Cà Mau cần 20.000 tỉ đồng để chuyển ngành tôm từ lượng sang chất

NHẬT HỒ |

Dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành tôm đến năm 2030 khoảng 20.000 tỉ đồng. Trong đó, vốn có nguồn gốc ngân sách 4.050 tỉ đồng, các thành phần kinh tế khác 15.950 tỉ đồng để phát triển ngành tôm của tỉnh Cà Mau.

Đầu tư mạnh cho ngành tôm

Với mục tiêu phát triển ngành tôm địa phương trở thành trung tâm lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định phê duyệt phương án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đáng chú ý, quan điểm chung của tỉnh Cà Mau là chuyển mạnh tăng trưởng về số lượng sang chất lượng, trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới cùng với đào tạo sử dụng nguồn nhân lực đảm bảo hài hòa hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường trong mối quan hệ liên ngành.

Xuất khẩu tôm tại Cà Mua hiện đang đứng đầu ĐBSCL nhưng chất lượng chưa cao. Ảnh: Nhật Hồ
Xuất khẩu tôm tại Cà Mua hiện đang đứng đầu ĐBSCL nhưng chất lượng chưa cao. Ảnh: Nhật Hồ

Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích nuôi tôm nước lợ chiếm 41% vùng ĐBSCL và 38% diện tích của cả nước. Trong đó diện tích nuôi tôm sú đứng số 1 của vùng ĐBSCL và cả nước với lần lượt chiếm 46% và 43% diện tích; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đứng số 5 của vùng ĐBSCL và cả nước với lần lượt chiếm 9% và 7% diện tích.

Sản lượng nuôi tôm nước lợ của tỉnh chiếm 25% sản lượng tôm nước lợ của Vùng ĐBSCL và 21% sản lượng nuôi tôm nước lợ của cả nước.Trong đó sản lượng nuôi tôm sú đứng số 1 của vùng ĐBSCL và cả nước với lần lượt chiếm 38% và 36% diện tích; sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng đứng số 2 của vùng ĐBSCL và cả nước với lần lượt chiếm 18% và 14% diện tích. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cà Mau chiếm 26% xuất khẩu tôm nước lợ của cả nước.

Cà Mau đưa ra mục tiêu đến năm 2030 tổng diện tích nuôi tôm nước lợ ổn định 280.000 ha; diện tích nuôi tôm càng xanh 20.000 ha. Sản xuất tôm giống đảm bảo chất lượng đáp ứng trên 80% nhu cầu nuôi của tỉnh, sản xuất thức ăn trong tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu và sản xuất các loại vật tư khác đáp ứng 40% nhu cầu. Tổng sản lượng tôm nuôi 350.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 1,65 tỉ USD.

Thách thức từ nguồn nước

Cà Mau có hệ thống sông, rạch, kênh các cấp tuy đã hình thành với mật độ khá cao, nhưng do hình thành tự phát, phân bố không hợp lý, dòng chảy ngoằn ngoèo hạn chế tốc độ dòng chảy sinh ra nhiều giáp nước cục bộ.

Tất cả các kênh đều làm cả chức năng tưới/cấp, kể cả tiêu thoát nước sinh hoạt nên chất lượng nước bị ô nhiễm nặng; hệ thống kênh mương toàn tỉnh (trừ phần Bắc Cà Mau) bị nhiễm mặn gần như quanh năm. Vào tháng 10 và 11, mưa lớn làm độ mặn giảm đi nhưng cũng ở mức 4- 5‰. Vì vậy, sản xuất lúa trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.

Việc khai thác nước ngầm càng ngày càng tăng dẫn đến mực nước ngầm ven biển của tỉnh Cà Mau giảm thấp khá nhanh; hệ thống đê biển đã được xây dựng, tuy nhiên, một số tuyến/đoạn đê chưa đảm đảo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện đang nâng cấp, thiếu các cống dưới đê nên hiệu quả ngăn mặn, tiêu úng, phòng chống thiên tai chưa cao, trong lúc diễn tiến biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng rõ nét…

Thiếu nước vào mùa  khô, đối mặt với sạt lở đất thường xuyên xảy ra tại Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ
Thiếu nước vào mùa khô, đối mặt với sạt lở đất thường xuyên xảy ra tại Cà Mau. Ảnh: Nhật Hồ

Theo UBND tỉnh Cà Mau, hệ thống thủy lợi trong địa bàn chưa được đầu tư nhiều, dễ bị tổn thương trước những tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; công trình bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, đặc biệt là rừng đước, các công trình lấn biển, khai thác bãi bồi vùng Đất Mũi chưa được quan tâm; vào mùa kiệt, lưu lượng sông Mekong giảm khá thấp, tỉnh Cà Mau nằm ở cuối nguồn lại bị thủy triều chi phối từ nhiều phía (kể cả phía giáp ranh Kiên Giang và Bạc Liêu) nên xâm nhập mặn cũng gây khó khăn trong sản xuất…

Đặc biệt Cà Mau là tỉnh duy nhất ở khu vực ĐBSCL không có lũ, phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời. Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết bất thường (ví dụ như hiện tượng Elnino năm 2016) cũng gây ra tác động bất lợi đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Về cơ bản hệ thống thủy lợi của tỉnh không có hệ thống cấp nước, thoát nước riêng biệt, không có nước ngọt từ sông Hậu nên vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lây lan dịch bệnh từ nuôi trồng thủy sản là rất lớn.

Vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền và người dân là phải quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản, để hạn chế các tác động bất lợi đối với thủy sản nuôi, đặc biệt là nuôi công nghiệp.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Vẫn chưa có đáp án vụ lúa chết vì nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Tạ Quang |

Hậu Giang - Chiều ngày 23.5, ngành chức năng của tỉnh Hậu Giang và các đơn vị liên đã có buổi làm việc về vấn đề lúa chết do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Thi công đường đã chậm, đến cầu cũng chậm

Tạ Quang |

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Duy Lâm cho rằng, với sự nỗ lực của Chính phủ, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan, vấn đề cát cơ bản đã được tháo gỡ tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Tuy nhiên, tiến độ thi công đường, cầu vẫn chậm thì rất khó chấp nhận.

Cà Mau khẩn trương hoàn thành số hóa IUU trước khi EC kiểm tra

NHẬT HỒ |

Là địa phương có số tàu cá đứng đầu ĐBSCL, qua kiểm tra, rà soát trên phần mềm số hóa cho thấy các đơn vị, địa phương tại Cà Mau có thực hiện việc số hóa dữ liệu, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp tàu cá chưa được số hóa, hoặc đã số hóa nhưng chưa đạt yêu cầu.

Chủ tịch tỉnh Cà Mau thúc tiến độ nhiều dự án trọng điểm

NHẬT HỒ |

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cảm thấy thất vọng sau khi đến kiểm tra tiến độ thi công nhiều công trình xây dựng trọng điểm trên địa bàn tỉnh chậm tiến độ.

Mưa nắng thất thường, cua ở Cà Mau chết hàng loạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, khô hạn khốc liệt rồi mưa đầu mùa với lượng mưa ít, thời tiết thay đổi bất thường khiến cho cua nuôi tại Cà Mau chết hàng loạt; chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hàng loạt cây cầu tại Cà Mau bỗng nghiêng ngả, chực chờ đổ sập

NHẬT HỒ |

Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là trung tâm của hạn, mặn, kiệt nước… Sau khi hàng loạt con đường bị sụt lún, nhiều cây cầu tại đây cũng bỗng nhiên nghiêng ngả vì khô hạn.

Nắng như đổ lửa, Cà Mau tiếp tục đề nghị cấp bách bảo vệ rừng

NHẬT HỒ |

Tỉnh Cà Mau nghiêm cấm mọi hình thức vào rừng vào mùa khô hạn, xem việc triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng là việc làm cấp bách trong tình hình hiện nay.

Hạn mặn bủa vây, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Ngày 15.4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chính thức quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh.

Vẫn chưa có đáp án vụ lúa chết vì nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Tạ Quang |

Hậu Giang - Chiều ngày 23.5, ngành chức năng của tỉnh Hậu Giang và các đơn vị liên đã có buổi làm việc về vấn đề lúa chết do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Thi công đường đã chậm, đến cầu cũng chậm

Tạ Quang |

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Duy Lâm cho rằng, với sự nỗ lực của Chính phủ, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan, vấn đề cát cơ bản đã được tháo gỡ tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Tuy nhiên, tiến độ thi công đường, cầu vẫn chậm thì rất khó chấp nhận.

Cà Mau khẩn trương hoàn thành số hóa IUU trước khi EC kiểm tra

NHẬT HỒ |

Là địa phương có số tàu cá đứng đầu ĐBSCL, qua kiểm tra, rà soát trên phần mềm số hóa cho thấy các đơn vị, địa phương tại Cà Mau có thực hiện việc số hóa dữ liệu, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp tàu cá chưa được số hóa, hoặc đã số hóa nhưng chưa đạt yêu cầu.

Chủ tịch tỉnh Cà Mau thúc tiến độ nhiều dự án trọng điểm

NHẬT HỒ |

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt cảm thấy thất vọng sau khi đến kiểm tra tiến độ thi công nhiều công trình xây dựng trọng điểm trên địa bàn tỉnh chậm tiến độ.

Mưa nắng thất thường, cua ở Cà Mau chết hàng loạt

NHẬT HỒ |

Nắng nóng, khô hạn khốc liệt rồi mưa đầu mùa với lượng mưa ít, thời tiết thay đổi bất thường khiến cho cua nuôi tại Cà Mau chết hàng loạt; chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hàng loạt cây cầu tại Cà Mau bỗng nghiêng ngả, chực chờ đổ sập

NHẬT HỒ |

Huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là trung tâm của hạn, mặn, kiệt nước… Sau khi hàng loạt con đường bị sụt lún, nhiều cây cầu tại đây cũng bỗng nhiên nghiêng ngả vì khô hạn.

Nắng như đổ lửa, Cà Mau tiếp tục đề nghị cấp bách bảo vệ rừng

NHẬT HỒ |

Tỉnh Cà Mau nghiêm cấm mọi hình thức vào rừng vào mùa khô hạn, xem việc triển khai các biện pháp phòng chống cháy rừng là việc làm cấp bách trong tình hình hiện nay.

Hạn mặn bủa vây, Cà Mau công bố tình huống khẩn cấp

NHẬT HỒ |

Ngày 15.4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chính thức quyết định công bố tình huống khẩn cấp hạn hán cấp 2 trên địa bàn huyện Trần Văn Thời và U Minh.