Có thể đạt hàng trăm tỉ USD từ mô hình kinh tế số

Anh Tuấn |

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho rằng, việc nắm bắt thời cơ từ các mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ sẽ tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Theo dự báo, nền kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 220 tỉ USD trên tổng giá trị hàng hóa vào năm 2030.

Việt Nam đang thiếu hụt nguồn nhân lực trong các ngành liên quan đến phát triển kinh tế mới

Tại diễn đàn Kinh tế mới Việt Nam 2023 với chủ đề "Các mô hình kinh tế mới tạo đột phá tăng trưởng và phát triển bền vững", do Tạp chí Kinh tế Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương phối hợp tổ chức chiều 6.10, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, diễn đàn lần này đề cập nhiều vấn đề mới như kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm và kinh tế dữ liệu.

Đây là những vấn đề mà Việt Nam đang rất quan tâm nhằm tạo ra không gian phát triển và động lực tăng trưởng mới.

Dù vậy, báo cáo nghiên cứu của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, kinh tế số Việt Nam trong năm 2022 ước khoảng 14,26% trong tổng GDP, mục tiêu nền kinh tế số đạt 30% trong tổng GDP của Việt Nam là một thách thức lớn đối với Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: Việt Dũng
Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: Việt Dũng

Theo ông, việc lắng nghe các ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp tại diễn đàn sẽ tạo ra lộ trình thực hiện các chủ trương để thực hiện các kế hoạch một cách phù hợp và đi vào thực tế.

"Các chính sách tại nhiều lĩnh vực mặc dù đã được ban hành nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của doanh nghiệp, để thúc phát triển kinh tế các yêu cầu về thể chế vẫn là vấn đề cần hoàn thiện", ông Hiển nói.

Bên cạnh đó, ông Hiển cho rằng, cần có các chính sách hỗ trợ về cơ chế đặt hàng nguồn nhân lực mới trong 6 ngành công nghiệp nền tảng; trong đó có ngành công nghệ số. Bởi Việt Nam hiện đang thiếu hụt nguồn nhân lực trong các ngành liên quan đến phát triển kinh tế mới", ông nói.

Cần có những chính sách quyết đoán cho mô hình kinh tế mới

Tại diễn đàn, bà Đặng Thuỳ Trang - Giám đốc đối ngoại Grab Việt Nam, mô hình kinh tế mới, kinh tế chia sẻ là động lực khiến thành phần trong xã hội tăng tốc trong việc ứng dụng khoa học công nghệ.

Bà Trang dẫn số liệu có hơn 76% người dùng Việt Nam đang sử dụng điện thoại thông minh, tỉ lệ hoà mạng internet cũng rất cao. Ngay cả những người bán hàng rong trên phố, tài xế xe ôm truyền thống cũng sử dụng thuần thục điện thoại thông minh, hay các ứng dụng internet banking.

“Kinh tế chia sẻ góp phần tối ưu hoá chi phí xã hội và tiết kiệm tài nguyên, giúp giảm phát thải, hiện thực hoá các cam kết phát thải về 0 vào năm 2050”, bà Trang nói, đồng thời cho rằng, để kinh tế chia sẻ ngày càng phát triển, các bộ ngành cần có những chính sách quyết đoán cho mô hình kinh tế mới.

“Tôi lấy ví dụ, khi mô hình kinh tế chia sẻ grab vào Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải đã sửa đổi những quy định hiện hành cho phù hợp với tình hình mới, nhưng quá trình trao đổi rất khá nhiều thời gian, điều này gián tiếp hạn chế tốc độ của các mô hình kinh tế mới”, bà nói.

Bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: "Chúng tôi không nhìn nhận các mô hình kinh tế mới một cách riêng rẽ, mà có sự tương tác với nhau, chẳng hạn như kinh tế ban đêm có tương tác với kinh tế chia sẻ, hay việc tận dụng công nghệ số để thúc đẩy các liên kết trong mô hình kinh tế tuần hoàn…".

Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh - Việt Dũng.
Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh - Việt Dũng.

Lấy dẫn chứng về những tiềm năng to lớn từ các mô hình kinh tế mới đem lại cho các quốc gia, khu vực trên thế giới, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, tại Mỹ, kinh tế xanh đã tạo việc làm cho 9,5 triệu lao động, đóng góp trên 7% GDP, tương đương 1,3 nghìn tỉ USD/năm.

