“Điểm mặt” nút thắt, tìm hướng phát triển giao thông đường thuỷ

KHÁNH HOÀ |

Thẳng thắn và chi tiết, các DN vận tải, các Cục, Vụ của Bộ GTVT, Ngân hàng Nhà nước đã cùng điểm mặt những nút thắt đang bóp nghẹt hệ thống hạ tầng để tìm hướng phát triển giao thông đường thuỷ là những vấn đề được đưa ra trong khuôn khổ buổi toạ đàm do Báo Lao Động phối hợp cùng Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam tổ chức ngày 17.4.

Quy hoạch và tín dụng: Hai điểm nghẽn cơ bản cần gỡ

Dù chỉ kéo dài trong 2h đồng hồ nhưng toạ đàm “Gỡ nút thắt hạ tầng, thúc đẩy phát triển giao thông đường thuỷ” đã có tới 15 ý kiến tham luận chỉ ra nhiều vấn đề bất cập đang ngăn cản sự phát triển của ngành giao thông đường thuỷ cũng như sự kết nối giữa các phương thức vận tải - từ đó đẩy chi phí logistic lên cao. Trong đó, hai vấn đề có tầm ảnh hưởng nhất được đưa ra là quy hoạch và tín dụng.

Theo ông Trần Đỗ Liêm - Chủ tịch Hội Vận tải Thủy nội địa Việt Nam, 40 năm qua, nhà nước dù đã có văn bản hỗ trợ phát triển vận tải thủy nội địa (VTTNĐ) nhưng chưa được triển khai ở địa phương, chưa có gói tài chính ưu đãi nào dành riêng cho việc phát triển phương tiện và nguồn nhân lực VTTNĐ, trong khi DN đang nộp đủ các sắc thuế và lệ phí từ chính thức tới phi chính thức.

Không chỉ thiếu đầu tư, chuyên gia Phạm Minh Nghĩa cho rằng, việc quy hoạch từ đội tàu đến cảng bến đang có vấn đề do sự thụ động trong ngành GTVT cũng như tình trạng thiếu sự phối hợp của các bộ ngành địa phương. Chẳng hạn những cơ chế chính sách có nhưng về các địa phương không triển khai; ngân hàng không hỗ trợ dẫn tới việc vay vốn khó khăn trong khi ưu đãi thuế còn ít, DN nặng gánh chi phí. Vay vốn làm cảng bến rất khó, trong khi rất cần có hệ thống các trung tâm phân phối hàng hóa và đất đai nhưng ngành VTTNĐ không “chiến đấu” được với các ngành, địa phương để giữ lại nguồn vốn vay cũng như quỹ đất.

Còn theo ông Vũ Anh Minh - Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Đường sắt Việt Nam, cội nguồn của vấn đề là quy hoạch và đầu tư, trong đó khó khăn nhất là hạ tầng, thứ hai là chính sách, và cuối cùng là doanh nghiệp - “cần phân định rõ cái gì nhà nước làm, cái gì doanh nghiệp làm”. Theo ông Minh, đang có tình trạng hạ tầng lệch vì hiện mới chỉ quan tâm đến chi phí đầu tư lên hạ tầng và phương thức giao thông đó mà không quan tâm chi phí xã hội bỏ ra để vận hành tuyến đường đó nên cần có sự thay đổi tư duy.

Thừa nhận các vấn đề tồn tại, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, ngân sách nhà nước chưa đủ để nạo vét tất cả kênh ngòi. Hiện ngành hàng hải chi cả nghìn tỉ mỗi năm để nạo vét cửa sông, cửa biển nhưng việc đo độ sâu của tất cả các đường thuỷ nội địa mà cũng chưa có tiền để làm và thông báo cho các doanh nghiệp tàu thuỷ. Do đó, cơ sở hạ tầng đường thuỷ nội địa hiện còn rất nhiều việc phải làm.

Liên quan tới quy hoạch, trong số 63 tỉnh thành, mới chỉ 15 tỉnh quy hoạch đường thủy nội địa, còn lại các tỉnh chưa làm quy hoạch cảng biển nên chủ yếu là cảng biển tự phát hoặc trái phép. “Làm sao Trung ương quản lý các xã được, đề nghị địa phương phải quyết liệt quy hoạch” - Thứ trưởng đề nghị.

Các đại biểu tham dự Toạ đàm “Gỡ nút thắt hạ tầng, thúc đẩy phát triển giao thông đường thuỷ” đầu cầu phía Nam do Báo Lao Động phối hợp cùng Hội Vận tải Thủy nội địa Việt Nam tổ chức ngày 17.4. Ảnh: SƠN LÊ
Các đại biểu tham dự Toạ đàm “Gỡ nút thắt hạ tầng, thúc đẩy phát triển giao thông đường thuỷ” đầu cầu phía Nam do Báo Lao Động phối hợp cùng Hội Vận tải Thủy nội địa Việt Nam tổ chức ngày 17.4. Ảnh: SƠN LÊ

Cần giải pháp tổng thể với lộ trình cụ thể

Bàn về hướng tháo gỡ bất cập, ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho rằng, cần rà soát, điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông VTTNĐ để điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển VTTNĐ.

