Đẩy mạnh ngoại giao thương mại, chặn đà lao dốc của xuất khẩu đồ gỗ

Vũ Long |

Đẩy mạnh ngoại giao thương mại để mặt hàng gỗ trở lại vị trí xuất khẩu hàng đầu trong nhóm nông nghiệp, giữ vững vị trí trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD.

Xuất khẩu gỗ đang “lao dốc” ở tất cả các thị trường

Theo ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đang trong bối cảnh hết sức khó khăn. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, so với 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm trong 4 tháng đầu năm 2023 sang các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Anh, Úc đều giảm mạnh từ 1,5% - 39,7%.

Tương tự đối với thị trường châu Âu (EU) đã giảm tới 60%, các đơn hàng mới hiện rất ít, mặt dù hiện đang là mùa hàng của EU” - ông Đỗ Xuân Lập chia sẻ.

Cần định hướng lại nguồn gốc nguyên liệu cấu thành sản phẩm để tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: Vũ Long
Cần định hướng lại nguồn gốc nguyên liệu cấu thành sản phẩm để tránh các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: Vũ Long

Trước các diễn biến xấu đó, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đề xuất tập trung vào 3 thị trường chính là Bắc Mỹ; Anh và châu Âu (EU); thị trường Đông Bắc Á.

Nâng cao vai trò ngoại giao để cứu ngành gỗ

Chiều tối 22.5.2023, tại buổi giao ban Ban Chỉ đạo ngoại giao kinh tế, ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, ngoại giao thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành gỗ nói riêng và các ngành hàng khác có độ mở lớn của Việt Nam.

Hiện ngành gỗ đang đối diện với 2 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan tới mặt hàng gỗ dán và tủ bếp do Mỹ khởi xướng điều tra, vụ việc đã kéo dài, ông Đỗ Xuân Lập đề nghị Chính phủ, các cơ quan ngoại giao trao đổi với Bộ Thương mại Mỹ, đề nghị phía bạn giải quyết vụ việc đúng tiến trình, thời gian đã ấn định.

"Vụ việc điều tra mặt hàng gỗ dán đã gia hạn ra quyết định tới lần thứ 7, và kéo dài 3 năm, tác động nghiêm trọng tới các doanh nghiệp gỗ dán Việt, doanh nghiệp sản xuất ra không bán được hàng, điều đáng lo ngại là, các nhà mua hàng Mỹ chuyển dịch sang mua hàng tại các thị trường khác. Do đó, cần có sự can thiệp/vận động hành lang để giải quyết các vụ kiện một cách công bằng" - ông Đỗ Xuân Lập nói.

Ông Đỗ Xuân Lập đề nghị hỗ trợ ngoại giao thương mại đối với ngành gỗ tại giao ban tháng 5 Ban Chỉ đạo ngoại giao Kinh tế. Ảnh: Nhật Bắc/VGP
Ông Đỗ Xuân Lập đề nghị hỗ trợ ngoại giao thương mại đối với ngành gỗ tại giao ban tháng 5 Ban Chỉ đạo ngoại giao Kinh tế. Ảnh: Nhật Bắc/VGP

Ông Đỗ Xuân Lập cũng lưu ý rằng, đối với ngành gỗ, tranh chấp thương mại xảy ra chủ yếu liên quan đến lẩn tránh xuất xứ - chuyển khẩu. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Ngoại giao có giải pháp cụ thể để ngăn chặn xu thế sẽ bị khởi kiện khi có sự dịch chuyển của chuỗi cung về Việt Nam đối với các sản phẩm đã bị áp thuế chống trợ cấp, chống bán phá giá; kiểm soát việc chuyển khẩu, hạn chế các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào sản xuất các sản phẩm đã bị áp thuế chống bán phá giá.

Đặc biệt, cần định hướng lại nguồn gốc nguyên liệu cấu thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp và thị trường Mỹ để không xảy ra tình trạng chuyển khẩu hàng hóa là nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp thương mại...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu gỗ ế ẩm, doanh nghiệp mòn mỏi chờ từng đơn hàng

Cường Ngô |

Chưa bao giờ các doanh nghiệp ngành gỗ rơi vào tình trạng "ế ẩm" như hiện nay. Nếu như năm trước, đơn hàng đã đủ cho 6 tháng tới nhưng hiện tại nhiều doanh nghiệp thậm chí không có đơn hàng.