Trong khi đó, tại các nước OECD, con số tương ứng là 17,5 triệu lao động và 12% GDP, tương đương 2,9 nghìn tỉ USD/năm.

Còn đối với Việt Nam, theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á” năm 2021, nền kinh tế số Việt Nam có trị giá khoảng 21 tỉ USD, cao gấp 7 lần so với năm 2015 và dự đoán đạt 220 tỉ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2030, đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.

"Những nỗ lực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc kịp thời thể chế hóa quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, vừa tạo hành lang pháp lý để triển khai các mô hình kinh tế mới, vừa tạo động lực tăng trưởng và phát triển mới đóng góp trực tiếp vào mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững trong bối cảnh và tình hình mới", lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Gánh nặng lớn nhất của Đức khi tương lai kinh tế ảm đạm

Thanh Hà |

Đức - nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) - đối mặt với tương lai kinh tế ảm đạm, trong đó thiếu lao động là "gánh nặng lớn nhất".

Dấu hiệu nền kinh tế khu vực đồng euro đối mặt suy thoái

Khánh Minh |

Sự suy thoái của nền kinh tế khu vực đồng euro diễn ra trên diện rộng.

Tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,92%

Minh Ánh |

Tăng trưởng tín dụng của toàn ngành kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, các tổ chức tín dụng (TCTD) cam kết tổng tiền lãi được giảm khoảng 22.000 tỉ đồng nhờ giảm lãi suất cho vay.

Man United đánh bại Brentford nhờ 2 bàn thắng ở phút bù giờ

Thanh Vũ |

Hai bàn thắng trong những phút bù giờ hiệp 2 giúp Man United có chiến thắng kịch tính trước Brentford ở vòng 8 giải Ngoại hạng Anh 2023-2024.

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh tăng cường

MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng dự báo, từ đêm nay đến ngày mai (8.10), khu vực Bắc Bộ tiếp tục có sóng lạnh (không khí lạnh) tác động, gây giảm nhiệt về đêm và sáng, với mức nhiệt khoảng 20-25 độ C.

Bảng tổng sắp huy chương ASIAD 19 ngày 7.10: Thể thao Việt Nam xếp hạng 21

MINH PHONG |

Đoàn thể thao Việt Nam giành thêm 1 huy chương bạc và 2 huy chương đồng trong ngày 7.10, qua đó xếp hạng thứ 21 trên bảng tổng sắp huy chương ASIAD 19.

Tin 20h: Hé lộ chiêu trò để học sinh đạt điểm cao khi theo lớp học thêm

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 7.10.2023: Giáo viên dùng nhiều chiêu trò kéo học sinh học thêm; Nhận lương hưu 3 triệu đồng, người cao tuổi xoay xở như thế nào?; Hàng trăm y bác sĩ ở Quảng Ngãi bất ngờ bị cắt hỗ trợ phụ cấp nghề; Xé rào, trộm dây điện tại tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi hơn 6.350 tỉ đồng; Dừng thu tiền khách đi vệ sinh trên trạm dừng nghỉ cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Hiện trường vụ container tông hàng loạt ki-ốt tại TP HCM;...

Phải xem lại kỹ năng quản lý và đạo đức của Hiệu trưởng Trường THPT Lạc Long Quân

Khánh Linh |

Hà Nội - Đó là đánh giá của TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) - liên quan đến vụ việc THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn) doạ đuổi học sinh vì phụ huynh có ý kiến về các khoản thu.

Gánh nặng lớn nhất của Đức khi tương lai kinh tế ảm đạm

Thanh Hà |

Đức - nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) - đối mặt với tương lai kinh tế ảm đạm, trong đó thiếu lao động là "gánh nặng lớn nhất".

Dấu hiệu nền kinh tế khu vực đồng euro đối mặt suy thoái

Khánh Minh |

Sự suy thoái của nền kinh tế khu vực đồng euro diễn ra trên diện rộng.

Tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,92%

Minh Ánh |

Tăng trưởng tín dụng của toàn ngành kinh tế có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, các tổ chức tín dụng (TCTD) cam kết tổng tiền lãi được giảm khoảng 22.000 tỉ đồng nhờ giảm lãi suất cho vay.