Hà Nội tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hải Nguyên |

Sở Công Thương Hà Nội ngày 3.11 cho biết, tính đến nay, trên địa bàn TPHà Nội có khoảng hơn 900 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, với trên 320 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ vẫn bộc lộ nhiều tồn tại. Cụ thể, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Hiện nay tỉ lệ nội địa hóa ngành ôtô đạt khoảng 5 - 20%; điện tử 5 - 10%; da giầy, dệt may 30%; cơ khí chế tạo tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 15-20%.

Tỉ lệ nội địa hóa thấp nên khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu lên đến hàng chục tỉ USD. Riêng sản phẩm linh kiện nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ôtô vào khoảng 35 - 50 tỉ USD.

Theo báo cáo của Tổng Cục Thống kê, trên 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của cả nước nói chung hiện vẫn đang sử dụng hoàn toàn thiết bị điều khiển thủ công, trên 50% có sử dụng thiết bị bán tự động, chỉ hơn 10% doanh nghiệp có sử dụng thiết bị tự động hoá và chưa đến 10% doanh nghiệp có sử dụng robot trong dây chuyền sản xuất.

Bên cạnh đó, theo Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA), việc đầu tư, xây dựng, phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội lại càng khó khăn do chi phí thuê mặt bằng sản xuất, nhân công và một số dịch vụ khác tăng cao.

Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở sẽ phối hợp chặt chẽ với các Hiệp hội, ngành hàng trên địa bàn TP Hà Nội, đặc biệt là Hiệp hội doanh nghiệp của Nhật Bản và Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam-Hiệp hội Doanh nghiệp Italia tại Việt Nam (ICHAM) để kết nối khu vực châu Á cũng như khu vực châu Âu, nhằm thúc đẩy cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Hà Nội.

Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã ban hành Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội năm 2023. Trong đó, phấn đấu năm 2023, TP Hà Nội có khoảng 950 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Trong đó có khoảng 300-350 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Đặc biệt, giá trị sản xuất công nghiệp của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 16-17% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội. Chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng trên 11-12% (tăng khoảng 1% so với năm 2022).

Để đạt mục tiêu này trong năm 2023, TP Hà Nội đã thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng sản xuất thuộc danh mục sản phẩm ưu tiên phát triển. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

Hải Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2024

Hoàng Quang |

Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) năm 2024, Bộ Công Thương vừa tổ chức phiên họp khai mạc và công bố kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định thuộc Chương trình phát triển CNHT năm 2024 với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và chuyên gia.

Việt Nam cần phát triển ít nhất 3 trung tâm công nghệ cao

Mi Vân |

TS Nguyễn Trung Hiếu - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cho rằng, Chính phủ cùng các địa phương cần nghiên cứu tổ chức/phát triển tối thiểu 3 trung tâm công nghệ cao, ưu tiên đầu tư cho thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam.

Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ thăm, làm việc tại Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Ngày 27.10, Đoàn công tác của Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) do ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội là trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Bắc Ninh.

Tận thấy quy trình vận hành của camera giao thông AI tốc độ cao

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Hệ thống camera giao thông thông minh tốc độ cao, xử lí thông tin bằng trí tuệ nhân tạo (AI), khi vận hành sẽ giúp người quản lý phát hiện và nhận dạng biển số xe, loại xe, đọc và bắt lỗi vi phạm giao thông, thống kê và phân tích tình trạng giao thông,… Hiện nay, hệ thống camera giao thông này đã được áp dụng tại một số tỉnh, thành và đang được giới thiệu đến TP Cần Thơ.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Bão Ciaran khiến 12 người chết ở châu Âu, gây mưa lũ trăm năm có một ở Italy

Thanh Hà |

Ít nhất 5 người thiệt mạng ở Italy sau khi mưa kỷ lục gây lũ lụt khắp Tuscany từ tối 2.11. Số người chết ở Italy nâng tổng số người chết vì bão Ciaran ở Tây Âu lên 12 người tính tới tối 3.11.

Cơ hội phát triển du lịch Mông Cổ sau khi miễn thị thực

Ý Yên |

Hiệp định về miễn thị thực song phương giữa Việt Nam và Mông Cổ góp phần mở rộng hợp tác thương mại, du lịch, giao lưu nhân dân hai nước. Chính sách này có thể mở ra những cơ hội, tạo xu hướng mới cho ngành du lịch.

Mỏ sắt Trại Cau dừng hoạt động, người lao động sống lay lắt

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Từ ngày 30.4.2020, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã quyết định tạm dừng hoạt động khai thác của mỏ sắt Trại Cau. Kể từ đó, đời sống của người lao động nơi đây gặp nhiều khó khăn.

Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2024

Hoàng Quang |

Triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) năm 2024, Bộ Công Thương vừa tổ chức phiên họp khai mạc và công bố kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định thuộc Chương trình phát triển CNHT năm 2024 với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và chuyên gia.

Việt Nam cần phát triển ít nhất 3 trung tâm công nghệ cao

Mi Vân |

TS Nguyễn Trung Hiếu - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cho rằng, Chính phủ cùng các địa phương cần nghiên cứu tổ chức/phát triển tối thiểu 3 trung tâm công nghệ cao, ưu tiên đầu tư cho thiết kế vi mạch, công nghệ bán dẫn tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam.

Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ thăm, làm việc tại Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Ngày 27.10, Đoàn công tác của Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) do ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội là trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Bắc Ninh.