Dự báo lạm phát vẫn tiếp diễn trong năm sau

Quý An (theo Bloomberg) |

IMF cảnh báo lạm phát vẫn dai dẳng và tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn vào năm 2024.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã dỡ bỏ dự báo lạm phát toàn cầu trong năm tới. Tổ chức này cũng kêu gọi các ngân hàng Trung ương duy trì chính sách thắt chặt cho đến khi áp lực giá cả giảm bớt lâu dài.

IMF đã tăng dự báo về tốc độ tăng giá tiêu dùng trên toàn thế giới lên 5,8% trong năm tới, tăng từ mức 5,2% được phân tích trong 3 tháng trước.

Ở hầu hết các quốc gia, IMF, cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi tình hình kinh tế toàn cầu, dự đoán lạm phát sẽ duy trì trên mức mục tiêu cho đến năm 2025.

Các dự báo này là một sự kiện rất được mong đợi tại các cuộc họp thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), diễn ra vào tuần này tại Marrakech, Maroc. Diễn biến tại Trung Đông mới đây đã cho thấy bất ổn toàn cầu ngày càng gia tăng.

Các ngân hàng Trung ương ở các nền kinh tế lớn đã tăng lãi suất mạnh mẽ trong hơn một năm qua nhằm kiềm chế lạm phát. Giá cả đã tăng cao tới 8,7% trên toàn thế giới vào năm 2022 - mức cao nhất kể từ giữa những năm 1990.

Pierre-Olivier Gourinchas - nhà kinh tế trưởng của IMF - cho biết: “Chính sách tiền tệ cần được thắt chặt ở hầu hết các khu vực cho đến khi lạm phát giảm xuống mức mục tiêu một cách lâu dài”.

Sự gia tăng lạm phát được thúc đẩy bởi các yếu tố bao gồm gián đoạn chuỗi cung ứng do COVID-19; kích thích tài chính để ứng phó với tình trạng đóng cửa toàn cầu; thị trường lao động eo hẹp ở Mỹ; gián đoạn về lương thực và năng lượng do xung đột tại Ukraina.

IMF dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 2,9% trong năm tới, giảm 0,1% so với triển vọng đưa ra hồi tháng 7 và dưới mức trung bình 3,8% của hai thập kỷ trước đại dịch. Dự báo đến hết năm 2023 không thay đổi ở mức 3%.

Kể từ tháng 4, IMF đã cảnh báo triển vọng trung hạn đã suy yếu. Các yếu tố cản trở bao gồm hậu quả lâu dài của đại dịch; xung đột Ukraina; sự phân chia nền kinh tế thế giới thành các khối; chính sách thắt chặt của các ngân hàng Trung ương.

Ông Gourinchas nói: “Chúng tôi thấy nền kinh tế toàn cầu đang đi khập khiễng và chưa thực sự tăng tốc”.

Dù triển vọng tăng trưởng toàn cầu thấp nhưng vẫn tương đối ổn định. IMF nhận thấy, khả năng cao các ngân hàng Trung ương có thể kiềm chế lạm phát mà không khiến thế giới rơi vào suy thoái.

Tuy nhiên, sự ổn định trong dự báo tổng hợp của IMF về tăng trưởng đã che giấu một số thay đổi quan trọng trong dự báo của từng quốc gia được làm nền tảng. Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã nâng dự báo cho năm nay lên 2,1% từ mức 1,8% trong tháng 7 và ước tính của năm tới tăng từ 1% lên 1,5%.

IMF dự báo tỉ lệ thất nghiệp tại Mỹ sẽ tăng lên mức cao nhất là 4% vào quý IV/2024 - thấp hơn mức 5,2% dự kiến hồi tháng 4, “phù hợp với việc nền kinh tế Mỹ hạ cánh nhẹ nhàng hơn dự kiến trước đó”.

Ước tính tăng trưởng của khu vực đồng Euro cũng bị giảm xuống còn 0,7% đến hết năm 2023 so với ước tính 0,9% trước đó và xuống còn 1,2% vào năm 2024 từ mức dự báo 1,5%.

Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm nay được dự báo lên 2% so với 1,4% trước đó. Nước này được hỗ trợ bởi du lịch tăng mạnh, các chính sách hỗ trợ và sự phục hồi trong xuất khẩu ôtô vốn bị chuỗi cung ứng kìm hãm trước đây.

