Chưa huy động điện gió, mặt trời vì có chủ đầu tư vi phạm

Cường Ngô |

Thông tin được Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) vừa phát đi, nguồn điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp chưa thể huy động là do có doanh nghiệp vi phạm chưa đáp ứng thủ tục pháp lý, hồ sơ.

Có nhiều chủ đầu tư vi phạm các các quy định pháp luật

Theo Cục Điều tiết điện lực, hiện có 8 nhà máy hoặc phần nhà máy điện mặt trời đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1.1.2021 và 77 nhà máy hoặc phần nhà máy điện gió đã ký kết hợp đồng mua bán điện với EVN trước ngày 1.1.2021, nhưng không đáp ứng điều kiện áp dụng giá bán điện FIT tại Quyết định số 13 ngày 6.4.2020 của Thủ tướng Chính phủ với tổng công suất của 85 nhà máy điện chuyển tiếp này là 4.736 MW.

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15 và Quyết định số 21 làm cơ sở cho EVN và các dự án chuyển tiếp thỏa thuận giá điện đảm bảo không vượt qua khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành.

Cụ thể, suất đầu tư dự án điện mặt trời nối lưới giai đoạn 2018-2021 giảm từ 1.267 USD/kW xuống còn 857 USD/kW (tương đương 11%/năm), suất đầu tư dự án điện gió trên bờ nối lưới giảm từ 1.636 USD/kW xuống còn 1.325 USD/kW (tương đương 6,3%/năm) dẫn đến kết quả tính toán khung giá có sự thay đổi so với giá FIT đã được ban hành.

Ví dụ, đối với các dự án mặt trời mặt đất, giá FIT 2 (ban hành năm 2020 là 7,09 cent/kWh) đã giảm 8%/năm so với giá FIT1 (ban hành năm 2017); khung giá phát điện (ban hành tháng 01/2023) giảm khoảng 7,3%/năm so với giá FIT2 (ban hành năm 2020).

Thêm vào đó, việc “chạy đua” để kịp thời gian hưởng ưu đãi giá FIT, vì thời gian giải phóng mặt bằng và thi công quá gấp rút, dẫn tới nhiều dự án có chi phí đầu tư rất đắt đỏ.

Vì thế, thời gian vừa qua, một số chủ đầu tư các nhà máy điện năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp coi khung giá mua điện NLTT thấp hơn kỳ vọng, nên không gửi hồ sơ để đàm phán giá điện với EVN, dẫn đến kéo dài thời gian đàm phán, gây lãng phí nguồn lực.

Chưa huy động hết công suất điện gió, điện mặt trời vì có nhiều nhà đầu tư vi phạm. Ảnh: EVN
Chưa huy động hết công suất điện gió, điện mặt trời vì có nhiều nhà đầu tư vi phạm. Ảnh: EVN

Tính đến ngày 20.3.2023 (hơn 2 tháng từ khi Quyết định số 21/QĐ-BCT có hiệu lực ngày 7.1.2023), Công ty mua bán điện (EPTC) mới nhận được 1 bộ hồ sơ của nhà đầu tư, mặc dù trước đó đã gửi văn bản cho 85 nhà đầu tư đề nghị gửi hồ sơ để có cơ sở triển khai theo đàm phán theo đúng quy định pháp luật.

Bộ Công Thương đã đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét thỏa thuận giá tạm thời cho các nhà máy này, sau khi đàm phán xong, thống nhất giá thì sẽ được thanh quyết toán theo giá chính thức kể từ ngày phát điện lên lưới (đối với các dự án đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng, hoàn tất hồ sơ pháp lý theo quy định).

Tính đến thời điểm ngày 26.5, có 52/85 nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp với tổng công suất 3.155 MW (chiếm tỷ lệ 67%) đã nộp hồ sơ đến EVN.

Trong đó, 42 nhà máy với tổng công suất 2.258,9 MW đã đang tiến hành thỏa thuận giá điện với EVN; 36 nhà máy với tổng công suất 2.063,7 MW đề xuất giá điện tạm bằng 50% khung giá để làm cơ sơ huy động. Hiện vẫn còn 33 nhà máy điện với tổng công suất 1.581 MW chưa gửi hồ sơ đàm phán (chiếm tỷ lệ khoảng 33%).

Bên cạnh đó, có nhiều chủ đầu tư vi phạm các các quy định pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư xây dựng… nên còn chưa đáp ứng các thủ tục pháp lý, chưa thể đàm phán giá với EVN. Một số chủ đầu tư đã được yêu cầu bổ sung hồ sơ từ cuối tháng 3.2023 nhưng sau 2 tháng vẫn không bổ sung được.

Đây là lúc các chủ đầu tư cần gấp rút hoàn chỉnh thủ tục và nộp hồ sơ để việc thoả thuận giá điện không bị kéo dài, rút ngắn thời gian đưa các dự án này vào vận hành, từng bước giải quyết bài toán kinh doanh của doanh nghiệp.

