Đánh giá lại cách tính, quy mô GDP tăng bình quân 25,4%/năm

L.V |

Quy mô GDP đánh giá lại của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành tăng bình quân 25,4%/năm giai đoạn 2010-2017.

Sáng 13.12.2019, tại cuộc họp công bố kết quả đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017, Tổng cục Thống kê cho biết Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, bên cạnh việc phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế, GDP còn dùng để biên soạn các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác có liên quan, phản ánh chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và tính toán các chỉ tiêu đòn bẩy như tỉ lệ huy động thuế vào ngân sách so với GDP, bội chi ngân sách so với GDP...

Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm, quy mô GDP đánh giá lại của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành tăng bình quân 25,4%/năm giai đoạn 2010-2017, tương ứng tăng 935 nghìn tỉ đồng/năm, trong đó năm 2011 có tỉ lệ tăng cao nhất với 27,3% và năm 2015 có tỉ lệ tăng thấp nhất là 23,8%. Năm 2017, quy mô GDP sau khi đánh giá lại đạt 6.294 nghìn tỉ đồng (số đã công bố trước đây là 5.006 nghìn tỉ đồng).

Về khu vực kinh tế, giá trị tăng thêm theo giá hiện hành của cả 3 khu vực đều tăng sau khi đánh giá lại, trong đó quy mô khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ tăng khá lớn. Cụ thể, giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sau khi đánh giá lại trong giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 25 nghìn tỉ đồng đến 46 nghìn tỉ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 5,4%-6,2% so với số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực này đạt 814 nghìn tỉ đồng (số đã công bố là 768 nghìn tỉ đồng).

Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp và xây dựng sau khi đánh giá lại trong giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 211 nghìn tỉ đồng đến 555 nghìn tỉ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 27,6%-36,6% so với số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 2.227 nghìn tỉ đồng (số đã công bố là 1.672 nghìn tỉ đồng).

Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ sau khi đánh giá lại giai đoạn 2010-2017 tăng thêm từ 316 nghìn tỉ đồng đến 615 nghìn tỉ đồng mỗi năm, tương ứng tăng từ 29,8%-39,6% so với số đã công bố. Năm 2017, giá trị tăng thêm đánh giá lại của khu vực dịch vụ đạt 2.680 nghìn tỉ đồng (số đã công bố là 2.065 nghìn tỉ đồng).

Bình quân mỗi năm giai đoạn 2010-2017, so với số đã công bố, cơ cấu giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm từ 17,4% xuống còn 14,7% (giảm 2,7 điểm phần trăm); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 33,0% lên 34,8% (tăng 1,8 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ tăng từ 39,2% lên 41,2% (tăng 2 điểm phần trăm); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng về quy mô so với số đã công bố nhưng cơ cấu trong GDP giảm từ 10,4% xuống 9,3% bình quân cả giai đoạn.

L.V
TIN LIÊN QUAN

Dự báo kinh tế giai đoạn 2021-2025: GDP tăng trưởng từ 7-7,5%

L.V |

Từ kết quả nghiên cứu, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đưa ra nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt  Nam giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều yếu tố hỗ trợ bởi 2 hiệp định thương mại tự do lớn.

Quốc hội giao chỉ tiêu năm 2020 GDP tăng khoảng 6,8%, lạm phát dưới 4%

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Với 88.20% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Cách nào để kinh tế số chiếm trên 30% GDP?

PHONG NGUYỄN |

Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế gắn chặt với đẩy mạnh kinh tế số, nhằm mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Vậy, làm thế nào để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh dẫn đầu Châu Á.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Dự báo kinh tế giai đoạn 2021-2025: GDP tăng trưởng từ 7-7,5%

L.V |

Từ kết quả nghiên cứu, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đưa ra nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt  Nam giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều yếu tố hỗ trợ bởi 2 hiệp định thương mại tự do lớn.

Quốc hội giao chỉ tiêu năm 2020 GDP tăng khoảng 6,8%, lạm phát dưới 4%

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Với 88.20% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Cách nào để kinh tế số chiếm trên 30% GDP?

PHONG NGUYỄN |

Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã nhấn mạnh vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế gắn chặt với đẩy mạnh kinh tế số, nhằm mục tiêu kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Vậy, làm thế nào để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh dẫn đầu Châu Á.