Cảng biển Trần Đề và kỳ vọng xoá điểm nghẽn logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long

Phương Anh |

Cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng) được Chính phủ quy hoạch trở thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBCSL). Đây không chỉ là kỳ vọng của tỉnh Sóc Trăng nói riêng mà cho cả vùng ĐBCSL nói chung trong việc khơi thông điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, gỡ nút thắt trong hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp trông đợi

Dù được đánh giá là khu vực có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là trọng điểm nông nghiệp của cả nước với nhiều sản phẩm chủ lực, tuy nhiên, ĐBCSL vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là hạ tầng giao thông. Toàn vùng hiện có 7 cảng biển, với 31 bến cảng, nhưng chỉ đảm nhận được 20 - 25% tổng lượng hàng hoá của cả vùng. Hệ thống cảng biển lại nằm trong sông, hệ thống luồng lạch bị bồi tại các cửa sông, cửa biển nên các tàu tải trọng lớn không thể ra vào.

Là doanh nghiệp trong chế biến tôm xuất khẩu, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (tỉnh Sóc Trăng) có kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 250 triệu USD. Tuy nhiên 27 năm nay, đơn vị này phải vận chuyển hàng hóa xuất khẩu lên các cảng thuộc TPHCM và Bà Rịa-Vũng Tàu với chi phí vận chuyển 2 chiều khoảng 700 USD cho mỗi chuyến container 40 feet. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp những rủi ro như kẹt xe, sự cố giao thông... làm hàng hoá không tới cảng kịp thời.

“Việc có được một cảng biển tiếp nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ngay tại ĐBSCL là điều không chỉ công ty chúng tôi mà còn rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác trông đợi. Bởi khi có cảng thì việc giảm chi phí, giảm rủi ro, tăng độ tin cậy với đối tác trong việc giao nhận hàng hóa là điều tất yếu”, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta - cho biết.

Ngoài khơi Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) - nơi quy hoạch Cảng biển.  Ảnh: Phương Anh
Ngoài khơi Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) - nơi quy hoạch cảng biển nước sâu. Ảnh: Phương Anh

Tương tự, Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) cũng gặp khó trong việc vận chuyển xuất khẩu gạo. Trung bình mỗi năm lượng gạo xuất khỏi kho khoảng 200.000 tấn, nhưng hầu hết đều không xếp hàng ở các cảng sông ở ĐBSCL mà phải giao nhận tại các cảng ở TPHCM.

“Có cảng quy mô, trung chuyển xuất nhập khẩu tại vùng ĐBSCL chính là mấu chốt của việc giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân trong vùng”, ông Phạm Thái Bình - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) - chia sẻ.

Tiết kiệm hàng trăm triệu USD

Thời gian gần đây, Trung ương đã có nhiều chủ trương, quyết sách tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông cho vùng ĐBSCL. Việc quy hoạch, triển khai đầu tư hệ thống cao tốc trục dọc, trục ngang đồng bộ với hệ thống cảng, kỳ vọng sẽ giải quyết “điểm nghẽn” bấy lâu nay của vùng. Trong đó, Cảng biển nước sâu Trần Đề được Chính phủ quy hoạch tiềm năng trở thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ của vùng ĐBSCL.

Tại Hội thảo về đầu tư Cảng biển Trần Đề được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng vào ngày 7.8 vừa qua, ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương - khẳng định: "Cảng biển Trần Đề là một điểm nhấn chỉ có ở Sóc Trăng mà không cảng nào trong vùng so sánh được. Vị trí này có thể xây dựng cảng nước sâu tốt nhất vùng và cũng là điểm đột phá của Sóc Trăng cũng như khu vực ĐBSCL. Khi xây dựng, những vị trí cách cảng từ 50 - 70 km chắc chắn sẽ hình thành các khu, cụm công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao".

Phác thảo dự án Cảng biển Trần Đề trong tương lai.
Phác thảo dự án Cảng biển Trần Đề trong tương lai. Ảnh: BTC hội thảo cung cấp

Ông Hồ Quốc Lực chia sẻ: "Nếu có cảng Trần Đề, chi phí vận chuyển của chúng tôi sẽ giảm được khoảng 20 tỉ đồng/năm, đồng thời rút ngắn thời gian vận chuyển. Ngoài ra, chưa kể các lợi ích khác về chiều sâu như giảm áp lực rủi ro hàng trên đường, tăng niềm tin của các đối tác trong giao nhận hàng hóa”.