Tăng cường huy động các nguồn điện sẵn có

Để đẩy nhanh việc đàm phán giá bán điện của dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp, Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo EVN phối hợp với các chủ đầu tư hoàn thiện hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến EVN như thoả thuận đấu nối (nếu đã hết hạn) trước ngày 5.6; hoàn thành thực hiện các thử nghiệm theo quy định trước ngày 10.6 đối với các nhà máy điện đã đăng ký thử nghiệm; xem xét kết quả thử nghiệm của các nhà máy điện, đảm bảo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và các quy định có liên quan.

Rà soát quy trình thử nghiệm, công nhận ngày COD của nhà máy điện mặt trời, điện gió, đảm bảo chặt chẽ, đơn giản hoá và đúng quy định; khẩn trương tối đa xem xét các hồ sơ chủ đầu tư nộp, rà soát các yêu cầu đối với chủ đầu tư về thành phần hồ sơ đàm phán giá điện, đảm bảo đơn giản hoá thủ tục nhưng chặt chẽ, hợp lý và đúng quy định.

Đến nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm thời cho 19 nhà đầu tư đề xuất về việc áp dụng mức giá tạm trong thời gian đàm phán với tổng công suất 1.346,82 MW và hiện có thêm 17 nhà máy điện chuyển tiếp đang được EVN hoàn thiện thủ tục để trình Bộ Công Thương phê duyệt trong tháng 5 năm 2023.

Hiện nay, hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là hệ thống điện miền Bắc đang trong cao điểm mùa khô, vận hành trong tình trạng hết sức khó khăn, do phụ tải hệ thống tăng cao, lưu lượng nước về của các nhà máy thủy điện tiếp tục kém, tình hình nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than có nhiều khó khăn.

Do đó, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN phải tăng cường huy động các nguồn điện sẵn có để bổ sung cho hệ thống điện quốc gia, đồng thời khẩn trương đàm phán và huy động các nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp nhằm tăng công suất cho hệ thống điện.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Nhập khẩu điện nhưng 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề, trong đó có việc tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới.

Cần thêm chính sách để phát triển điện gió bền vững

Đức Mạnh |

Theo lộ trình đến năm 2030, điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Điều này là phù hợp bởi hơn 39% lãnh thổ của Việt Nam có tốc độ gió hơn 6m/s tại độ cao 65 m. Đặc biệt, khoảng 8% diện tích lãnh thổ Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển năng lượng gió lên tới 112 GW.

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép với các dự án điện gió, điện mặt trời

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành.

Cập nhật cường độ, đường đi mới nhất của siêu bão Mawar

Khánh Minh |

Bão Mawar đang di chuyển chậm trên vùng biển phía đông Batanes, Philippines, ngày 30.5.

Đi tìm công trình thuỷ điện được xây dựng đầu tiên ở Việt Nam

An Trịnh |

Cao Bằng là địa phương có nhiều công trình mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, trong đó có cặp thuỷ điện Tà Sa - Nà Ngàn (xã Bắc Hợp, Nguyên Bình) - nhà máy thuỷ điện được xây dựng sớm nhất tại Việt Nam.

Đau đầu nhức óc, phát bệnh vì cửa hàng tiện lợi mở thâu đêm

Linh Trang - Hải Danh |

Hà Nội - Những tiếng cười nói, la hét, chửi bới, tiếng rồ ga xe máy từ các khách hàng của cửa hàng tiện lợi mở 24/24h không khác nào tra tấn người dân sinh sống quanh khu vực. Thậm chí, nhiều người như "phát điên" vì phải sống chung với ô nhiễm tiếng ồn và không ngày nào có được giấc ngủ trọn vẹn.

Xác minh clip bạo lực học đường tại trường Tiểu học ở Phú Thọ

Tô Công |

Phú Thọ - Clip bạo lực học đường đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội được cho là xảy ra tại một trường tiểu học trên địa bàn xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Cận cảnh bệnh viện bỏ không, sau 5 năm vẫn chưa được sử dụng đúng công năng

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần đang bị bỏ không sau nhiều năm xây dựng. Sở Y tế Bình Dương đã trình phương án sử dụng tạm thời, tuy nhiên vẫn chưa có quyết định chính thức.

Nhập khẩu điện nhưng 4.600 MW điện gió, mặt trời không được lên lưới

Nhóm PV |

Đại biểu Quốc hội cho rằng, người dân bức xúc liên quan lĩnh vực điện năng vì có nhiều vấn đề, trong đó có việc tại sao chúng ta phải nhập khẩu điện trong khi 4.600 MW điện mặt trời, điện gió không được lên lưới.

Cần thêm chính sách để phát triển điện gió bền vững

Đức Mạnh |

Theo lộ trình đến năm 2030, điện gió và điện mặt trời sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Điều này là phù hợp bởi hơn 39% lãnh thổ của Việt Nam có tốc độ gió hơn 6m/s tại độ cao 65 m. Đặc biệt, khoảng 8% diện tích lãnh thổ Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển năng lượng gió lên tới 112 GW.

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép với các dự án điện gió, điện mặt trời

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành.