Nguy cơ loạt dự án đình trệ vì doanh nghiệp bất động sản thiếu vốn

CAO NGUYÊN |

Việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản lớn, có năng lực tiếp cận vốn vay để phát triển các dự án vừa tạo nguồn cung mới cho thị trường, vừa giải quyết tình trạng hàng loạt dự án đang đình trệ vì thiếu vốn.

Thị trường khó khởi sắc

Mặc dù lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không ít lần khẳng định trên truyền thông rằng, chưa có văn bản nào chỉ đạo việc siết tín dụng hay chặn tín dụng vào bất động sản (BĐS).

Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp và chuyên gia đều lo ngại về việc khó tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Trả lời trên báo chí, ông Nguyễn Minh Nhật – Tổng Giám đốc Vạn Xuân Group cho biết, doanh nghiệp hiện có một số kênh huy động vốn là từ khách hàng, trái phiếu cổ phiếu, quỹ đầu tư (trong nước và ngoài nước) và vốn tín dụng từ ngân hàng.

Hiện nay, các nguồn vốn này đều đang vướng.

“Chúng tôi là doanh nghiệp kinh doanh căn hộ và đất nền, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 sản phẩm các loại, nhưng giờ đều bị vướng kể cả các dự án đầu tư ở các tỉnh. Cái vướng lớn nhất của doanh nghiệp là về vốn và hành lang pháp lý”, ông Nhật nói.

Còn ông Nguyễn Thế Điệp – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh Phát cho biết, thanh khoản của thị trường nhà ở sau khi dịch COVID-19 đến nay diễn ra rất chậm khiến thị trường trầm lắng.

Theo ông Điệp, có khách hàng mua nhà để ở và cũng có trường hợp mua đầu tư, trong số đó, nhu cầu vay vốn từ ngân hàng khoảng 20 - 30%. Sau khi có thông tin ngân hàng kiểm soát chặt tín dụng BĐS, khách hàng rất e dè trong việc xuống tiền.

Vị lãnh đạo này mong muốn ngành ngân hàng sớm tháo gỡ khó khăn, nới room tín dụng cho doanh nghiệp và cả khách hàng để thị trường có thể nóng lại trong những tháng cuối năm.

Ông Nguyễn Thế Điệp. Ảnh Cao Nguyên,
Ông Nguyễn Thế Điệp. Ảnh: Cao Nguyên

Chuyên gia kinh tế, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, chưa thấy có dấu hiệu nới chính sách về pháp lý, vốn cho BĐS nên nhiều khả năng, thời gian tới, ít nhất là mấy tháng cuối năm, thị trường sẽ khó khởi sắc.

Tuy nhiên, trong dài hạn, thị trường BĐS vẫn là lĩnh vực nhiều tiềm năng. Đã đến lúc cần xem BĐS là một loại hàng hóa đặc biệt, bởi nó tác động đến rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác.

Theo thống kê, BĐS liên quan và tác động đến khoảng 35 ngành nghề. Trong đó, 4 ngành lớn có liên quan BĐS nhiều nhất gồm: xây dựng, du lịch, lưu trú, tài chính - ngân hàng. Năm 2021, ngành kinh doanh BĐS đóng góp 3,58% GDP, đồng thời góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Cả doanh nghiệp và người dân cùng thiệt

Theo PGS-TS Doãn Hồng Nhung - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, thị trường BĐS hoạt động có hiệu quả là cơ sở để huy động được nguồn tài chính cho mục tiêu phát triển kinh tế.

Bà Nhung cho rằng, việc nâng cao hiệu quả điều tiết vốn vay cho đầu tư BĐS của các ngân hàng là yếu tố cần thiết để thị trường BĐS phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn. Ngược lại, thị trường vốn bị bó hẹp, hay hạn chế thì thị trường BĐS cũng khó phát huy được năng lực của nó, thậm chí lâm vào bất ổn.

Về nguồn vốn, PGS-TS Doãn Hồng Nhung nói rằng, thị trường vốn có chức năng huy động tiết kiệm, giúp huy động tiền nhàn rỗi từ người dân, sau đó đầu tư thêm vào các kênh sản xuất của nền kinh tế.

