Cân nhắc thời điểm tăng giá điện

Nam Dương |

Đề xuất tăng giá điện trong dịp Tết sẽ khiến cả DN và NLĐ thêm khó do làm tăng giá cả tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang khó khăn do không có đơn hàng, phải chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân hoặc giảm giờ làm - đây là ý kiến của nhiều cán bộ Công đoàn cơ sở.

Tăng giá điện trước Tết sẽ làm tăng giá cả tiêu dùng

“Đang lúc khó khăn, “nước sôi lửa bỏng”, đặc biệt gần Tết thế này mà tăng giá điện thì sẽ khó khăn lắm, CN và cả người dân sẽ cùng khổ”, ông Củ Phát Nghiệp - Chủ tịch CĐ Công ty TNHH PouYuen Việt Nam - nói như thế khi được hỏi về đề xuất tăng giá điện mới đây. Ông Nghiệp cho biết, thông qua báo chí cũng biết đến việc ngành điện bị lỗ do giá đầu vào sản xuất điện tăng. Đây là khó khăn chung mà không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên, giá điện ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm, đặc biệt, trong dịp Tết giá cả thường tăng cao, ít nhất là khoảng 10%, nên nếu tăng giá điện thì giá các sản phẩm khác sẽ tăng theo ngay lập tức.

“Trong bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng đơn hàng phải cho CN ngừng việc, giãn việc, thậm chí chấm dứt HĐLĐ, đời sống của CN đã rất khó khăn, nay tiếp tục phải gánh thêm giá cả tăng ngay trong dịp Tết thì sẽ càng khó khăn hơn. Không chỉ CN mà cả người dân cũng phải gánh chịu chi phí tăng thêm. Vì thế, nếu phải tăng giá điện thì Nhà nước nên cân nhắc thời điểm hợp lý hơn”, ông Nghiệp nói.

Đồng quan điểm này, ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch CĐ Công ty CP Thương mại Cơ khí Tân Thanh - cho rằng, trong hai năm 2021, 2022, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng gồng mình chịu lỗ để bảo đảm việc làm cho CN.

Theo dự báo, năm 2023, nhiều doanh nghiệp nhất là ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ sử dụng đông lao động tiếp tục sẽ khó khăn về đơn hàng đến quý II. Nếu tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, doanh nghiệp sẽ không còn chi phí để chăm lo cho NLĐ.

Ông Hùng kiến nghị: “Ngành điện cũng có nhiều cái khó nếu không được tăng giá nhưng nếu tăng dịp này thì chưa phù hợp vì sẽ đẩy giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết tăng theo. Vì thế Nhà nước cần tính toán, cân nhắc về tổng thể xã hội để chưa tăng giá điện hiện nay”.

Nên lùi thời điểm tăng giá điện

Bà Trần Thị Hồng Vân - Chủ tịch CĐ Công ty Nissei Việt Nam - cho biết, công ty có xây khu nhà lưu trú cho CN ở với gần 300 phòng. Mỗi tháng, công ty hỗ trợ NLĐ 300.000 đồng tiền thuê nhà trọ, kể cả những người ở trong khu lưu trú vẫn được hỗ trợ. Người ở trong khu lưu trú chỉ phải trả khoảng 20.000 đồng tiền điện, nước/tháng.

Theo bà Vân, hai năm 2020, 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Nhà nước không điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng và mới chỉ tăng từ 1.7.2022, nhưng sau đó do ảnh hưởng của giá xăng tăng cao, nhiều mặt hàng đều lên giá, nên đời sống của CN gặp nhiều khó khăn. Còn lương cơ sở thì đến 1.7.2023 mới tăng, nhưng nếu tăng giá điện sẽ làm cho nhiều mặt hàng tăng giá tiếp, nên việc tăng lương sẽ không còn nhiều ý nghĩa.

Bà Vân kiến nghị, không nên tăng giá điện thời điểm trước Tết vì sẽ góp phần làm cho tăng giá cả mà lùi việc tăng giá điện vào lúc khác.

Bên cạnh đó, cần phải kiểm soát chặt việc bán điện đúng giá cho CN, NLĐ ở trọ vì nhiều nơi chủ nhà trọ bán điện cao hơn quy định, khiến cho CN phải chịu tiền điện giá cao.

Bà Nguyễn Thị Thủy - Phó Chủ tịch CĐ Dệt may Việt Nam phụ trách khu vực phía Nam - phân tích thêm: Sau đại dịch COVID-19, doanh nghiệp đang gồng mình khôi phục lại sản xuất. Áp lực lạm phát tăng cao làm giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, nhưng thị trường lại giảm sút, vì vậy hiện nay phần lớn doanh nghiệp dệt may đang thiếu đơn hàng, phải cắt giảm sản xuất, cho CN nghỉ luân phiên, phải bù lương, thưởng để đảm bảo đời sống và giữ chân NLĐ.

