Lao đao vì nhân lực công nghệ thời Covid-19

Doanh nghiệp Việt và bài toán “sống còn”về nhân lực công nghệ thời COVID-19

Thu Hằng |

Doanh nghiệp Việt càng thêm chật vật trước “nỗi đau” thiếu hụt nhân sự chuyên môn.

Chuyên gia nước ngoài thì bị hạn chế di chuyển tới Việt Nam, trong khi nhân sự trong nước lại chưa đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Trước tình hình ấy, đâu là lời giải cho chiến lược nhân lực của doanh nghiệp công nghệ Việt?

Doanh nghiệp Việt thời COVID-19: lao đao vì nhân lực công nghệ

Nhiều năm nay, công nghệ thông tin (CNTT) vẫn luôn là ngành “khát” nhân lực cả về lượng và chất. Năm 2020, Việt Nam đang thiếu đến 400.000 nhân sự CNTT, và ước tính con số này sẽ còn tăng đến 500.000 người vào năm 2021. Thêm vào đó, hiện chỉ có khoảng 27% lao động CNTT là có thể đáp ứng yêu cầu. Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã Hội chia sẻ, phần lớn lao động Việt Nam còn thiếu sót về kiến thức cơ bản, kỹ năng chuyên môn – đặc biệt là kỹ năng mềm, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, phản biện, giải quyết vấn đề…

Trong bối cảnh nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự khốc liệt, ngành CNTT lại đứng trước một bài toán nan giải: thiếu nhân lực. (Ảnh minh họa)
Trong bối cảnh nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự khốc liệt, doanh nghiệp Việt ngành CNTT lại đứng trước một bài toán nan giải: thiếu nhân lực. (Ảnh minh họa)

Hướng đi mà hầu hết doanh nghiệp Việt Nam hướng đến là mời gọi nguồn nhân lực từ nước ngoài. Song, những tháng qua, việc hạn chế di chuyển và nhập cảnh đối với người nước ngoài do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp này “lao đao” thấy rõ. Tháng 4/2020, Bộ Lao động đã phải kiến nghị Thủ tướng cho ý kiến ưu tiên gần 8.500 chuyên gia, lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Trong số này, chủ yếu là các lao động có chuyên môn kỹ thuật cao và kinh nghiệm quản lý tại các dự án công nghệ mới của tập đoàn đa quốc gia như LG, Samsung,… Văn bản Bộ Lao động nêu rõ: “Nếu tình trạng thiếu hụt chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật... tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, thời gian hoàn thành các hạng mục công trình, dự án trọng điểm, cấp thiết, […] dẫn đến ngừng việc, giãn việc ở một số vị trí khác trong doanh nghiệp”. Tuy nhiên, về lâu dài, việc tìm đến nhân lực nước ngoài sẽ khiến ngành CNTT nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung bị lệ thuộc. Đứng trước hồi chuông cảnh báo về sự bất cân đối trong cơ cấu nhân sự CNTT, các doanh nghiệp nên làm gì?

Chìa khóa cho bài toán nhân sự công nghệ: tầm nhìn xa và chiến lược lâu bền

Nếu không muốn rơi vào thế bị động trước các tình huống như COVID-19, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước chiến lược nhân sự lâu dài. Câu chuyện của Cốc Cốc cùng lộ trình phát triển nhân sự trong thời gian qua là một ví dụ điển hình

Không dựa dẫm hoàn toàn vào nhân sự nước ngoài

Khi mới thành lập, Cốc Cốc gặp khó khăn trong việc tuyển dụng do đặc thù của sản phẩm là công cụ tìm kiếm trình duyệt – lĩnh vực không nhiều nhân sự CNTT ở Việt Nam có thể làm được. Trình duyệt hàng đầu Việt Nam khi ấy quyết định tuyển dụng những nhân sự giỏi từ Nga – nơi sở hữu những lập trình viên được đánh giá tốt nhất trên thế giới. Trong suốt quá trình hoạt động, Cốc Cốc vẫn không ngừng chiêu mộ nhân sự Việt giỏi về công nghệ và quản lý để cùng làm việc, học hỏi và dần làm chủ sản phẩm. Công ty cũng tập trung tổ chức các buổi đào tạo nội bộ về cách thức xây dựng, vận hành công cụ tìm kiếm dựa trên các mô hình đã thành công ở Nga. Nhờ vậy, tay nghề của đội ngũ nhân sự ngày càng được nâng cao, công ty cũng dần hạn chế được mức độ phụ thuộc vào lao động nước ngoài. Hiện tại, chỉ 4% nhân sự Cốc Cốc là người nước ngoài, 96% còn lại là người Việt, trong đó nhiều nhân sự Việt chiếm vị trí chủ chốt trong bộ máy quản lý.