Khó khăn đeo bám mục tiêu xuất khẩu gỗ 18 tỉ USD

THU GIANG |

Trước tình hình Trung Quốc mở cửa lại biên giới đường bộ, nhiều chuyên gia nhận định năm 2023, ngành gỗ Việt Nam đang đặt kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7 - 9%, tương đương kim ngạch xuất khẩu 18 tỉ USD. Tuy nhiên phía Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) cũng đưa ra dự báo khó khăn sẽ còn “đeo bám” ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ đến giữa năm 2023.

Xuất khẩu gỗ hướng tới mục tiêu 25 tỉ USD trong nhiều thách thức

Vũ Long |

Dự báo nền kinh tế thế giới đối diện nhiều khó khăn trong những năm tới, ngành lâm nghiệp cần nhiều giải pháp để xuất khẩu gỗ đạt 25 tỉ USD theo lộ trình.

Phóng viên New York Times theo dõi buổi tập của đội tuyển nữ Việt Nam

HOÀNG HUÊ |

Phóng viên Jere Longman của tờ New York Times theo dõi buổi tập của đội tuyển nữ Việt Nam tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam (Hà Nội).

Tin 20h: Bị lừa đảo hơn 300 triệu khi đăng ký cho con làm người mẫu nhí

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 23.5: Có thể nghiên cứu giảm thêm thuế VAT; Diện mạo 2 siêu dự án tỉ USD giúp TPHCM hoàn thành giấc mơ tiến ra biển; Phụ huynh ở Đà Nẵng bị mất hơn 300 triệu đồng vì chiêu lừa đảo mới...

Kì vọng giải bơi vượt biển đảo Lý Sơn thành thương hiệu du lịch Quảng Ngãi

Hữu Danh |

Giải Bơi vượt biển lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương những “Hùng binh Hoàng Sa”.

Cú hích từ phát hiện rùng rợn 2.000 bào thai thối rữa ở ngôi chùa Thái Lan

Ngọc Vân |

Vụ việc hơn 2.000 bào thai bốc mùi hôi thối chất đống trong một ngôi chùa ở Thái Lan suốt hơn 1 năm là cú hích dẫn đến sửa đổi luật nạo phá thai ở nước này.

Lãi suất giảm, nhưng vẫn quá sức chịu đựng của doanh nghiệp

Nhóm PV |

Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho rằng, để "cứu" doanh nghiệp, lãnh đạo Chính phủ có thể yêu cầu hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng giảm lãi suất xuống dưới 10%.

Xuất khẩu gỗ ế ẩm, doanh nghiệp mòn mỏi chờ từng đơn hàng

Cường Ngô |

Chưa bao giờ các doanh nghiệp ngành gỗ rơi vào tình trạng "ế ẩm" như hiện nay. Nếu như năm trước, đơn hàng đã đủ cho 6 tháng tới nhưng hiện tại nhiều doanh nghiệp thậm chí không có đơn hàng.

Khó khăn đeo bám mục tiêu xuất khẩu gỗ 18 tỉ USD

THU GIANG |

Trước tình hình Trung Quốc mở cửa lại biên giới đường bộ, nhiều chuyên gia nhận định năm 2023, ngành gỗ Việt Nam đang đặt kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng từ 7 - 9%, tương đương kim ngạch xuất khẩu 18 tỉ USD. Tuy nhiên phía Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) cũng đưa ra dự báo khó khăn sẽ còn “đeo bám” ngành sản xuất và xuất khẩu gỗ đến giữa năm 2023.

Xuất khẩu gỗ hướng tới mục tiêu 25 tỉ USD trong nhiều thách thức

Vũ Long |

Dự báo nền kinh tế thế giới đối diện nhiều khó khăn trong những năm tới, ngành lâm nghiệp cần nhiều giải pháp để xuất khẩu gỗ đạt 25 tỉ USD theo lộ trình.