Gộp hoá đơn để ngành điện dễ hạch toán nhưng đừng đẩy bất lợi cho người dân

Anh Tuấn |

Ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, việc gộp hoá đơn tiền điện, chốt chỉ số điện vào cuối tháng nhằm giúp cơ quan quản lý dễ theo dõi, thống nhất số liệu để báo cáo, hạn chế các sai sót, nhưng không thể vì thế mà đẩy những bất lợi sang cho doanh nghiệp và người dân.

Cơ quan quản lý cần giám sát để tránh phát sinh chi phí

Sau khi Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) đổi ngày chốt chỉ số công tơ về cuối tháng, hóa đơn tiền điện của người dân tăng đột biến, thậm chí gấp đôi so với thông thường. Nhiều người đặt câu hỏi vì sao EVN Hà Nội lại dịch chuyển kỳ ghi chỉ số, đồng thời thắc mắc tại sao hóa đơn tiền điện nhà mình lại tăng.

Kế hoạch thay đổi lịch chốt số công tơ điện về ngày cuối tháng tại 21 quận, huyện của thành phố đã được EVN Hà Nội công bố từ đầu tháng 10.2023 và chính thức áp dụng vào ngày 30.11.2023.

Tuy nhiên, phía EVN Hà Nội cho biết, thời điểm đó chưa thực hiện được do biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt tăng trong tháng, việc tăng thêm thời gian sử dụng điện trong tháng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Do vậy, sang tháng 2.2024, đơn vị này mới thực hiện thay đổi đồng bộ ở 30 công ty điện lực trên địa bàn. Theo cơ quan điện lực, việc thay đổi khoảng thời gian chốt số công tơ điện sẽ giúp cơ quan quản lý dễ theo dõi, thống nhất số liệu để báo cáo, hạn chế các sai sót liên quan.

Nhiều gia đình có hóa đơn tiền điện tăng cao gấp 2 so với các tháng trước đó. Ảnh: Phùng Nguyễn
Nhiều gia đình có hóa đơn tiền điện tăng cao gấp 2 so với các tháng trước đó. Ảnh: Phùng Nguyễn

Ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, ông không phản đối việc thay đổi thời gian chốt số công tơ điện, song, lũy kế điện năng tăng ở các bậc cao do việc thay đổi lịch chốt số điện kéo dài ngày được tính cho các hộ gia đình là điều không hợp lý.

"Việc gộp hoá đơn tiền điện, chốt chỉ số điện vào cuối tháng nhằm giúp cơ quan quản lý dễ theo dõi, thống nhất số liệu để báo cáo; hạn chế các sai sót, giúp ngành điện thực hiện hạch toán doanh thu tiền điện phát sinh đúng, đủ theo từng tháng, nhưng không thể vì thế mà đẩy những bất lợi sang cho doanh nghiệp và người dân", ông Phú nói.

Ông cho rằng, tiền điện phải được tính tách bạch cho từng tháng để tránh những thiệt hại không đáng có cho các hộ dân. Để tính giá điện phù hợp cần tách riêng 2 tháng rồi cộng lại, như vậy mới không thiệt hại cho người dùng.

Nếu thực hiện theo cách tính của EVN Hà Nội, rất ít hộ gia đình sử dụng dưới 200kW/tháng được hưởng lợi, nhưng đa phần các hộ gia đình sử dụng điện với mức trung bình 300 - 400kW/tháng trở lên ảnh hưởng rất lớn.

Do tổng thời gian sử dụng kéo dài, chỉ số điện năng tăng cao nên số tiền điện của nhiều hộ gia đình thường ở thang bậc 4 kỳ này sẽ tăng lên thang bậc 5, từ thang bậc 5 tăng sẽ lên thang bậc 6, khi đó số tiền phải trả cao nhất đến 3.151 đồng/kW là điều người dân khó chấp nhận.

PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính) - cho rằng, thông thường, khách mua hàng càng nhiều thì càng được giảm giá, duy chỉ có ngành điện là khách sử dụng càng nhiều thì càng chịu giá cao. Mà giá tính bậc thang nên việc gộp 2 tháng để tính tiền 1 lần gây lo lắng hay hiểu nhầm là điều khó tránh khỏi.

Ông cho rằng, việc thay đổi ghi chỉ số công tơ cũng là trong chỉ đạo chung từ quản lý Nhà nước đến doanh nghiệp, đến người dân. Việc thống nhất ngày ghi chỉ số sẽ đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng điện, cũng như dễ dàng trong công tác quản lý, vận hành và thanh quyết toán của bên đơn vị bán điện, người sử dụng điện.

Song ông lưu ý tiền điện đang tính theo biểu lũy kế, tức dùng nhiều sẽ phải trả ở bậc thang giá cao hơn. Do đó, ngày chốt chỉ số công tơ cần được cơ quan quản lý giám sát để tránh phát sinh chi phí, khiến người tiêu dùng chịu thiệt không đáng có.

Thời điểm nào phải chốt số công tơ điện vào cuối tháng

Theo đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc thay đổi thời gian ghi chỉ số công tơ điện được EVN triển khai và có lộ trình trong cả giai đoạn từ năm 2023 - 2025.