Ông Phạm Thái Bình cũng thông tin thêm: "Hiện mỗi năm, tổng lượng hàng hóa từ vùng ĐBSCL xuất khẩu qua các cảng cộng với lượng hàng hóa nhập khẩu từ các nơi lên đến khoảng 40 triệu tấn. Phí trung chuyển sẽ giảm 40% so với việc phải vận chuyển hàng hoá lên các cảng biển ở TPHCM. Nếu là hàng thuỷ sản và trái cây sẽ giảm được tới 50%, tiết kiệm hàng trăm triệu USD mỗi năm cho doanh nghiệp. Đó là chưa kể đến các chi phí, hao hụt khác mà các doanh nghiệp phải chịu thêm nếu xếp hàng ở khu vực TPHCM”.

Cảng biển Trần Đề được quy hoạch với tổng diện tích 5.400ha. Trong đó, khu dịch vụ hậu cần cảng, logistics, cảng trung chuyển hàng hóa phía bờ 4.000 ha. Bến cảng ngoài khơi là 1.400ha với cầu vượt biển dài 18km. Cảng có năng lực tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu chuyên container tải trọng 100.000 DWT hoặc lớn hơn, tàu hàng rời 160.000 DWT…

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng Cảng biển Trần Đề thành cửa ngõ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Phương Anh |

Sóc Trăng - Sáng ngày 7.8, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo về đầu tư Cảng biển Trần Đề.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tuyên truyền chống khai thác IUU đến ngư dân Sóc Trăng

Phương Anh |

Sáng 5.8, tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Sóc Trăng và UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2023.

Người dân Sóc Trăng vui mừng khi lần đầu tiên cao tốc về xứ biển

NHẬT HỒ |

Tại điểm cầu Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự buổi Lễ khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Khách Việt bất ngờ trước vẻ đẹp của Grand Canyon phiên bản Trung Quốc

Ninh Phương |

Hẻm núi Bình Sơn Hồ là khu bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng của Trung Quốc, với cảnh quan hùng vĩ tựa Grand Canyon ở Mỹ.

Dấu hiệu điều động thiết bị trái quy định của Công ty Bách Long tại Bắc Giang

Nhóm phóng viên |

Mặc dù không được phép huy động thiết bị qua lại giữa các dự án cùng thời điểm triển khai, tuy nhiên, Công ty Cổ phần Bách Long vẫn điều động thiết bị trùng lặp tại 3 gói thầu ở huyện Lạng Giang và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Dự kiến sáp nhập 6 quận ở TPHCM: Người dân lo phiền hà khi phải ngược xuôi đổi giấy tờ

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Nhiều ý kiến lo ngại nếu TPHCM sáp nhập 6 quận nội thành và 142 phường, xã sẽ gây nhiều xáo trộn, nhất là việc người dân phải tốn thời gian, công sức để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.

Công nhân thất nghiệp chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Công nhân thất nghiệp ở Bình Dương cầm hồ sơ chạy đôn chạy đáo khắp nơi gõ cửa doanh nghiệp tìm việc làm. Tuy nhiên, thời điểm này gần như các doanh nghiệp không tuyển lao động phổ thông, nhiều người mang nỗi thất vọng nặng trĩu ra về.

Vì sao chỉ làm rõ được thiệt hại 2/6 gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh?

Việt Dũng |

6 gói thầu các Công ty của Hoàng Thị Thuý Nga trúng tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh có trị giá hơn 660 tỉ đồng, song cơ quan chức năng chỉ làm rõ được thiệt hại của 2 gói.

Xây dựng Cảng biển Trần Đề thành cửa ngõ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Phương Anh |

Sóc Trăng - Sáng ngày 7.8, UBND tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội thảo về đầu tư Cảng biển Trần Đề.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tuyên truyền chống khai thác IUU đến ngư dân Sóc Trăng

Phương Anh |

Sáng 5.8, tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Sóc Trăng và UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2023.

Người dân Sóc Trăng vui mừng khi lần đầu tiên cao tốc về xứ biển

NHẬT HỒ |

Tại điểm cầu Sóc Trăng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Duy Lâm cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự buổi Lễ khởi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.