Hiệu quả tín dụng chính sách ở Gia Lai

Đông Dư |

Gia Lai là tỉnh đứng thứ nhất về diện tích, đứng thứ 2 về dân số ở khu vực Tây Nguyên và nổi tiếng với nhiều cảnh quan. Song địa hình tự nhiên nơi đây lại trở thành khó khăn, thách thức lớn đối với công cuộc giảm nghèo của miền đất cao nguyên Trung Bộ.

Có được sự đổi thay của một Gia Lai trù phú ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của người dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến huyện, xã không thể không kể đến những đóng góp thiết thực, quan trọng của những người làm tín dụng chính sách đã và đang bền bỉ đưa vốn về giúp dân xóa nghèo, dựng xây cuộc sống mới.

Các cán bộ NHCSXH huyện Đức Cơ giao dịch tại Điểm giao dịch xã La Nam.
Các cán bộ NHCSXH huyện Đức Cơ giao dịch tại Điểm giao dịch xã La Nam.
Ông Rơ Man Mrao - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã La Man lý giải nguyên nhân thoát nghèo, giàu lên của người dân làng Tung: “Có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là có đồng vốn ưu đãi của NHCSXH hỗ trợ kịp thời, cộng với việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã làm “đòn bẩy” mạnh mẽ để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững”.

Làng Tung hiện có khá nhiều nông dân vượt khó, trở thành triệu phú. Hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã chủ động sử dụng đồng vốn vay của NHCSXH vào thâm canh, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ “cho không, cấp không” của Nhà nước.

Còn ở xã Ia HLa, huyện Chư PưH nhờ có nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ kịp thời, làm “đòn bẩy”, tất cả 8 buôn làng trong xã thoát ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn. Kế nữa là 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi thuận lợi.

Gần 30 tỉ đồng vốn từ NHCSXH đã giúp cho miền quê Ia HLa thay đổi nhanh chóng, với hơn 600ha hồ tiêu và ngô lai xanh mướt, đàn trâu bò khoảng 400 con béo mập, cùng hàng trăm hộ gia đình người Ba Na đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.

Cán bộ NHCSXH và hội, đoàn thể đến thăm hộ vay vốn ở xã Ia HLa, huyện Chư PưH.
Cán bộ NHCSXH và hội, đoàn thể đến thăm hộ vay vốn ở xã Ia HLa, huyện Chư PưH.
Đánh giá về hiệu quả của đồng vốn từ NHCSXH tỉnh Gia Lai, ông Rơ Lan Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư PưH cho biết, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã đến đúng đối tượng thụ hưởng, giúp nhiều gia đình, đồng bào DTTS bớt cảnh nghèo khó, cải thiện cuộc sống, mặt khác góp phần đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo bền vững, để cho bộ mặt nông thôn miền núi ngày thêm tươi sáng.

Từ những làng xã trên miền biên viễn và trong những vùng sâu, ở Đức Cơ hay Chư PưH, nhìn rộng ra cả tỉnh Gia Lai, đến nay đồng vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã bao phủ kín miền cao nguyên rộng lớn hơn 15.500km2, với 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình đồng bào DTTS khó khăn được tiếp cận tới chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước.

Có thể khẳng định, từ một tỉnh có quá nhiều khó khăn về địa lý ở vùng cao, địa hình đồi núi nhiều, diện tích rộng lớn, hộ nghèo, gia đình đồng bào DTTS đông ở khu vực Tây Nguyên, nhưng trong những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH tỉnh Gia Lai đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu giúp địa phương thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới.

Đơn cử trong 5 năm (2016-  2020) cùng với tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ giảm nghèo cũng khá ấn tượng, từ mức 19,71% vào thời điểm năm 2016, đến nay còn khoảng 5,12%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS đầu năm 2016 là 40,18%, giảm còn 11,14% vào cuối năm 2020. Bình quân mỗi năm giảm 5,8%.