“Trong giai đoạn này, tùy địa phương lựa chọn thời điểm chuyển đổi ghi chỉ số công tơ phù hợp với điều kiện tại mỗi địa phương. Hiện tại các tỉnh, thành phố ở phía Nam và miền Trung đã hoàn thành chuyển đổi thời gian ghi chỉ số công tơ điện, còn lại một số tỉnh, thành phố ở phía Bắc đang triển khai”, đại diện EVN thông tin.

Việc thay đổi lịch ghi chỉ số điện nhằm hỗ trợ khách hàng thuận tiện giám sát điện năng tiêu thụ hàng tháng, chủ động trong việc thanh toán tiền điện, cũng như thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định kế toán.

"Công tác này giúp cho ngành điện ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, thực hiện hạch toán doanh thu tiền điện phát sinh đúng, đủ theo từng tháng; tuân thủ, đáp ứng đúng theo yêu cầu, quy định nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước, thể hiện đầy đủ doanh thu trong năm tài chính phù hợp với chi phí phát sinh trong năm kế toán", đại diện EVN khẳng định.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Không hợp lý khi gộp hoá đơn tiền điện theo bậc thang lũy tiến

Anh Tuấn |

Trong những ngày đầu tháng 3, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội nhận được thông báo thanh toán hóa đơn tiền điện với mức trả tăng gần gấp đôi so với số tiền tháng trước đó.

Ngoài Hà Nội, còn địa phương nào gộp hoá đơn tiền điện trong tháng 2?

Anh Tuấn |

Theo tìm hiểu của Lao Động, việc thay đổi ghi chỉ số công tơ, gộp hoá đơn trong kỳ thanh toán tiền điện tháng 2 (sau Tết) chỉ duy nhất thành phố Hà Nội thực hiện. Trước Hà Nội, có một số địa phương như TPHCM, Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Bình, Thái Nguyên đã áp dụng từ tháng 9 - 10.2023.

Người dân lo bị thiệt khi Điện lực Hà Nội gộp hoá đơn

Anh Tuấn |

Ngành Điện đổi ngày ghi chỉ số công tơ về cuối tháng, nhiều hộ gia đình cảm thấy thiệt khi nhận thông báo tiền điện tháng 2 tăng cao.

Nam Định chỉ đạo xác minh vụ cát tặc lộng hành sau phản ánh của Lao Động

TRUNG DU |

Nam Định - Sau phản ánh của Báo Lao Động về tình trạng các đối tượng ngang nhiên, công khai khai thác cát trái phép nhiều ngày trên sông Đáy, đoạn giáp ranh giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định đã lập tức chỉ đạo Công an tỉnh, UBND huyện Nghĩa Hưng nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, xử lý.

Mẹ của NSND Tự Long tiết lộ điều khiến bà tự hào về con trai

Bình An |

Nghệ sĩ Minh Phức được chồng và con trai là NSND Tự Long "hộ tống" đến tận Nhà hát Lớn để nhận danh hiệu NSƯT hôm 6.3.

Trực tiếp CLB Nam Định 1-0 Thanh Hóa: Rafaelson mở tỉ số

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa câu lạc bộ Nam Định và Thanh Hóa tại vòng 13 V.League 2023-2024.

Bạc Liêu có 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh mới

NHẬT HỒ |

Chiều ngày 8.3, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bạc Liêu khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 tổ chức kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề) đã bầu 2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Bí thư Thành ủy Bạc Liêu và Bí thư Huyện ủy huyện Hồng Dân được các đại biểu đầu vào chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu.

Chính thức đấu giá băng tần 5G

KHÁNH AN |

Chiều 8.3, tại tòa nhà Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông), Công ty Đấu giá Hợp danh Số 5 Quốc gia đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 5G - khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz).

Không hợp lý khi gộp hoá đơn tiền điện theo bậc thang lũy tiến

Anh Tuấn |

Trong những ngày đầu tháng 3, nhiều hộ gia đình ở Hà Nội nhận được thông báo thanh toán hóa đơn tiền điện với mức trả tăng gần gấp đôi so với số tiền tháng trước đó.

Ngoài Hà Nội, còn địa phương nào gộp hoá đơn tiền điện trong tháng 2?

Anh Tuấn |

Theo tìm hiểu của Lao Động, việc thay đổi ghi chỉ số công tơ, gộp hoá đơn trong kỳ thanh toán tiền điện tháng 2 (sau Tết) chỉ duy nhất thành phố Hà Nội thực hiện. Trước Hà Nội, có một số địa phương như TPHCM, Phú Yên, Khánh Hoà, Quảng Bình, Thái Nguyên đã áp dụng từ tháng 9 - 10.2023.

Người dân lo bị thiệt khi Điện lực Hà Nội gộp hoá đơn

Anh Tuấn |

Ngành Điện đổi ngày ghi chỉ số công tơ về cuối tháng, nhiều hộ gia đình cảm thấy thiệt khi nhận thông báo tiền điện tháng 2 tăng cao.