Ngành công nghiệp hỗ trợ: Nguy cơ thiếu lao động có tay nghề cao

THU GIANG |

Ngành công nghiệp trong nước đang bước vào giai đoạn phục hồi sau thời gian ngưng trệ do dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ đang gặp trở ngại về việc thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có tay nghề, chất lượng cao. 

Thiếu hụt nghiêm trọng

Dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, trong 5 năm tới sẽ có khoảng 1/3 công việc sẽ thay đổi theo yêu cầu thực tiễn. Trong đó, chỉ 40% lao động khó có khả năng đáp ứng yêu cầu mới khi kỹ năng lao động không được nâng lên.

Kết quả khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới đây cũng cho thấy, dự kiến trong năm 2022 tại các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm, nhiều DN có nhu cầu tuyển dụng khoảng 700.000 lao động. Sự thiếu hụt lao động chưa xảy ra vào đầu năm mà có thể tăng vào quý II khi các DN này bắt đầu hoạt động trở lại với công suất cao nhất, lúc đó nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng cao.

Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin: Hiện nay, chỉ có khoảng 24,5% lao động có bằng cấp, chứng chỉ.

Mục tiêu đặt ra, đến năm 2025 có khoảng 30 - 35% lao động có bằng cấp, chứng chỉ, đến năm 2030 đạt 40 - 45%. Đây là mục tiêu rất cao, đòi hỏi nỗ lực lớn và đưa ra giải pháp là đào tạo nâng cao tay nghề, thích ứng công nghệ mới thông qua DN và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

“Phải nâng cao hơn nữa tỉ lệ lao động qua đào tạo, nâng cao ý thức, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh mới, trong kỷ nguyên mới với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc của nhiều bộ ngành, đoàn thể mà quan trọng nhất là giữa nhà trường và DN” - ông Tào Bằng Huy (Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) khuyến cáo.

Chú trọng đào tạo, thu hút lao động

Nhiều chuyên gia về thị trường lao động cũng đưa ra nhận xét tương tự khi cho rằng, cần có sự đồng hành của DN trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Chia sẻ với báo chí, bà Nguyễn Thị Vân Anh (Giám đốc kinh doanh khu vực miền Nam Cty VietnamWorks), nhà cung cấp dịch vụ tuyển dụng tại Việt Nam cho biết, nhân lực chất lượng cao đang có xu hướng tập trung vào một số khu vực trung tâm. Do đó, những khu công nghiệp, đặc biệt là những khu công nghiệp mới sẽ bị thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Nguyên nhân thiếu hụt lao động phổ thông chất lượng cao là do sự phân bổ đào tạo theo ngành mất cân bằng, có những ngành thừa và những ngành còn thiếu.

Ngoài ra, theo bà Vân Anh, một số nhân lực chất lượng cao đã được đào tạo, quen với môi trường và phong cách làm việc của các công ty đa quốc gia cũng sẽ khó thực hiện được và đáp ứng được yêu cầu của DN trong nước.

“Chúng tôi thấy rõ sự khác biệt về nhận thức giữa các DN dẫn đến không chỉ DN không dám đăng ký để được thụ hưởng hỗ trợ của Nhà nước mà vô hình trung còn gây thiệt thòi cho người lao động.

Vì vậy, cần tháo gỡ nút thắt gắn kết giữa DN với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương, các cơ sở đào tạo cũng cần hoàn thiện chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu sản xuất tại các DN” - ông Nguyễn Văn Thân (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ) đề xuất.

THU GIANG
TIN LIÊN QUAN

Thiếu lao động, doanh nghiệp "tăng tốc" tuyển dụng

ANH THƯ |

Thị trường lao động phục hồi, doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng lao động phục vụ cho đơn hàng gia tăng trong thời gian tới.

Đồng Nai: Doanh nghiệp may mặc giày da lại “than” thiếu lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai -  Tại hội nghị giao ban Công đoàn cơ sở các doanh nghiệp dệt may, giày da trên địa bàn tỉnh do LĐLĐ tỉnh vừa tổ chức, đại diện các doanh nghiệp đã phản ánh nhiều hạn chế khó khăn trong quá trình khôi phục sản xuất. Trong đó, vấn đề thiếu hụt lao động đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Nguy cơ thiếu lao động cục bộ tại các khu công nghiệp

Văn Tùng |

Tình trạng thiếu lao động tại các cụm, khu công nghiệp đã không còn quá căng thẳng như thời điểm cuối năm 2021. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp không thể tuyển đủ lượng công nhân cần thiết để mở rộng và phục hồi sản xuất kinh doanh.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Thiếu lao động, doanh nghiệp "tăng tốc" tuyển dụng

ANH THƯ |

Thị trường lao động phục hồi, doanh nghiệp đẩy mạnh tuyển dụng lao động phục vụ cho đơn hàng gia tăng trong thời gian tới.

Đồng Nai: Doanh nghiệp may mặc giày da lại “than” thiếu lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai -  Tại hội nghị giao ban Công đoàn cơ sở các doanh nghiệp dệt may, giày da trên địa bàn tỉnh do LĐLĐ tỉnh vừa tổ chức, đại diện các doanh nghiệp đã phản ánh nhiều hạn chế khó khăn trong quá trình khôi phục sản xuất. Trong đó, vấn đề thiếu hụt lao động đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Nguy cơ thiếu lao động cục bộ tại các khu công nghiệp

Văn Tùng |

Tình trạng thiếu lao động tại các cụm, khu công nghiệp đã không còn quá căng thẳng như thời điểm cuối năm 2021. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp không thể tuyển đủ lượng công nhân cần thiết để mở rộng và phục hồi sản xuất kinh doanh.