Để đạt được tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh như vậy, theo Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai Lê Văn Chí, trước hết do cấp ủy, chính quyền địa phương luôn xác định việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Từ đó, trực tiếp chỉ đạo NHCSXH phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tập trung huy động các nguồn lực tài chính, chuyển tải kịp thời, an toàn nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Song hành sự chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên và lãnh đạo địa phương, NHCSXH tỉnh Gia Lai suốt 19 năm qua, đặc biệt từ đầu năm 2021 đến nay, dù gặp phải đại dịch COVID-19 bùng phát lan rộng, nhưng với quyết tâm vượt khó, vừa tăng cường phòng chống dịch bệnh tốt, vừa huy động vốn nhanh. Dòng chảy nguồn vốn ưu đãi vẫn thông suốt khắp cao nguyên rộng lớn.

Minh chứng, doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.494 tỉ đồng, bằng 135% so với cùng kỳ năm 2020, nâng tổng dư nợ lên 5.221 tỉ đồng với 142.220 hộ dư nợ, bình quân dư nợ 1 khách hàng xấp xỉ 37 triệu đồng.

Toàn bộ nguồn vốn do huy động, tạo lập được, kể cả nguồn vốn ngân sách từ UBND tỉnh, huyện ủy thác 270.347 triệu đồng, chiếm 5,17% nguồn vốn ưu đãi bởi triển khai mạnh mẽ Chỉ thị số 40 và Kết luận 06 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách.

Những người làm tín dụng chính sách ở Gia Lai đã chẳng quản ngại gian khó về núi non hiểm trở, nắng mưa thất thường, dịch bệnh hoành hành đã cùng những cán bộ chính quyền, đoàn thể cơ sở và mạng lưới 3.295 Tổ tiết kiệm và vay vốn làm “chân rết” cho NHCSXH, chuyển tải dòng vốn đến tại 220 Điểm giao dịch xã để cho vay trực tiếp từng hộ nghèo; từng gia đình đồng bào DTTS khó khăn.

Thời gian tới cùng các cấp, các ngành trên cao nguyên, NHCSXH Gia Lai vẫn kiên trì, dốc sức tiếp tục tập trung huy động nguồn vốn, cố gắng để những đồng vốn ưu đãi đến được với nhiều hộ nghèo và các gia đình đồng bào DTTS khó khăn, góp phần phục vụ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội bền vững trên cao nguyên Gia Lai bao la hùng vĩ.

Đông Dư
TIN LIÊN QUAN

Tín dụng chính sách giúp người dân trên đảo Phú Quốc làm giàu

Chí Kiên |

Mặc dù cách thành phố Rạch Giá tới 120km nhưng người nghèo và các đối tượng chính sách ở thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam là Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang luôn được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Sự hiện diện của NHCSXH thành phố Phú Quốc gần 20 năm qua đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn và được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

6 tháng đầu năm 2021: Tín dụng chính sách xã hội tăng trưởng 6,3%

Thùy Trang-Phan Anh |

Ngày 05/7/2021, tại Hà Nội, NHCSXH đã tổ chức họp giao ban trực tuyến tới 63 chi nhánh tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021. Bí thư Đảng ủy NHCSXH TW, Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng chủ trì buổi họp giao ban.

Tín dụng chính sách: Khi Trung ương và địa phương cùng vào cuộc

Minh Ngọc |

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội thực thi tín dụng chính sách đã tạo nên bước chuyển mạnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh Thái Nguyên.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tín dụng chính sách giúp người dân trên đảo Phú Quốc làm giàu

Chí Kiên |

Mặc dù cách thành phố Rạch Giá tới 120km nhưng người nghèo và các đối tượng chính sách ở thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam là Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang luôn được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Sự hiện diện của NHCSXH thành phố Phú Quốc gần 20 năm qua đã góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn và được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

6 tháng đầu năm 2021: Tín dụng chính sách xã hội tăng trưởng 6,3%

Thùy Trang-Phan Anh |

Ngày 05/7/2021, tại Hà Nội, NHCSXH đã tổ chức họp giao ban trực tuyến tới 63 chi nhánh tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021. Bí thư Đảng ủy NHCSXH TW, Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng chủ trì buổi họp giao ban.

Tín dụng chính sách: Khi Trung ương và địa phương cùng vào cuộc

Minh Ngọc |

Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội thực thi tín dụng chính sách đã tạo nên bước chuyển mạnh trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh Thái Nguyên.