"Ở các nước phát triển, nếu đầu tư vào lĩnh vực BĐS tăng lên 1 USD sẽ thúc đẩy các lĩnh vực khác của nền kinh tế phát triển 1,5 - 2 USD.

Với thị trường BĐS, thị trường tài chính là nguồn cung vốn chủ yếu cho hoạt động đầu tư tạo lập BĐS. Chính vì vậy, những biến động của thị trường tài chính lập tức tác động mạnh tới thị trường BĐS", vị chuyên gia này nói.

PGS.TS Doãn Hồng Nhung.
PGS-TS Doãn Hồng Nhung. Ảnh: NV

Còn bà Nguyễn Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội nhận định, kiểm soát tín dụng là một giải pháp tạm thời để hạn chế sức tăng trưởng nóng của thị trường BĐS hiện nay. Tuy nhiên, nếu kéo dài, việc này sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt đến tình hình hoạt động của thị trường.

Bà Vân phân tích, 2 đối tượng chính sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc hạn chế tín dụng là chủ đầu tư dự án và người mua nhà để ở. Đây cũng là hai đối tượng đại diện cho nguồn cung và nguồn cầu của thị trường.

Về phía các doanh nghiệp, theo bà Vân, việc sử dụng đòn bẩy tài chính là một công cụ hữu hiệu để triển khai xây dựng các dự án BĐS.

Do đó, khi nguồn vốn vay bị hạn chế, các dự án sẽ bị đình trệ, gây lãng phí cho xã hội, làm xấu cảnh quan và ảnh hưởng đến các ngành nghề liên quan khác như xây dựng, vật liệu xây dựng hay nội thất. Ngoài ra, nguồn cung thị trường cũng sẽ sụt giảm khi nhiều dự án chưa hoàn thiện thi công.

Vì thế, nữ Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội cho rằng, hạn chế tín dụng sẽ làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho đối tượng có nhu cầu nhà ở thật.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

Chọn doanh nghiệp có năng lực, đưa vốn vay bất động sản về đúng mục đích

CAO NGUYÊN |

Việc nguồn vốn vào lĩnh vực bất động sản đang bị hạn chế nếu không được cải thiện sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho thị trường này. Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp uy tín, có năng lực vay vốn, đồng thời kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Doanh nghiệp bất động sản đang thực sự khát vốn

CAO NGUYÊN |

Trên thực tế, việc khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng đang khiến nguồn cung bất động sản ngày càng khan hiếm. Mới đây, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng các doanh nghiệp bất động sản có năng lực, có dự án tốt thì cần tạo điều kiện để tiếp cận nguồn tín dụng, phát triển dự án.

Nguồn vốn bất động sản eo hẹp: Làm gì trước áp lực đáo hạn trái phiếu?

Phan Anh |

Dư nợ tín dụng bất động sản đang giảm. Trong khi đó áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản được một số chuyên gia cho là sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chọn doanh nghiệp có năng lực, đưa vốn vay bất động sản về đúng mục đích

CAO NGUYÊN |

Việc nguồn vốn vào lĩnh vực bất động sản đang bị hạn chế nếu không được cải thiện sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu cho thị trường này. Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp uy tín, có năng lực vay vốn, đồng thời kiểm soát sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Doanh nghiệp bất động sản đang thực sự khát vốn

CAO NGUYÊN |

Trên thực tế, việc khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng đang khiến nguồn cung bất động sản ngày càng khan hiếm. Mới đây, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng các doanh nghiệp bất động sản có năng lực, có dự án tốt thì cần tạo điều kiện để tiếp cận nguồn tín dụng, phát triển dự án.

Nguồn vốn bất động sản eo hẹp: Làm gì trước áp lực đáo hạn trái phiếu?

Phan Anh |

Dư nợ tín dụng bất động sản đang giảm. Trong khi đó áp lực đáo hạn trái phiếu bất động sản được một số chuyên gia cho là sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.