Dự án chăn nuôi bò 2.632 tỉ đồng ở Đắk Nông... "sớm nở, tối tàn"

Phan Tuấn - Phương Nhiên |

Đắk Nông - Đầu năm 2016, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai triển khai dự án nuôi bò công nghệ cao tại tỉnh Đắk Nông với quy mô đầu tư hơn 2.632 tỉ đồng. Thế nhưng, siêu dự án này chỉ "sớm nở, tối tàn" đã khiến cho rất nhiều người dân vô cùng thất vọng.

"Vẽ" dự án nuôi bò siêu khủng hơn 2.632 tỉ đồng

Tháng 1.2016, dự án chăn nuôi bò công nghệ cao của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai được được UBND tỉnh Đắk Nông chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu với quy mô đàn bò hơn 33.000 con. Trong đó, có 10.000 con bò sữa, 20.000 con bò thịt và 3.000 con bò giống thịt. Dự án được triển khai tại xã Quảng Phú, huyện Krông Nô.

Mục tiêu của dự án sẽ phát triển tạo thành trang trại chăn nuôi bò thịt, bò sữa theo mô hình trang trại, tập trung, chuyển giao kỹ thuật cho người dân xung quanh vùng dự án. Khi dự án đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai sẽ cung cấp con giống cao sản cho nông dân, dần thay thế cho bò con nhập khẩu.

Đặc biệt, dự án nuôi bò hơn 2.632 tỉ đồng sẽ thu hút, tạo việc làm và gắn kết doanh nghiệp với người nông dân trong phát triển nông nghiệp, nâng cao trình độ canh tác, đóng góp cho ngân sách địa phương...

Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trên tổng diện tích 1.500ha. Cụ thể, giai đoạn 1 sẽ triển khai xây trang trại và cơ sở hạ tầng là 75,68ha, còn 198ha sẽ được sử dụng trồng nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc.

Giai đoạn 2, sẽ khảo sát tại tiểu khu 1327, 1333 và 1334 với diện tích hơn 1.226ha. Dự kiến đến tháng 10.2018 dự án sẽ hoàn thành việc đầu tư xây dựng hạ tầng, mua sắm máy móc, thiết bị, nhập bò và trồng cỏ để chăn nuôi.

Thực tế, chủ đầu tư đã xây dựng 2 chuồng trại với quy mô rộng hàng nghìn mét vuông. Trong khoảng 2 năm đầu tiên, chủ đầu tư cũng đã trồng nhiều héc ta cỏ voi, nhập nhiều con bò về để chăn nuôi.

Tuy nhiên, siêu dự án này được đánh giá là "sớm nở, tối tàn" như bông hoa phù dung. Những ngày này, quay trở lại vùng dự án, chúng tôi không thấy bất cứ con bò nào. Toàn bộ dự án là cây bụi mọc um tùm. Đặc biệt, ở 2 chuồng trại được xây dựng với mục đích nuôi bò nay đã hoen ố, rỉ sét, nền nhà bị bong tróc, nứt nẻ...

Nhiều hạng mục của trang trại chăn nuôi bò bị rỉ sét, hư hỏng. Ảnh: Phan Tuấn
Nhiều hạng mục của trang trại chăn nuôi bò bị rỉ sét, hư hỏng. Ảnh: Phan Tuấn

Nỗi thất vọng của người dân nghèo

Ngày 12.10. 2020, trang trại chăn nuôi bò lớn nhất tỉnh Đắk Nông và khu vực Tây Nguyên chính thức... "hóa kiếp".

Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông đã quyết định điều chỉnh chủ trương Dự án Trang trại chăn nuôi bò của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai từ 33.000 con xuống còn 1.000 con bò sinh sản, bò giống; phát triển đàn chăn nuôi heo giống, thịt thương phẩm xuất trại 110.000 con/năm, 4.800 con nái.

Với việc thay đổi quy mô này, tổng số vốn đầu tư cũng đã thay đổi, giảm xuống chỉ còn 254 tỉ đồng, với diện tích đất còn lại là gần 71ha.

Theo cơ quan chức năng, về nguồn gốc đất thực hiện dự án của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai là đất của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Đức chuyển về cho địa phương quản lý sử dụng. Hàng chục năm trước đã bị người dân xâm canh, lấn chiếm, sử dụng trái phép.

Trên phần đất này, ngoài người dân bản địa còn có nhiều người dân đến đây để mua lại với giá 30-40 triệu đồng/ha để phát triển sản xuất.

Ông Y'Vinh H'long, ở thôn Phú Lợi cho biết, gia đình bị thu hồi 3ha đất với mức hỗ trợ được đưa ra là 15 triệu đồng. Lúc đầu nghe họ hứa hẹn thì mình cũng mừng, nghĩ dân thôn Phú Lợi ở đây sắp được thoát nghèo, không còn đói khổ, có công ăn việc làm… Vì nhà mình ở đây mà lại có việc làm thì tiện quá còn gì nữa.

