Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Việt Nam sẽ tiến mạnh trong nền công nghiệp bán dẫn

Nguyễn Đăng |

Thị trường nền công nghiệp bán dẫn thế giới có giá trị lên đến hàng trăm tỉ USD và Việt Nam đang tiến bước mạnh mẽ, để nâng cao vị trí trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam thu hút các nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới

Theo một nghiên cứu thị trường do Custom Market Insights công bố vào đầu tháng 8.2023, quy mô và doanh thu thị phần thị trường chip bán dẫn toàn cầu được định giá khoảng 580 tỉ USD vào năm 2022 và dự kiến ​​sẽ đạt 634,5 tỉ USD vào năm 2023. Con số này, dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 1.124 tỉ USD vào năm 2032.

Số liệu từ Bloomberg cho thấy, doanh thu chip từ Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ đã tăng từ 312,7 triệu USD vào tháng 2.2022, lên 562,5 triệu USD sau 1 năm, chiếm 11,6% thị phần tại Mỹ, chỉ xếp sau Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc). Điều đó cho thấy tiềm năng và cơ hội rất lớn của Việt Nam trong ngành này.

Tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã thu hút những nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới. Intel đã đặt nhà máy lắp ráp, đóng gói và thử nghiệm chip lớn nhất thế giới tại Việt Nam từ hơn 10 năm nay, với vốn đầu tư hơn 1 tỉ USD.

Nhà máy của Amkor Technology (trụ sở tại Arizona) - Tập đoàn công nghiệp bán dẫn lớn của thế giới đặt tại Bắc Ninh - sẽ đi vào hoạt động trong tháng 10.2023, với tổng vốn đầu tư 1,6 tỉ USD.

Samsung cũng có kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam. Trong đó, việc sản xuất đại trà các sản phẩm lưới bóng chíp bán dẫn của Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên dự kiến được thực hiện vào cuối năm 2023, sau khi công tác sản xuất thử nghiệm hoàn tất…

Chiến lược nâng cao vị thế của Việt Nam

Chia sẻ với Lao Động, ông Trần Đăng Hòa - Chủ tịch FPT IS - Công ty Thành viên Tập đoàn FPT - kiêm Chủ tịch FPT Semiconductor - cho biết, Việt Nam có thể nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, về lâu dài có thể trở thành Silicon Valley của Đông Nam Á.

Theo ông có 4 mảng chính Việt Nam sẽ đẩy mạnh trong thời gian tới gồm: Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển năng lực thiết kế của các công ty Việt Nam, dần tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu; Thu hút, cùng xây dựng nhà máy bán dẫn ở Việt Nam. Trở thành địa điểm có nhiều nhà máy bán dẫn, tập trung vào sản xuất những con chip lớn và phổ biến; Phát triển thành trung tâm về vận chuyển, kho bãi trở thành mạng lưới phân phối cho khu vực Đông Nam Á, rồi tới châu Á - Thái Bình Dương.

Thách thức lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam là việc thiếu hụt kỹ sư công nghệ thông tin.

Reuters dẫn lời một chuyên gia trong ngành cho biết, Việt Nam chỉ có 5.000 đến 6.000 kỹ sư phần cứng được đào tạo cho lĩnh vực chip, so với nhu cầu dự kiến ​​là 20.000 trong 5 năm và 50.000 trong một thập kỷ tới.

Việc đào tạo khoảng 30.000 đến 50.000 nhân lực, chuyên gia cho ngành công nghiệp bán dẫn nằm trong Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 của Chính phủ. Ông Hòa cho biết, FPT dự định sẽ đào tạo 10.000 kỹ sư bán dẫn theo kế hoạch phát triển nguồn lực quốc gia này.

Theo đó, FPT Semiconductor sẽ liên kết với các trường nước ngoài để mang các chương trình đào tạo về ngành chip về Việt Nam.

Mới đây, Synopsys - Công ty tự động hóa thiết kế điện tử (EDA), cung cấp các công cụ và dịch vụ cho ngành sản xuất và thiết kế chất bán dẫn và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) ký kết biên bản ghi nhớ về phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam.

Trong tuyên bố chung về quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Mỹ, hai bên ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó Chính phủ Mỹ sẽ cấp khoản tài trợ gieo mầm ban đầu trị giá 2 triệu USD.

Những bước đi nói trên cho thấy, Việt Nam đang có những bước tiến mạnh mẽ, để nâng cao vị thế trong ngành công nghiệp có quy mô hàng trăm tỉ USD, tăng trưởng không ngừng và ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống.

Nguyễn Đăng
TIN LIÊN QUAN

Thủ tướng mong Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Nhật Bản

Khánh Minh |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Nhật Bản.

Việt - Mỹ ký hàng loạt biên bản ghi nhớ phát triển công nghiệp bán dẫn

Minh Đạt |

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Lễ trao các biên bản ghi nhớ giữa các đơn vị của Việt Nam và đại học, tập đoàn Mỹ về việc triển khai các hoạt động liên quan đến phát triển sản phẩm chip bán dẫn và phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tiến tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

H.Anh |

Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) cho biết, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội sẽ triển khai nhiều chương trình, dự án để đưa sản phẩm Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đề xuất hơn 4.000 tỉ đồng làm gần 4 km đường ven sông Sài Gòn

Huyền Trân |

TPHCM - Đường ven sông Sài Gòn dài gần 4 km, từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu, có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng.

Cháy lớn tại lán trại công nhân ở Bắc Giang lúc nửa đêm, 1 người tử vong

Vân Trường |

Vụ cháy xảy ra lúc 0h ngày 27.10, tại Khu công nghiệp Quang Châu, xã Quang Châu, Việt Yên, Bắc Giang.

Chiến lược giúp Grab giữ chân người dùng cũ và hút người dùng mới

Như Quỳnh |

Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, cung cấp các lựa chọn dịch vụ với mức giá hợp lý là cách siêu ứng dụng này thu hút và giữ chân người dùng một cách bền vững.

Cựu tuyển thủ Linh Chi hé lộ điều kiện trở lại với bóng chuyền nữ Việt Nam

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 134 có buổi trò chuyện với cựu tuyển thủ đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Nguyễn Linh Chi, hiện là trợ lý huấn luyện viên câu lạc bộ Bộ Tư lệnh Thông tin Trường Tươi Bình Phước để nghe chia sẻ về thời điểm và điều kiện để cô trở lại với bóng chuyền nữ Việt Nam thời gian tới.

Bếp trưởng nổi tiếng Peru mê đặc sản Việt Nam, mang cả tía tô về nước trồng

Minh Anh |

“Với tôi, ẩm thực Việt Nam nằm trong top đầu thế giới”, đầu bếp nổi tiếng Peru - José Maria Murga Brescia chia sẻ.

Thủ tướng mong Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Nhật Bản

Khánh Minh |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Nhật Bản tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Nhật Bản.

Việt - Mỹ ký hàng loạt biên bản ghi nhớ phát triển công nghiệp bán dẫn

Minh Đạt |

Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến Lễ trao các biên bản ghi nhớ giữa các đơn vị của Việt Nam và đại học, tập đoàn Mỹ về việc triển khai các hoạt động liên quan đến phát triển sản phẩm chip bán dẫn và phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tiến tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

H.Anh |

Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) cho biết, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội sẽ triển khai nhiều chương trình, dự án để đưa sản phẩm Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.