Riêng ngành sợi càng khó khăn hơn khi giá bán hiện đang dưới giá thành sản xuất do không có đơn hàng. Cùng với đó, lãi suất ngân hàng đang rất cao tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp. Vì vậy nếu tăng thêm giá điện thời gian này sẽ làm doanh nghiệp kiệt sức.

“Hầu hết doanh nghiệp hiện đang cố gắng tiết giảm chi phí để bù lương, nếu tăng giá điện thì doanh nghiệp lại thêm khó khăn, không còn lợi nhuận để chăm lo đời sống NLĐ. Vì thế, nên lùi thời điểm tăng giá điện sang một dịp khác thuận lợi hơn”, bà Thủy kiến nghị.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất tăng giá điện: Đảm bảo đúng giá điện bán lẻ cho người lao động thuê trọ

Nhóm PV |

Mặc dù đã có những quy định để người lao động được hưởng giá bán lẻ, song vẫn có không ít công nhân thuê nhà trọ đang phải gánh giá điện cao. Trước đề xuất tăng giá điện, nỗi lo của người lao động về việc các chủ nhà trọ thu tiền điện quá cao đang hiện hữu. Do đó, cần có sự kiểm tra để công nhân được hưởng đúng giá điện bán lẻ.

Tăng giá điện phải theo lộ trình để không tạo ra cú “sốc” với người dân

Nhóm PV |

Bên lề họp báo Chính phủ mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, EVN đã đề xuất điều chỉnh giá điện theo Quyết định 24. PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia tài chính, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính đã cùng chia sẻ về vấn đề này trong chương trình Tư vấn pháp luật hôm nay.

Đề xuất tăng giá điện: Phải có lộ trình và phù hợp với người lao động

Minh Phương - Lương Hạnh |

Ngành điện đang đối mặt với những khó khăn, thách thức từ việc giá nhiên liệu tăng đột biến và đề nghị cho phép điều chỉnh giá điện một cách kịp thời. Dù chưa đề xuất mức tăng cụ thể, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, mức tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã “vượt thẩm quyền của EVN theo Quyết định 24”, tức là đã tăng trên 5%. Trước thông tin này, nhiều công nhân lao động bày tỏ mong muốn được xem xét điều chỉnh mức tăng phù hợp với thu nhập của họ.

Cán bộ công đoàn trăn trở trước đề xuất tăng giá điện

Văn Sỹ - Tạ Quang |

Cần Thơ - Trước đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhiều ngày qua, công nhân lao động, nhất là những người có thu nhập thấp ở miền Tây khá lo lắng. Bởi, theo họ, giá điện tăng sẽ kéo theo hàng hóa thiết yếu cũng tăng và họ sẽ bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Những lo lắng của công nhân cũng đã trở thành nỗi trăn trở của cán bộ Công đoàn.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Đề xuất tăng giá điện: Đảm bảo đúng giá điện bán lẻ cho người lao động thuê trọ

Nhóm PV |

Mặc dù đã có những quy định để người lao động được hưởng giá bán lẻ, song vẫn có không ít công nhân thuê nhà trọ đang phải gánh giá điện cao. Trước đề xuất tăng giá điện, nỗi lo của người lao động về việc các chủ nhà trọ thu tiền điện quá cao đang hiện hữu. Do đó, cần có sự kiểm tra để công nhân được hưởng đúng giá điện bán lẻ.

Tăng giá điện phải theo lộ trình để không tạo ra cú “sốc” với người dân

Nhóm PV |

Bên lề họp báo Chính phủ mới đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết, EVN đã đề xuất điều chỉnh giá điện theo Quyết định 24. PGS. TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia tài chính, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính đã cùng chia sẻ về vấn đề này trong chương trình Tư vấn pháp luật hôm nay.

Đề xuất tăng giá điện: Phải có lộ trình và phù hợp với người lao động

Minh Phương - Lương Hạnh |

Ngành điện đang đối mặt với những khó khăn, thách thức từ việc giá nhiên liệu tăng đột biến và đề nghị cho phép điều chỉnh giá điện một cách kịp thời. Dù chưa đề xuất mức tăng cụ thể, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, mức tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã “vượt thẩm quyền của EVN theo Quyết định 24”, tức là đã tăng trên 5%. Trước thông tin này, nhiều công nhân lao động bày tỏ mong muốn được xem xét điều chỉnh mức tăng phù hợp với thu nhập của họ.

Cán bộ công đoàn trăn trở trước đề xuất tăng giá điện

Văn Sỹ - Tạ Quang |

Cần Thơ - Trước đề xuất tăng giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nhiều ngày qua, công nhân lao động, nhất là những người có thu nhập thấp ở miền Tây khá lo lắng. Bởi, theo họ, giá điện tăng sẽ kéo theo hàng hóa thiết yếu cũng tăng và họ sẽ bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Những lo lắng của công nhân cũng đã trở thành nỗi trăn trở của cán bộ Công đoàn.