Ông Huỳnh Văn Nguyện - Chủ tịch Hội Vận tải tỉnh Tiền Giang - đề xuất, cơ quan trung ương cần kiểm tra, thống nhất rà soát lại việc quy hoạch cảng, bến trong khu vực ĐBSCL, Nam Bộ để xác định cảng nào cho khu vực, cho nhiều tỉnh, cảng nào cho một tỉnh, từ đó chỉnh sửa, bổ sung, lựa chọn và triển khai kế hoạch đầu tư, ưu tiên cho từng giai đoạn đồng thời xây dựng ngay chính sách mới phù hợp với tình hình hiện tại, nhằm ưu đãi cho nhà đầu tư giai đoạn đầu, cụ thể về đất đai cho cảng cho ICD, cho việc nhập thiết bị, động cơ thủy, để thu hút đầu tư.

Liên quan tới việc kết nối các phương thức vận tải, ông Mai Lê Lợi - TGĐ Cty CP Vinalines logistics, Tổng Cty Hàng hải Việt Nam - đề xuất ưu tiên phát triển các cảng nước sâu có quy mô đủ lớn tại các vùng trọng điểm kinh tế và biến các trung tâm tạo thành các điểm nút logistics kết nối các phương thức vận tải, đồng thời cũng là các đầu mối kết nối với các tuyến hàng hải quốc tế.

Đại diện Vinalines cũng kiến nghị xây dựng quy hoạch, khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống ICD, kho bãi, cảng thủy nội địa và mạng lưới giao thông đường thủy nội địa, đường bộ, đường sắt nhằm kết nối đến các cảng nước sâu, phát huy tối đa tính hệ thống, tính tổng thể của mạng lưới logistics nội địa, trong đó, ưu tiên kết nối giữa các bến cảng tại Cái Mép, Hiệp Phước với Bình Dương, Đồng Nai và ĐBSCL; giữa Lạch Huyện với Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Việt Trì. Nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý cảng, bến thủy nội địa, ICD có thể áp dụng chung trên toàn quốc, tương thích với các phần mềm của các cảng để nâng cao hiệu quả quản lý, kết nối.

Ngoài ra, cần tăng cường quản lý, điều tiết của các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương thông qua cơ chế giá cả (phí, lệ phí, biểu giá…) để hạn chế những bất cập của thị trường.

- DN vận tải thuỷ khóc vì “1 cổ 10 tròng”. Phát biểu tại buổi tọa đàm, đại diện Cty CP Vận tải Thuận Hải cho rằng trong quá trình hoạt động, hệ thống VTTNĐ còn nhiều bất cập, cơ quan quản lý chưa quan tâm nên hầu như không có chính sách ưu tiên gì. Vấn đề luồng, tuyến đang rất tạm bợ. Bên cạnh đó, đại diện này phản ánh dù các phương tiện do Cảng vụ Hàng hải quản lý nhưng thời gian qua, nhiều cơ quan chức năng khác như bộ đội biên phòng, CSGT thuỷ lại hạch sách và thi nhau quản lý. Ngay cả bộ đội biên phòng cũng kiểm tra bằng lái của thuyền trưởng, giấy đăng kiểm của tàu. Ông này đưa ra ví dụ một tuyến đường sông dài khoảng 150km có tới 18-20 trạm kiểm tra chính thức và không ít trạm không chính thức. “Hiện DN 1 cổ 10 tròng, chứ không phải 1 cổ 3 tròng nữa rồi”, đại diện đơn vị này bày tỏ và cho biết nếu cứ kéo dài tình trạng này DN vận tải khó mà sống nổi. Liên quan tới vấn đề này, ông Trần Đỗ Liêm đề nghị giảm các kiểm tra không bắt buộc đối với các phương tiện đang hành trình để giảm chi phí, thời gian cho DN, giảm các trạm kiểm tra CSGT đường thuỷ. Theo đó, mỗi tỉnh chỉ nên đặt 1-2 trạm kiểm tra đường thủy trên một tuyến, khoảng cách các tuyến nên giãn xa khoảng 50km (hiện nay có nhiều cung đường chính bình quân chỉ 14-15km có một trạm kiểm soát).

- Ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành Kinh tế - Ngân hàng Nhà nước: Tính đến ngày 31.12.2017, tổng dư nợ cho vay đường thuỷ chỉ đạt 0,4% tổng dư nợ nền kinh tế trong đó 84,4% cho vay trung và dài hạn và nợ xấu với lĩnh vực này thấp, chỉ trên 1%. Hệ thống cảng, sự kết nối và kho cảng bến bãi, chi phí đổ vào quá lớn trong khi cơ chế tín dụng cho các doanh nghiệp vốn ngân hàng đều vay theo lãi suất bình thường, không có chính sách nào ưu đãi.

Trong thời gian tới, đại diện NHNN đề nghị Bộ GTVT và Bộ Tài chính chủ trì triển khai quyết định của Thủ tướng để tháo gỡ, tạo nguồn vốn cho các DN trong đó cần có quy hoạch đồng bộ chi tiết các khu vực phía Bắc, ĐBSCL. K.H

KHÁNH HOÀ
TIN LIÊN QUAN

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Móc túi người về hưu: Từ gửi tiền nhờ giữ hộ đến bỗng dưng... trúng thưởng

Bảo Hân |

Hiện nay, trên mạng xã hội có rất nhiều đối tượng, hình thức lừa đảo nhắm tới những người đã về hưu – những người có khoản tiền dành dụm và thường không rành về công nghệ.

Những hòn đảo Châu Âu sở hữu vẻ đẹp “cách ly” với thế giới

Thảo Phương |

Bên cạnh những địa điểm du lịch sôi động, Châu Âu còn nổi tiếng với một số hòn đảo giúp du khách đến gần hơn với thiên nhiên.