Đẩy nhanh các giải pháp để xả van lạm phát trong năm 2024

Vũ Long |

Tổng cục Thống kê chỉ rõ những áp lực lạm phát năm 2024 và các giải pháp để “tháo ngòi nổ”, đưa chỉ số giá tiêu dùng về mức an toàn.

Nhiều áp lực lạm phát từ đầu năm mới

Từ đầu năm 2024, giá lợn hơi - một trong những nhóm hàng trong "rổ" hàng hóa tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng.

Ngày 3.1.2024, giá lợn hơi tại các tỉnh phía Bắc đã tăng thêm khoảng 1.000-2.000 đồng/kg, trong đó, tỉnh Tuyên Quang tăng cao nhất (2.000 đồng/kg). Bình quân giá lợn hơi cả nước ngày 3.1 đã tăng thêm khoảng 1.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2023.

Giá lợn hơi chỉ tăng nhẹ, nhưng giá thịt lợn bán tại chợ dân sinh đã được thương lái đẩy thêm khoảng 3.000 đồng/kg, trong đó loại thịt ngon được đẩy lên mức giá 160.000 đồng/kg.

"Giá thực phẩm, đồ uống, đồ dùng học tập, nguyên liệu xây dựng.... sẽ tác động khá lớn lên mặt bằng chỉ số CPI. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu năm, đã manh nha các dấu hiệu không an toàn để kìm giữ lạm phát" - ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch Công ty GLE đánh giá.

Chia sẻ với PV Lao Động, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh, một số yếu tố tác động lên mức lạm phát năm 2024, trong đó đặc biệt là giá nguyên liệu đầu vào. Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.

“Một yếu tố quan trọng là, tỉ giá đô la Mỹ (USD) tăng càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước” – bà Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh.

Bà Hương cũng chỉ ra một số yếu tố khác như: Thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, các chi phí thực hiện vào giá dịch vụ y tế và học phí giáo dục sẽ tác động làm tăng chỉ số CPI;

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thế tiếp tục tăng giá điện khi nguyên liệu đầu vào như xăng dầu, than đều đang ở mức cao; Giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng theo quy luật vào các tháng cuối năm và dịp lễ, tết.

Ngoài ra, thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI...

Sớm xả áp lực lạm phát bằng các giải pháp mạnh

Theo bà Nguyễn Thị Hương, để kìm giữ tốt mức lạm phát theo mục tiêu đã đề ra, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần theo dõi sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas...) để có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp cuối năm nhằm hạn chế tăng giá. Đồng thời cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

"Cần xây dựng, tính toán liều lượng và thời điểm điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý (điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục) phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Sớm lên phương án, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong phối hợp chính sách. Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra" - bà Hương nói.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Lạm phát năm 2023 tăng 4,16%

Đức Mạnh |

Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,25%).

Nguy cơ lạm phát mới từ khủng hoảng Biển Đỏ

Thanh Hà |

Gián đoạn các chuyến tàu chở hàng qua Biển Đỏ khiến các chủ hàng toàn cầu phải chuyển hướng tàu, có khả năng dẫn đến giá hàng hóa tăng cao.

Hồi kết cho chiến dịch chống lạm phát của FED

Quý An |

Theo đó, chỉ số PCE cốt lõi có thể đạt về mục tiêu 2% trên cơ sở hàng năm. Triển vọng trong 6 tháng tới rất có khả năng sẽ khiến FED nới lỏng chính sách.

Bắt tạm giam cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Việt Dũng |

Ông Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương - bị bắt tạm giam với cáo buộc "Lợi dụng chức vụ quyền hạn".

Cháy rụi 3 tàu du lịch tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Khoảng 18h45, ngày 4.1 tại sông Ka Long, thuộc phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh xảy ra vụ cháy thiêu rụi 3 tàu gỗ.

Chỉ mặt loạt bất cập, vi phạm liên quan tới Quỹ bình ổn giá xăng dầu

Cường Ngô |

Ngoài vi phạm cấp giấy phép, việc quản lý, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng tồn tại nhiều bất cập. Điều này được Thanh tra Chính phủ nêu rõ tại kết luận thanh tra trong lĩnh vực xăng dầu vừa công bố chiều nay (4.1).

Nhà trong ngõ cụt Hà Nội rao bán gần 4 tỉ đồng dịp cận Tết

Thu Giang |

Nhiều căn nhà trong ngõ cụt tại Hà Nội đang được chủ nhà rao bán với mức giá gần 4 tỉ đồng/căn khiến không ít người giật mình.

Hé lộ 14.000 biển số khủng sẽ có trong phiên đấu giá biển số ngày 5-6.1

Hải Danh |

Đấu giá biển số: Mới đây, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) đã công bố danh sách 14.000 biển số xe ô tô đẹp được dự kiến đấu giá trong các ngày từ 5-6.1.2024. Trong danh sách lần này, xuất hiện hàng loạt các biển số siêu khủng của khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Lạm phát năm 2023 tăng 4,16%

Đức Mạnh |

Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,25%).

Nguy cơ lạm phát mới từ khủng hoảng Biển Đỏ

Thanh Hà |

Gián đoạn các chuyến tàu chở hàng qua Biển Đỏ khiến các chủ hàng toàn cầu phải chuyển hướng tàu, có khả năng dẫn đến giá hàng hóa tăng cao.

Hồi kết cho chiến dịch chống lạm phát của FED

Quý An |

Theo đó, chỉ số PCE cốt lõi có thể đạt về mục tiêu 2% trên cơ sở hàng năm. Triển vọng trong 6 tháng tới rất có khả năng sẽ khiến FED nới lỏng chính sách.