi cho người lao động

Nam Dương |

Nhiều cán bộ công đoàn cho rằng, mức lương tối thiểu giờ trong Dự thảo Nghị định quy định về mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ năm 2024 đang được Bộ LĐTBXH lấy ý kiến sẽ gây thiệt thòi cho NLĐ và khó khăn cho cán bộ công đoàn khi thương lượng với doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công

TS Lê Minh Nam - Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội |

Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán Nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.

Những sai lầm thường gặp khi lập kế hoạch tài chính cho gia đình

Tuấn Đạt (T/ hợp) |

Dưới đây là những sai lầm mà các cặp vợ chồng dễ mắc phải khi lập kế hoạch cân đối tài chính cho gia đình.

Tài chính thông minh: Nhận diện 5 thủ đoạn lừa đảo tài chính phổ biến nhất

Nhóm PV |

Nếu trước đây lừa đảo tài chính thường hướng đến người dân khu vực nông thôn, người cao tuổi, người có thu nhập thấp hay thiếu hiểu biết về tài chính thì hiện nay nhiều người sinh sống tại thành phố có hiểu biết cao cũng trở thành nạn nhân. TS Nguyễn Thị Như Quỳnh sẽ chia sẻ chi tiết về những thủ đoạn lừa đảo và cách phòng tránh trong chương trình Tài chính thông minh hôm nay.