 
Quá trình chuyển giao công nghệ từ các chuyên gia nước ngoài cần có thời gian và nền tảng nhân sự tốt

Không chỉ vậy, yếu tố quyết định đến sự chủ động của nhân sự Việt còn phụ thuộc rất nhiều vào văn hóa công ty – mà cụ thể ở đây là sự trao quyền và tinh thần “Nhà thám hiểm” của Cốc Cốc. Những mục tiêu táo bạo từ lâu đã trở thành một phần văn hóa của Cốc Cốc; và một kỹ sư giỏi ở đây sẽ có cơ hội được trao quyền thể hiện ý tưởng làm sản phẩm. “Tầm ảnh hưởng của 1 kỹ sư giỏi ở Google sẽ khác hẳn tầm ảnh hưởng của cùng kỹ sư đó ở Cốc Cốc. Đây cũng là lý do Cốc Cốc thu hút được những người giỏi, những người có thôi thúc cần làm gì đó, để lại dấu vết gì đó rằng mình đã từng tồn tại trên thị trường.” – bà Đào Thu Phương, Phó Tổng Giám đốc Cốc Cốc chia sẻ.

Xây dựng sức mạnh nội tại cho tương lai

Chiến lược phát triển nhân sự dài hạn của Cốc Cốc còn thể hiện rõ qua các hoạt động đào tạo trong nước, điển hình như các chương trình đào tạo về lập trình, marketing dành cho sinh viên do chính Cốc Cốc thực hiện hoặc hợp tác với một số đối tác.

Về dự định cho việc đào tạo chuyên môn và hỗ trợ đối tượng học sinh, sinh viên tiếp cận với các kiến thức công nghệ mới, ông Nguyễn Vũ Anh, Phó Tổng Giám đốc Cốc Cốc chia sẻ: trước mắt, các chuyên gia của Cốc Cốc sẽ tích cực tham gia vào các buổi đào tạo dành cho học sinh, sinh viên với vai trò diễn giả, sau đó sẽ bắt tay với các trường đại học xây dựng một số chương trình đào tạo do chính Cốc Cốc triển khai, dựa trên kinh nghiệm thực tế về các lĩnh vực như Khoa học dữ liệu, Trí tuệ nhân tạo,…

Có thể thấy, COVID-19 không chỉ mang đến nhiều thử thách mà còn gợi mở cánh cửa cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc cải thiện nhân lực công nghệ Việt. Trong hoàn cảnh này, ai thực sự nhìn thấu vấn đề và tìm ra cách giải quyết phù hợp sẽ là người tiến xa. Kinh nghiệm thực tế của Cốc Cốc cũng là bài học ví dụ điển hình về cách xây dựng chiến lược nhân sự công nghệ trong thời đại nhiều thay đổi như hiện nay. Muốn tiến xa, các doanh nghiệp công nghệ Việt cần tập trung nhiều hơn cho sức mạnh "nội lực", chuẩn bị sẵn sàng cho việc “bứt tốc” trong tương lai.

Thu Hằng
TIN LIÊN QUAN

Mô hình "kinh tế không tiếp xúc" có giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt khó?

HUYÊN NGUYỄN - MINH NGỌC |

Yêu cầu chuyển đổi số trong nhiều ngành nghề chưa bao giờ cấp bách đến như vậy để doanh nghiệp Việt Nam chuyển dịch từ mô hình kinh doanh “nhiều chạm” sang “ít chạm” và thậm chí là “không chạm’”, hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Chủ động để không bị các “ông lớn” EU thâu tóm

Phong Nguyễn – Cường Ngô |

Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu (EU)-Việt Nam (EVFTA) được xây dựng trên nguyên tắc có đi có lại và cân bằng về lợi ích của cả hai bên. EU xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa của chúng ta có cơ hội lớn hơn trong việc xuất khẩu sang thị trường EU thì ngược lại chúng ta cũng phải có nghĩa vụ mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa của EU. Điều này khiến doanh nghiệp (DN) Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt, nhưng nếu quyết tâm đến cùng, DN sẽ tự tin phát triển tại thị trường này.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Mô hình "kinh tế không tiếp xúc" có giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt khó?

HUYÊN NGUYỄN - MINH NGỌC |

Yêu cầu chuyển đổi số trong nhiều ngành nghề chưa bao giờ cấp bách đến như vậy để doanh nghiệp Việt Nam chuyển dịch từ mô hình kinh doanh “nhiều chạm” sang “ít chạm” và thậm chí là “không chạm’”, hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Chủ động để không bị các “ông lớn” EU thâu tóm

Phong Nguyễn – Cường Ngô |

Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu (EU)-Việt Nam (EVFTA) được xây dựng trên nguyên tắc có đi có lại và cân bằng về lợi ích của cả hai bên. EU xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa của chúng ta có cơ hội lớn hơn trong việc xuất khẩu sang thị trường EU thì ngược lại chúng ta cũng phải có nghĩa vụ mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa của EU. Điều này khiến doanh nghiệp (DN) Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt, nhưng nếu quyết tâm đến cùng, DN sẽ tự tin phát triển tại thị trường này.