Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản

Vũ Long |

Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2022 diễn ra từ ngày 5-6.7.2022 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp Việt giao thương với doanh nghiệp Nhật.

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang phát triển tích cực

Theo Bộ Công Thương, những năm qua, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, chiếm 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo. Doanh thu sản xuất, kinh doanh đạt hơn 900.000 tỉ đồng, đóng góp gần 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.

Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại những lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.

Tuy nhiên, năng suất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại nhiều địa phương còn khá thấp, thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, việc cấp vốn để đầu tư trang thiết bị còn khó, thiếu thông tin của các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng và giá rẻ ở nước ngoài…

Nhằm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có những tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo quyết liệt nhằm nâng cao vai trò, vị thế của ngành công nghiệp hỗ trợ theo tinh thần của Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22.3.2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, Bộ Công Thương triển khai thành lập 3 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại 3 vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam, với mục tiêu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất thử nghiệm, nâng cao năng suất chất lượng, tạo giá trị gia tăng cũng như tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2022

Cũng theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, Cục Xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương đã liên tục tổ chức các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam giao thương với doanh nghiệp Nhật Bản. Đây là những cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt Nam giao thương với doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó tìm kiếm khách hàng tiềm năng để hợp tác, đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp hỗ trợ sang thị trường quan trọng này.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có cơ hội giao thương với doanh nghiệp Nhật Bản, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2022, sự kiện diễn ra từ ngày 5-6.7.2022.

Sự kiện do Cục Xúc tiến thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN - Nhật Bản (AJC) phối hợp đồng tổ chức, nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tăng cường tìm kiếm đối tác, kết nối các cơ hội kinh doanh, liên kết sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Tham gia hội nghị, ngoài việc tìm đối tác hợp tác sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn có điều kiện tiếp cận, học hỏi các xu thế mới của thị trường, các thành tựu đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, gặp gỡ trực tiếp các đối tác tiềm năng Nhật Bản để phát triển ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi khi các công ty lớn thế giới chuyển dịch

An Phạm |

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi chính từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. Cụ thể, Việt Nam là điểm đến dự kiến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.

Ngành công nghiệp hỗ trợ: Nguy cơ thiếu lao động có tay nghề cao

THU GIANG |

Ngành công nghiệp trong nước đang bước vào giai đoạn phục hồi sau thời gian ngưng trệ do dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ đang gặp trở ngại về việc thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề, chất lượng cao. 

Nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để phát triển công nghiệp ôtô và công nghiệp hỗ trợ

G.M - Cường Ngô |

Việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp phát triển nền công nghiệp ôtô và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Công nghiệp hỗ trợ hưởng lợi khi các công ty lớn thế giới chuyển dịch

An Phạm |

Việt Nam sẽ là một trong những nước hưởng lợi chính từ việc chuyển dịch chuỗi cung ứng. Cụ thể, Việt Nam là điểm đến dự kiến của hàng loạt công ty lớn trên thế giới, trong bối cảnh sự gián đoạn hoạt động sản xuất do tình hình dịch COVID-19 ở Trung Quốc đã buộc các công ty phải tìm cách chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi nước này.

Ngành công nghiệp hỗ trợ: Nguy cơ thiếu lao động có tay nghề cao

THU GIANG |

Ngành công nghiệp trong nước đang bước vào giai đoạn phục hồi sau thời gian ngưng trệ do dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ đang gặp trở ngại về việc thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề, chất lượng cao. 

Nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để phát triển công nghiệp ôtô và công nghiệp hỗ trợ

G.M - Cường Ngô |

Việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa, hỗ trợ các nhà cung cấp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp sẽ giúp phát triển nền công nghiệp ôtô và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.