Gạo Điện Biên - đặc sản trên cánh đồng Mường Thanh chưa phát huy giá trị

THANH HIỀN |

Gạo Điện Biên là một thương hiệu khá quen thuộc với nhiều người dân ở mọi miền đất nước. Thế nhưng người nông dân trên cánh đồng Mường Thanh lại chưa được hưởng đúng giá trị từ thứ gạo đặc sản nức tiếng này. Vậy nguyên nhân do đâu?

Đặc sản được thiên nhiên ưu ái ban tặng

Có thể nói rằng, Gạo Điện Biên là một thương hiệu, một đặc sản rất riêng của mảnh đất du lịch Điện Biên. Mỗi du khách khi đặt chân đến mảnh đất này, trong số những đặc sản mua về bao giờ cũng có 10-20kg gạo. Thậm chí, có nhiều du khách ăn quen rồi không ăn được gạo khác nên cứ hết lại phải nhờ người quen gửi về.

Một lái xe khách chạy tuyến Điện Biên - Hà Nội cho biết, trong khoang hàng hóa mà khách hàng đem theo (hoặc gửi) hôm nào cũng có 2-3 tạ gạo, thậm chí nhiều hơn. Bình quân, mỗi ngày từ Điện Biên có cả vài chục chuyến xe khách chạy đi các tỉnh, đó là chưa kể đường hàng không. Nói như vậy để thấy Gạo Điện Biên được ưa chuộng như thế nào.

Đó là những hạt gạo được gieo cấy trên Cánh đồng Mường Thanh - nơi được coi là vựa lúa lớn nhất của khu vực Tây Bắc. “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” là câu nói về 4 cánh đồng, 4 vựa lúa lớn ở Tây Bắc, đó chính là các cánh đồng: Mường Thanh (Điện Biên), Mường Lò (Yên Bái), Mương Than (Lai Châu) và Mường Tấc (Sơn La).

 
Nông dân thu hoạch lúa trên Cánh đồng Mường Thanh. Ảnh: Văn Thành Chương

Cánh đồng Mường Thanh có diện tích khoảng 140km2, nằm trải dài hơn 20km quanh lòng chảo Điện Biên với chiều rộng trung bình 6km. Cánh đồng được bao quanh bởi các dãy núi có nhiều nguồn nước tưới giàu phù sa, đặc biết được cung cấp nước chủ động quanh năm từ công trình “Đại thủy nông Nậm Rốm”. Cùng với khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với cây lúa đã đem lại rất nhiều điều kiện thuận lợi cho người nông dân.

Với diện tích đất sản xuất lúa khoảng hơn 4.000ha, năng suất bình quân đạt hơn 63 tạ/ha, trung bình mỗi năm cánh đồng Mường Thanh cho gần 50.000 tấn thóc. Khoảng 95% diện tích trồng các giống lúa chất lượng cao, ngoài việc cung cấp nhu cầu tại chỗ, mỗi năm nông dân lòng chảo Điện Biên cung cấp hàng chục nghìn tấn gạo chất lượng cao cho thị trường.

Cùng là một giống lúa nhưng khi được gieo trồng trên cánh đồng Mường Thanh thì sẽ cho sản phẩm khác biệt, năng suất hơn và những hạt gạo cũng dẻo hơn và thơm ngon hơn… Đó chính là món quà mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nông dân trên cánh đồng Mường Thanh.

Một số loại gạo được bày bán trong siêu thị tại TP Điện Biên Phủ.
Một số loại gạo được bày bán trong siêu thị tại TP Điện Biên Phủ.

Vì sao Gạo Điện Biên chưa phát huy giá trị?

Mặc dù Gạo Điện Biên đã được khẳng định chất lượng, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm, tuy nhiên, Gạo Điện Biên vẫn chưa phát huy giá trị được coi là “đặc sản” mà thiên nhiên ban tặng. Do vậy, nhiều người nông dân cũng không còn mặn mà với đồng ruộng vì giá trị mà cây lúa đem lại không đáp ứng được các nhu cầu trong giai đoạn phát triển như hiện nay.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một cán bộ Phòng NNPTNT huyện Điện Biên - phần lớn diện tích cánh đồng Mường Thanh năm trên địa bàn này, cho rằng, người dân không có thu nhập tốt từ thương hiệu Gạo Điện Biên do giá thành sản phẩm chưa tương xứng với giá trị.

Ông dẫn chứng: “Nếu tính bình quân mỗi gia đình gieo trồng khoảng 3ha lúa thì mỗi tháng tính ra chỉ có thu nhập từ 700.000-800.000 đồng. Nguyên nhân do chi phí đầu vào cao, giá thành sản phẩm lại thấp và không ổn định. Còn khi sản phẩm trở thành hàng hóa phân phối ra thị trường với giá thành cao hơn lại chủ yếu là do các doanh nghiệp hoặc lái buôn” - vị cán bộ này nói.

