Doanh nghiệp gồng mình duy trì sản xuất cuối năm

LAN NHI |

Trong bối cảnh thị trường biến động, đơn hàng sụt giảm mạnh cuối năm, nhiều doanh nghiệp trong nước đang rơi vào tình thế khó khăn khi phải gồng gánh chi phí vì dòng vốn vay gặp khó và lãi suất tăng cao.

"Đói" đơn hàng trầm trọng

Lý giải một phần nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp da giày đang rơi vào cảnh khốn đốn, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam - cho rằng, từ đầu quý IV/2022, tốc độ xuất khẩu của ngành đã chững lại do thiếu đơn hàng, kèm theo tác động tiêu cực từ thị trường trong nước và quốc tế.

Cụ thể, lượng đơn hàng mới đang có xu hướng giảm do tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trong khi đó, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao.

Tương tự, phía Hội Dệt may thêu đan TPHCM thông tin, thông thường kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng trưởng chủ yếu rơi vào các tháng đầu năm. Từ tháng 7.2022 tới nay, các doanh nghiệp đang rất khó khăn khi đơn hàng sụt giảm mạnh, tập trung vào thị trường Mỹ, EU bởi sức ép lạm phát lớn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Dự báo mới đây của Bộ Công Thương đã chỉ ra triển vọng đơn hàng quý IV/2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của nhiều ngành nghề, trong đó có ngành dệt may Việt Nam không mấy khả quan. Thực tế số lượng đơn đặt hàng trong quý IV năm nay đang thấp hơn 25 - 50% so với quý II/2022, tương đương với mức giảm doanh thu 15 - 20% do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện đang ở mức cao.

Doanh nghiệp lập phương án dự phòng, chủ động ứng phó

Báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng sản xuất Việt Nam (PMI) tháng 10.2022 do S&P Global công bố cũng cho thấy bức tranh không mấy sáng sủa của ngành sản xuất, xuất khẩu Việt Nam với số lượng đơn đặt hàng đang sụt giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do sức mua ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu sụt giảm trước bối cảnh lạm phát cao, suy thoái kinh tế.

Bên cạnh đó, thị trường lớn Trung Quốc đang chậm lại trước chính sách “Zero-COVID”, khối lượng hàng hóa tồn kho còn nhiều nên khách hàng chưa có nhu cầu đặt mua thêm, đang là một trong nhiều tác nhân khiến nhu cầu mua sắm sụt giảm mạnh ngay mùa cao điểm cuối năm nay.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, tình hình thiếu đơn hàng này có thể sẽ kéo dài sang năm 2023 nên các doanh nghiệp cần lập kế hoạch dự phòng, nhanh chóng tiết giảm chi phí sản xuất, mở rộng thêm thị trường, đặc biệt là những khu vực còn ổn định, lạm phát thấp. Trong bối cảnh một số thị trường xuất khẩu lớn bị thu hẹp, nhu cầu giảm, các doanh nghiệp sản xuất cần tìm cách đa dạng hóa thị trường, chủ động từ nguồn cung nguyên phụ liệu cho đến đầu ra sản phẩm, không nên phụ thuộc quá nhiều vào thị trường truyền thống.

Đánh giá về tình hình thị trường hàng hoá, ông Trương Văn Cẩm - Tổng Thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) khuyến cáo, doanh nghiệp sản xuất phải theo dõi sát tình hình thị trường, lựa chọn đơn hàng phù hợp để duy trì, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

Vitas cũng đã đưa ra kịch bản khi tình hình khó khăn của quý IV/2022 có thể kéo dài hết quý I/2023, đến quý II mới trở lại trạng thái bình thường thì ngành dệt may sẽ đặt mục tiêu xuất khẩu 47 - 48 tỉ USD, tăng 8%. Trường hợp tình hình khó khăn kéo dài đến giữa năm 2023, mục tiêu xuất khẩu ngành sẽ chỉ ở mức 46 tỉ USD, tăng nhẹ so với năm 2022.

Theo Vitas, mặc dù khó khăn còn chồng chất nhưng đây cũng là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp có thời gian tái cấu trúc, đầu tư sản xuất theo mô hình xanh hóa, đón đầu xu hướng thị trường thế giới ngày càng chú trọng các tiêu chuẩn phát triển bền vững.

Từ nay đến cuối năm 2022, để tăng khả năng cạnh tranh, các ngành nghề nói chung và ngành may mặc Việt Nam cũng cần ưu tiên khả năng cung ứng trọn gói, sản xuất đa dạng; tiên phong sản xuất sản phẩm xanh, sản phẩm tái chế để thúc đẩy xuất khẩu sang nhiều thị trường khác, đặc biệt là các nước Châu Âu.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng: Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Tường Minh |

Đà Nẵng - Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, Sở Công Thương... đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn do do thiếu đơn hàng và nguyên liệu dịp cuối năm.

Doanh nghiệp thu mua cà phê xuất khẩu ở Gia Lai gặp khó vì thiếu vốn

THANH TUẤN |

Trước việc Ngân hàng nhà nước siết hạn mức tín dụng, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã có kiến nghị cân nhắc ưu tiên cấp hạn mức tín dụng và giải ngân cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang gặp khó khăn.

Tìm thêm vốn, doanh nghiệp hạ giá bán nhà

CAO NGUYÊN |

Để tăng nguồn vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang đưa ra các chính sách ưu đãi lớn như tăng chiết khấu, hạ giá bán để kích cầu người mua.

Cao Bằng tiếp tục công khai 37 doanh nghiệp trây ỳ nợ thuế

An Trịnh |

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 37 đơn vị nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước với số tiền hàng trăm tỉ đồng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đà Nẵng: Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn

Tường Minh |

Đà Nẵng - Ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, Sở Công Thương... đồng hành cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn do do thiếu đơn hàng và nguyên liệu dịp cuối năm.

Doanh nghiệp thu mua cà phê xuất khẩu ở Gia Lai gặp khó vì thiếu vốn

THANH TUẤN |

Trước việc Ngân hàng nhà nước siết hạn mức tín dụng, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai đã có kiến nghị cân nhắc ưu tiên cấp hạn mức tín dụng và giải ngân cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang gặp khó khăn.

Tìm thêm vốn, doanh nghiệp hạ giá bán nhà

CAO NGUYÊN |

Để tăng nguồn vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) đang đưa ra các chính sách ưu đãi lớn như tăng chiết khấu, hạ giá bán để kích cầu người mua.

Cao Bằng tiếp tục công khai 37 doanh nghiệp trây ỳ nợ thuế

An Trịnh |

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 37 đơn vị nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước với số tiền hàng trăm tỉ đồng.