Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng: Cần thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân

LAN HƯƠNG |

Thanh toán các dịch vụ công như nộp thuế, điện, nước, học phí, viện phí... qua ngân hàng sẽ giúp hạn chế một khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền.

Thêm vào đó, việc thanh toán dịch vụ qua ngân hàng giúp tăng sự lưu chuyển tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế, tăng thêm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thanh toán qua ngân hàng giúp giảm bớt chi phí

Ngày 23.2.2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 241/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội với mục tiêu đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Nói về lợi ích của việc thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng, TS Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - cho biết: Thanh toán qua ngân hàng sẽ giúp hạn chế một khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, từ đó giảm bớt những phí tổn to lớn của xã hội có liên quan đến việc phát hành và lưu thông tiền như chi phí in ấn, kiểm đếm, chuyên chở, bảo quản và huỷ bỏ tiền cũ, rách.

Thêm vào đó, việc thanh toán dịch vụ qua ngân hàng giúp tăng sự lưu chuyển tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế thông qua việc rút ngắn thời gian luân chuyển vốn qua các hệ thống thanh toán, giảm thời gian vốn trôi nổi, thúc đẩy chung chuyển vốn, qua đó góp phần tăng hiệu suất sử dụng vốn cải thiện tính hiệu quả, tăng thêm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng việc thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng hiện nay vẫn chưa phát triển như kỳ vọng. Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Phạm Thanh Du - Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Kế toán Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - thừa nhận, hiện số người nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng qua thẻ ATM chiếm tỉ trọng thấp so với số người hưởng. Nguyên nhân là do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước. Tính đến năm 2017, có khoảng 15%, và đến tháng 2.2018 có khoảng 21% tổng số tiền thực hiện chi trả qua Tài khoản ATM, tuy nhiên tỉ lệ phân bổ giữa các tỉnh, thành phố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn.

Việc sử dụng thẻ gặp khó khăn đối với đối tượng già, yếu, cao tuổi; số lượng máy ATM chưa nhiều, đặc biệt các vùng sâu, vùng xa. Việc quản lý người hưởng gặp khó khăn, như không nắm được đầy thông tin người hưởng, báo giảm chưa kịp thời, thu hồi số tiền chi trả rất khó khăn.

Đại diện Vụ Thanh toán NHNN cho biết, những nguyên nhân khiến việc thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng gặp khó là do dự thuận tiện của tiền mặt và thói quen của người dân. Thêm vào đó tâm lý ngại thay đổi phương thức thanh toán của một bộ phận khách hàng, đặc biệt là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, người lao động phổ thông, người khó khăn về sức khỏe cùng với tâm lý e ngại vấn đề đảm bảo an ninh an toàn khi thanh toán điện tử.

Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng. Ảnh: P.V
Đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng. Ảnh: P.V

Giải pháp nào để đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng?

Để đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng, ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN - cho rằng, trước hết cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách về thanh toán qua ngân hàng và tiếp tục thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh an toàn trong thanh toán. Thêm vào đó là triển khai ứng dụng thêm các hình thức, phương thức thanh toán qua ngân hàng tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc thù thanh toán của mỗi loại hình dịch vụ công. Mở rộng hợp tác giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ công với các ngân hàng, tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán; đẩy nhanh khả năng kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu giữa đơn vị cung ứng dịch vụ công với ngân hàng.

Bàn về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, từng vùng, miền, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế, thúc đẩy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

“Cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ công và người dân về thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng, bao gồm các khoản thuế, các loại hóa đơn định kỳ (điện, nước, học phí) và viện phí, chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng” - ông Bùi Sỹ Lợi nói.

Ông Nguyễn Kim Anh - Phó Thống đốc NHNN Việt Nam

Bên cạnh việc thanh toán dịch vụ công theo các phương thức truyền thống bằng chứng từ giấy, còn có nhiều phương thức thanh toán mới, hiện đại, dễ sử dụng cho khách hàng lựa chọn như: Dịch vụ trích nợ tự động, thanh toán thẻ, giao dịch tại ATM, POS, sử dụng dịch vụ internet banking, mobile banking, sử dụng ví điện tử... Tuy nhiên, trên thực tế, việc thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công vẫn còn khiêm tốn, phạm vi triển khai chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp hoặc tại các tỉnh, thành phố lớn, điều kiện kinh tế phát triển.

Bà Lê Thuý Sen - Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông NHNN Việt Nam

Truyền thông phổ biến kiến thức tài chính là vấn đề được các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam rất quan tâm. Trong thời gian tới, các chương trình truyền thông phổ biến kiến thức tài chính, ngân hàng của NHNN hướng đến người dân tại khu vực vùng sâu, vùng xa để hỗ trợ họ trong việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tránh bị kẻ xấu lợi dụng do thiếu thông tin; đồng thời hướng đến giới trẻ nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, tạo thói quen tài chính tốt trong cộng đồng xã hội. L.H

LAN HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công

T.C.A |

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến để hạn chế nạn nhũng nhiễu

H.Trân - M.Quân |

Mặc dù ngày 26.11, TPHCM mới chính thức công bố đề án Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025, tuy nhiên từ những năm qua, TPHCM là địa phương triển khai khá tốt dịch vụ công trực tuyến – bước đi đầu tiên của đô thị thông minh.

Người dân vẫn còn thờ ơ với dịch vụ công trực tuyến

MINH QUÂN |

Chương trình dịch vụ công trực tuyến giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và nắm rõ tiến độ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) nhưng số lượng người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này tại Q.Bình Tân (TPHCM) vẫn còn ít. Sau 8 tháng triển khai dịch vụ này, tỷ lệ người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến của Q.Bình Tân chiếm chưa tới 10%.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công

T.C.A |

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến để hạn chế nạn nhũng nhiễu

H.Trân - M.Quân |

Mặc dù ngày 26.11, TPHCM mới chính thức công bố đề án Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025, tuy nhiên từ những năm qua, TPHCM là địa phương triển khai khá tốt dịch vụ công trực tuyến – bước đi đầu tiên của đô thị thông minh.

Người dân vẫn còn thờ ơ với dịch vụ công trực tuyến

MINH QUÂN |

Chương trình dịch vụ công trực tuyến giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí và nắm rõ tiến độ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) nhưng số lượng người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này tại Q.Bình Tân (TPHCM) vẫn còn ít. Sau 8 tháng triển khai dịch vụ này, tỷ lệ người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến của Q.Bình Tân chiếm chưa tới 10%.