Giá một số loại gạo được bày bán tại 1 siêu thị.
Giá một số loại gạo được bày bán tại 1 siêu thị.

Qua khảo sát tại các chợ quanh khu vực TP Điện Biên Phủ, các loại gạo tẻ được bán với giá dao động từ 17.000-21.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại các đại lý (bán gạo có kèm đóng bao bì Gạo Điện Biên), hoặc trong các siêu thị thì giá các loại gạo này lại giao động từ 26.000-32.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, một số loại gạo như “tẻ Thái Lan” hay “Neptube” lại có giá cao hơn gạo Điện Biên, giá giao động từ 36.000-38.000 đồng/kg.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, Gạo Điện Biên không phát huy được thế mạnh vì chưa xây dựng được thương hiệu ổn định và còn trong tình trạng “nhập nhèm” giữa các loại gạo.

Theo đó, năm 2014 sản phẩm Gạo Điện Biên đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý với 2 giống lúa IR64 và Bắc Thơm 7. Điều đó được hiểu là một chứng chỉ đảm bảo sản phẩm gạo có nguồn gốc tại Điện Biên, có chất lượng, có danh tiếng khác với sản phẩm khác hoặc sản phẩm cùng loại ở vùng khác.

Thế nhưng, khi tìm kiếm từ khóa “Gạo Điện Biên” có thể thấy rất nhiều loại gạo mang thương hiệu này được bán ở nhiều nơi với giá thấp hơn cả giá tại nơi xuất xứ của sản phẩm. Như vậy, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu vẫn diễn ra phổ biến nhưng chưa có đơn vị nào đứng ra bảo vệ thương hiệu này.

Mặt khác, theo tìm hiểu của phóng viên, ngay tại Điện Biên, đến nay cũng chưa có đơn vị, doanh nghiệp nào sử dụng và phát huy hiệu quả chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo của mình.

Như vậy có thể thấy, những giá trị, tiềm năng to lớn của Gạo Điện Biên - những hạt ngọc trên Cánh đồng Mường Thanh vẫn chưa phát huy hết giá trị vốn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những người nông dân.

THANH HIỀN
TIN LIÊN QUAN

Điện Biên có 4 làng nghề truyền thống lần đầu được công nhận

THANH BÌNH |

Điện Biên - Chiều 6.10, lần đầu tiên Hội đồng xét duyệt của tỉnh đã công nhận 4 nghề, làng nghề truyền thống đủ tiêu chuẩn theo nghị định của Chính phủ.

Đại Thủy nông Nậm Rốm - công trình của thanh niên đang "lão hóa” sớm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Cung cấp nước tưới cho toàn bộ cánh đồng Mường Thanh - vựa lúa lớn nhất khu vực Tây Bắc - đại thủy nông Nậm Rốm được coi là “mạch sống” của lòng chảo Điện Biên. Dù được thiết kế để có tuổi thọ 100 năm, nhưng mới được hơn nửa chặng đường, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.

Mùa vàng trên cánh đồng Mường Thanh

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên) là vựa lúa lớn nhất khu vực Tây Bắc với diện tích trên 140km2. Đây cũng là 1 địa danh nổi tiếng gắn với lịch sử và truyền thuyết từ thuở khai thiên, lập địa của đồng bào dân tộc Thái.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Hà Nội chốt ba môn thi vào lớp 10 năm học 2023-2024

Vân Trang |

Năm nay, Hà Nội sẽ thi tuyển 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập.

Phú Thọ: Dân khốn khổ vì dự án đường cao hơn nền nhà cả mét

Tô Công - Minh Nguyễn |

Người dân sống tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao bức xúc vì dự án đường nâng nền lên quá cao, gây phiền toái thậm chí là thiệt hại cho nhiều hộ gia đình.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Điện Biên có 4 làng nghề truyền thống lần đầu được công nhận

THANH BÌNH |

Điện Biên - Chiều 6.10, lần đầu tiên Hội đồng xét duyệt của tỉnh đã công nhận 4 nghề, làng nghề truyền thống đủ tiêu chuẩn theo nghị định của Chính phủ.

Đại Thủy nông Nậm Rốm - công trình của thanh niên đang "lão hóa” sớm

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Cung cấp nước tưới cho toàn bộ cánh đồng Mường Thanh - vựa lúa lớn nhất khu vực Tây Bắc - đại thủy nông Nậm Rốm được coi là “mạch sống” của lòng chảo Điện Biên. Dù được thiết kế để có tuổi thọ 100 năm, nhưng mới được hơn nửa chặng đường, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng.

Mùa vàng trên cánh đồng Mường Thanh

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên) là vựa lúa lớn nhất khu vực Tây Bắc với diện tích trên 140km2. Đây cũng là 1 địa danh nổi tiếng gắn với lịch sử và truyền thuyết từ thuở khai thiên, lập địa của đồng bào dân tộc Thái.