DN da giày "bó tay" trước các đơn hàng vì nhiều lao động tự bỏ về quê

Cường Ngô |

Mặc dù xuất khẩu da giày vẫn tiếp tục tăng do đơn hàng xuất khẩu tăng trong các tháng đầu năm. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các doanh nghiệp, nếu dịch bệnh kéo dài, đơn hàng sẽ không thực hiện được, hoặc chậm trễ, khách hàng sẽ cắt đơn hàng.

Cuống cuồng Lo phải bồi thường

Công ty Cổ phần Tập đoàn Gia Định ở Bình Dương là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hiếm hoi khi thời điểm này vẫn có những đơn hàng đã ký với khách hàng đến hết tháng 12. Tuy nhiên, ông Nguyễn Chí Trung - Chủ tịch Hội đồng quản trị lo lắng vì thời điểm này nguyên vật liệu về rất chậm, chi phí tăng 30%, vận chuyển khó khăn khi nhiều tỉnh thành giãn cách xã hội.

"Nếu dịch bệnh kéo dài, đơn hàng sẽ không thực hiện được, hoặc chậm trễ, khách hàng sẽ cắt đơn hàng. Vì vậy, doanh nghiệp phải bồi thường cho khách hàng. Sau dịch, khả năng mất đơn hàng là rất lớn", ông Nguyễn Chí Trung cho hay.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Giám đốc Công ty TNHH Hóa dệt Hà Tây (Đan Phượng, Hà Nội) - cho Lao Động biết, công ty chuyên sản xuất giày lưu hóa, giày thể thao với công suất tối đa đạt 120.000 đôi/tháng. Thị trường xuất khẩu chính là châu Âu, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó, 60% xuất sang thị trường Anh.

Do ảnh hưởng của dịch khiến việc nhập vật tư, nguyên phụ liệu từ Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. "Đơn giá bị giảm xuống do chi phí đầu vào khó khăn, đầu ra thì nhân công cũng bị trở ngại. Tìm được nhân công đi làm đã khó, bây giờ nhân công đi làm cũng không đi làm được vì ảnh hưởng dịch bệnh", ông Tùng cho hay.

Theo số liệu của Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam, trong tháng 7.2021, xuất khẩu da giày vẫn tiếp tục tăng do đơn hàng xuất khẩu tăng trong các tháng đầu năm và các lô hàng đã sản xuất từ các tháng trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại tỉnh phía Nam. Kim ngạch xuất khẩu da giày tháng 7 tăng 25,5%, trong đó giày dép tăng 27% và túi xách tăng 18,3%.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 5, dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và suy giảm xuất khẩu da giày của Việt Nam trong các tháng cuối năm.

DN da giày gặp khó. Ảnh: TTXVN
Doanh nghiệp da giày gặp khó. Ảnh: TTXVN

Trao đổi với Lao Động, bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho biết, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo Chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía Nam như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, An Giang - là những địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp da giày lớn trong các khu công nghiệp, đã khiến 90% các nhà máy sản xuất da giày tại các địa phương này phải đóng cửa.

Doanh nghiệp bị thiệt hại lớn do phải ngừng sản xuất, bị khách hàng hủy đơn hàng xuất khẩu, trong khi vẫn phải chịu các chi phí duy trì nhà máy, trả lương cho người lao động.

Tại các doanh nghiệp còn hoạt động, sản xuất gặp khó khăn do phải giảm 50% số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, đứt gãy nguồn cung nguyên phụ liệu, đồng thời phát sinh nhiều chi phí để thiết lập các biện pháp phòng chống COVID-19.

"Nhiều lao động đã tự bỏ về quê do sợ bị lây lan dịch bệnh. Khó khăn trong việc đi lại, di chuyển giữa các địa phương do lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội đã gây khó khăn trong việc tuyển dụng lao động mới" - bà Xuân nói.

Làm gì để không đứt gãy nguồn cung

Theo bà Xuân, do đặc thù sử dụng nhiều lao động nên phần lớn các nhà máy đã phải đóng cửa từ ngày 13.7 cho đến nay. "Gần như toàn bộ các nhà máy cung ứng cho các khách hàng lớn đã phải đóng cửa. Tính riêng lao động trực tiếp tại các nhà máy của ngành đã có gần một triệu lao động bị ngừng việc và có nguy cơ mất việc.

Nguy cơ lâu dài hơn từ việc đóng cửa kéo dài là thiệt hại kinh tế kéo dài sang cả năm 2022, vì nhiều đơn hàng hiện nay là để phục vụ các thị trường xuất khẩu năm sau và nhiều năm sau. Các nhãn hàng buộc phải chuyển đơn hàng sang các nước khác, tạo cơ hội cho các nước cung ứng khác lấp chỗ trống trong chuỗi cung ứng của Việt Nam", bà Xuân chia sẻ.

Theo bà Xuân, để ngành da giày không bị đứt gãy nguồn cung, Hiệp hội đã cùng các nhãn hàng quốc tế bàn thảo và sẽ kiến nghị lên Chính phủ.

Thứ nhất là đẩy mạnh khả năng tự test nhanh trong nội bộ các nhà máy để duy trì sản xuất theo mô hình 2 tại chỗ.

Thứ hai là mua vaccine, doanh nghiệp sẵn sàng chung tay cùng với Nhà nước để có nguồn kinh phí tiêm miễn phí cho người lao động.

"Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, ngành da giày sẽ có cơ hội thực hiện các đơn hàng xuất khẩu, giữ được mục tiêu khoảng 22-23 tỉ USD năm nay" - bà Phan Thị Thanh Xuân nhận định.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Lao động may mặc, da giày dễ kiếm việc

Nhóm phóng viên |

Những tháng cuối năm 2020, thị trường lao động tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chuyển biến tích cực, người lao động được học nghề, giới thiệu việc làm…

Liên kết doanh nghiệp dệt may da giày tận dụng hiệu quả các FTA

Nguyễn Hiền |

Để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, việc kết nối, liên kết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu chuỗi và các tập đoàn đa quốc gia có chiến lược nội địa hóa, tiếp cận các nhà cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước là yêu cầu đặt ra.

Bí đầu ra, kim ngạch xuất khẩu nhiều nhãn hàng da giày giảm tới 60-70%

Vũ Long |

Kim ngạch xuất khẩu giày dép 8 tháng giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Ngành da giày đang gặp nhiều khó khăn.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Lao động may mặc, da giày dễ kiếm việc

Nhóm phóng viên |

Những tháng cuối năm 2020, thị trường lao động tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều chuyển biến tích cực, người lao động được học nghề, giới thiệu việc làm…

Liên kết doanh nghiệp dệt may da giày tận dụng hiệu quả các FTA

Nguyễn Hiền |

Để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, việc kết nối, liên kết để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu chuỗi và các tập đoàn đa quốc gia có chiến lược nội địa hóa, tiếp cận các nhà cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước là yêu cầu đặt ra.

Bí đầu ra, kim ngạch xuất khẩu nhiều nhãn hàng da giày giảm tới 60-70%

Vũ Long |

Kim ngạch xuất khẩu giày dép 8 tháng giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019. Ngành da giày đang gặp nhiều khó khăn.