Theo anh Y'Vinh Hlong, nhà anh có 5 người con thì có một đứa được chủ dự án nuôi bò nhận vào làm việc trong khoảng 2 năm đầu. Thế nhưng, sau đó công ty bất thình lình chuyển hết đàn bò đi rồi "đắp chiếu" dự án cho đến nay.

"Thời công ty còn hoạt động con trai tôi và khoảng 20 người địa phương được nhận vào làm việc. Tuy nhiên, con trai tôi nhanh chóng rơi vào cảnh thất nghiệp phải lặn lội hơn 300km đến tỉnh Bình Dương để làm công nhân. Bây giờ họ đi luôn rồi, chỉ có dân là khổ thôi" – ông Y’Vinh Hlong cho biết.

Tương tự, bà Y Ngúc, một người dân ở đây cho biết, nhà tôi có 1,6ha bị thu hồi và được nhận 7,5 triệu đồng tiền hỗ trợ đền bù. Họ hứa là sẽ đền đất thổ cư khác cho dân, cứ 1 khẩu là cấp 5 sào, rồi nuôi dân trong 3 năm (cấp gạo, cấp lúa, tiền bạc) nhưng rốt cuộc có cấp đâu.

Thậm chí, con tôi đi làm cắt cỏ ở trại bò, ông hứa làm nuôi ăn, nuôi ở nhưng không có nên con tôi làm được 1 tháng xong cũng nghỉ. Họ trả cho con tôi có có 3 triệu đồng tháng.

Liên quan đến việc triển khai thực hiện dự án, ông Đỗ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú chia sẻ, trước kia chính quyền địa phương rất mong muốn dự án đi vào hoạt động để đảm bảo công tác thu ngân sách, tạo công ăn việc làm trên địa bàn, đặc biệt là các hộ bị thu hồi đất. Tuy nhiên đến nay mô hình hoạt động không hiệu quả nên gây bức xúc trong nhân dân.

Phan Tuấn - Phương Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội chỉ đạo nóng vụ “Trục lợi từ các dự án đắp chiếu ở quận Nam Từ Liêm"

NHÓM PV |

Hà Nội - Sau khi loạt phóng sự của Báo Lao Động được đăng tải, nêu thực trạng nhiều cá nhân móc nối với một số cán bộ, công chức tại địa phương (trên địa bàn quận Nam Từ Liêm) để “hô biến”, “làm luật” và ngang nhiên sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND TP.Hà Nội - Lê Hồng Sơn đã đưa ra ý kiến chỉ đạo về vụ việc này.

Bảo kê sai phạm, thất thoát tiền tỉ: Bí mật bên trong những dự án đắp chiếu

Nhóm PV |

Thời gian qua, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước vô cùng quyết liệt và bước đầu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng vặt vẫn âm ỉ diễn ra. Một bộ phận cán bộ tại địa phương hình thành “văn hóa phong bì”, vì đồng tiền sẵn sàng bảo kê cho các hành vi trái luật, gây bức xúc cho người dân, thất thoát tài sản Nhà nước. Phóng viên Báo Lao Động đã có nhiều tháng xâm nhập vào “thế giới ngầm” cho thuê mặt bằng tại Thủ đô.

Hoàn tất cáo trạng truy tố nữ giám đốc vẽ dự án ma lừa đảo hơn 550 tỉ

Anh Tú |

TPHCM  - Viện KSND TPHCM vừa ban hành cáo trạng và chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp để xét xử bà Phạm Thị Tuyết Nhung - Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Angel Lina - và 3 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 550 tỉ đồng của 413 bị hại.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Hà Nội chỉ đạo nóng vụ “Trục lợi từ các dự án đắp chiếu ở quận Nam Từ Liêm"

NHÓM PV |

Hà Nội - Sau khi loạt phóng sự của Báo Lao Động được đăng tải, nêu thực trạng nhiều cá nhân móc nối với một số cán bộ, công chức tại địa phương (trên địa bàn quận Nam Từ Liêm) để “hô biến”, “làm luật” và ngang nhiên sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách điều hành UBND TP.Hà Nội - Lê Hồng Sơn đã đưa ra ý kiến chỉ đạo về vụ việc này.

Bảo kê sai phạm, thất thoát tiền tỉ: Bí mật bên trong những dự án đắp chiếu

Nhóm PV |

Thời gian qua, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước vô cùng quyết liệt và bước đầu đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng vặt vẫn âm ỉ diễn ra. Một bộ phận cán bộ tại địa phương hình thành “văn hóa phong bì”, vì đồng tiền sẵn sàng bảo kê cho các hành vi trái luật, gây bức xúc cho người dân, thất thoát tài sản Nhà nước. Phóng viên Báo Lao Động đã có nhiều tháng xâm nhập vào “thế giới ngầm” cho thuê mặt bằng tại Thủ đô.

Hoàn tất cáo trạng truy tố nữ giám đốc vẽ dự án ma lừa đảo hơn 550 tỉ

Anh Tú |

TPHCM  - Viện KSND TPHCM vừa ban hành cáo trạng và chuyển hồ sơ sang TAND cùng cấp để xét xử bà Phạm Thị Tuyết Nhung - Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Angel Lina - và 3 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 550 tỉ đồng của 413 bị hại.