Quý An (theo Bloomberg)
TIN LIÊN QUAN

Nếu tiếp tục hạ lãi suất, cái giá sẽ là tỉ giá tăng và nhập khẩu lạm phát

Tuyết Lan (thực hiện) |

“Hiện nay không nên tiếp tục giảm lãi suất điều hành, mà cần phải có những chính sách về tín dụng riêng biệt cho từng ngành để tăng trưởng kinh tế. Nếu tiếp tục giảm lãi suất có thể đánh đổi rủi ro về tỉ giá và lạm phát. Khi tỉ giá gia tăng sẽ mất cân đối về cung cầu, ngoại tệ trên thị trường. Từ đó, tác động đến phần lớn giá cả trong nước và sản phẩm nhập khẩu, ảnh hưởng lên chỉ số CPI” - TS Châu Đình Linh - chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM - trả lời phỏng vấn của PV Báo Lao Động.

Từ nay đến cuối năm có thể yên tâm kiểm soát tốt lạm phát

Đức Mạnh |

Theo giới chuyên gia, lạm phát và tỷ giá tăng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Thị trường các mặt hàng thiết yếu nhờ đó không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá hàng hóa tăng giảm đan xen.

Lạm phát hạ nhiệt ở châu Âu

Quý An (theo Bloomberg) |

Lạm phát lõi ở khu vực đồng Euro đạt mức thấp nhất trong 1 năm.

Gần 80 nhân viên kế toán trường học tại Nghệ An kêu khổ

QUANG ĐẠI |

Nhân viên kế toán trường học tại Nghệ An phản ánh khối lượng công việc nhiều, căng thẳng trong khi lương quá thấp, không có phụ cấp nghề, phụ cấp thâm niên, nhiều năm liền không có kì thi chuyển ngạch.

Chốt thời điểm đấu giá lại biển số 51K-888.88 từng được trả hơn 32 tỉ đồng

KHÁNH AN |

Theo thông tin từ Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam, 6 biển số "siêu đẹp" từng được đấu giá vào ngày 15.9 sẽ được đấu giá lại trong tháng 10.

Tin 20h: Lý giải cơn sốt đất nền ở huyện Gia Lâm khi có thông tin lên quận

NHÓM PV |

Bản tin thời sự 20h: Lý giải cơn sốt đất nền tại huyện Gia Lâm khi có thông tin lên quận; Nhân viên ngành giáo dục lương thấp sao sống được bằng nghề?; Phụ huynh tiếp tục đến Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders đòi học phí...

Công khai chủ tịch, bộ trưởng không tiếp công dân để có chế tài xử lý

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị bổ sung rõ địa chỉ cụ thể cá nhân, cơ quan, đơn vị chưa trực tiếp tiếp công dân để xác định trách nhiệm, có chế tài xử lý thích hợp.

Thái Bình và Nghệ An lần đầu gia nhập nhóm tỉ đô về thu hút vốn FDI

Đức Mạnh |

Nghệ An và Thái Bình là địa phương lần đầu tiên thu hút vốn FDI vượt mốc 1 tỉ USD/năm. Đây là kết quả của nỗ lực chuẩn bị tốt điều kiện về hạ tầng và môi trường đầu tư thông thoáng.

Nếu tiếp tục hạ lãi suất, cái giá sẽ là tỉ giá tăng và nhập khẩu lạm phát

Tuyết Lan (thực hiện) |

“Hiện nay không nên tiếp tục giảm lãi suất điều hành, mà cần phải có những chính sách về tín dụng riêng biệt cho từng ngành để tăng trưởng kinh tế. Nếu tiếp tục giảm lãi suất có thể đánh đổi rủi ro về tỉ giá và lạm phát. Khi tỉ giá gia tăng sẽ mất cân đối về cung cầu, ngoại tệ trên thị trường. Từ đó, tác động đến phần lớn giá cả trong nước và sản phẩm nhập khẩu, ảnh hưởng lên chỉ số CPI” - TS Châu Đình Linh - chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM - trả lời phỏng vấn của PV Báo Lao Động.

Từ nay đến cuối năm có thể yên tâm kiểm soát tốt lạm phát

Đức Mạnh |

Theo giới chuyên gia, lạm phát và tỷ giá tăng vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Thị trường các mặt hàng thiết yếu nhờ đó không có biến động bất thường, nguồn cung được bảo đảm, giá hàng hóa tăng giảm đan xen.

Lạm phát hạ nhiệt ở châu Âu

Quý An (theo Bloomberg) |

Lạm phát lõi ở khu vực đồng Euro đạt mức thấp nhất trong 1 năm.