Bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng

Minh Quang |

Dự thảo về Luật Bảo vệ người tiêu dùng vừa được đưa ra lấy ý kiến lần cuối trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua (dự kiến tháng 5.2023). Một trong những điểm mới là đưa vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng.

Những cạm bẫy

Cuối năm người người và nhà nhà cần mua sắm cho cá nhân và gia đình để chuẩn bị Tết vì thế cũng xuất hiện nhiều chiêu trò gian lận, lừa đảo trong việc mua bán hàng online. Chính vì thế người tiêu dùng càng phải nắm rõ thông tin để tránh các cạm bẫy khiến cho “tiền mất tật mang”.
Luật Bảo vệ người tiêu dùng được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế hàng “dỏm”, kém chất lượng được mua bán trên không gian mạng. Minh họa của ĐAN
Luật Bảo vệ người tiêu dùng được kỳ vọng sẽ giúp hạn chế hàng “dỏm”, kém chất lượng được mua bán trên không gian mạng. Minh họa của ĐAN 

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (IDEA) từng đã phát đi cảnh báo về việc những trường hợp người tiêu dùng (NTD) nhận được các đơn hàng “bất đắc dĩ” từ các website thương mại điện tử (TMĐT).

Theo đó, NTD dù không có đặt hàng nhưng vẫn nhận được bưu kiện gửi đến địa chỉ nhà riêng với đầy đủ các thông tin cá nhân như họ tên, số điện thoại… Khi NTD không có ở nhà, người nhà nhận thay nhưng không xác nhận lại với người thân về việc có đặt mua sản phẩm hay không.

Thông thường, những đơn hàng “bất đắc dĩ” có giá trị nhỏ nên người nhà khi nhận hàng thay đã trả tiền cho bên vận chuyển mà không kiểm tra sản phẩm. Chính vì thế rất dễ xảy ra trường hợp sản phẩm nhận được không đúng như mô tả tại vận đơn giao hàng. Có trường hợp bên ngoài bưu phẩm ghi là phụ kiện thời trang rất chung chung nhưng khi mở ra bên trong chỉ có 1 cái kẹp giấy, tuýp kem đánh răng hoặc vật dụng có giá trị nhỏ khác.

Đó chỉ là những ví dụ điển hình. Hồi tháng 1.2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo về tình trạng lừa đảo trên không gian mạng. Theo đó, tính riêng trong năm 2022, có 3 nhóm lừa đảo chính (giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác) với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.

Các hình thức chủ yếu là: Sử dụng số điện thoại đầu số lạ gọi điện cho nạn nhân, khi bắt máy nạn nhân sẽ bị trừ tiền trong tài khoản mà không hề hay biết; Giả mạo trang thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, nước ngoài để lừa nạn nhân làm cộng tác viên. Để dẫn dụ nạn nhân, đối tượng xấu thực hiện chạy quảng cáo lừa đảo trên Facebook hay gửi tin nhắn quảng cáo spam qua SMS; Lan truyền tin giả đánh vào tâm lý hiếu kỳ, sự thương người và lòng tin. Để câu views, câu likes và sau đấy là lừa gạt chiếm đoạt tài sản qua hình thức từ thiện, kêu gọi đóng góp lừa đảo; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua quảng bá bán hàng online trên Facebook (bán hàng giả, chất lượng kém, vé máy bay giả, khuyến mãi giả, hàng ảo hoặc rao bán giả mạo không tồn tại sản phẩm; Lừa đảo cài cắm mã độc thông qua đường dẫn độc hại, phần mềm độc hại (tiện ích mở rộng cho trình duyệt, phần mềm bẻ khóa - crack). Đối tượng tạo những công cụ, đường dẫn, phần mềm độc hại để chiếm đoạt tài sản, thông tin tài khoản mạng xã hội, ngân hàng thông qua tiếp cận nạn nhân từ chạy quảng cáo đường link độc hại, phát tán mã độc, phần mềm độc hại qua Facebook, Telegram, Google Search, Google Play Store, Apple’s App Store và email…

Bên cạnh đó, còn có các hình thức như: Thông báo trúng thưởng, quà tặng, khuyến mại để lừa nạn nhân đánh cắp thông tin tài khoản và tài sản thông qua các trang web giả mạo; Thủ đoạn nâng cấp lên SIM 4G hay 5G để lừa lấy số điện thoại của nạn nhân nhằm chiếm đoạt thông tin tài khoản và tài sản; Giả mạo email của ngân hàng, ví điện tử, tổ chức uy tín để uy hiếp, đe doạ lừa tiền nạn nhân; Lập sàn đầu tư tiền ảo crypto, đầu tư đa cấp, đầu tư nhị phân, đầu tư Forex… lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo ghi nhận từ cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam (tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn), năm 2022 đã ghi nhận 12.935 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính.

Tạo thị trường lành mạnh

Việt Nam đang hướng tới trở thành quốc gia số hàng đầu khu vực với mong muốn đưa kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngành thương mại điện tử giữ vai trò vô cùng quan trọng.

Thương mại điện tử một mặt giúp người tiêu dùng mua bán nhanh chóng, dễ dàng, thuận lợi hơn song cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Có thể kể đến những rủi ro như: Bị lợi dụng thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản; bị lừa đảo, hoặc mua phải hàng giả, hàng nhái; hoặc bị từ chối, kéo dài thời gian giải quyết khi có khiếu nại…

Luật Bảo vệ Người tiêu dùng 2010 đang thiếu vắng những quy định phù hợp với những mô hình kinh doanh có yếu tố mới, trong điều kiện chuyển đổi số. Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện nhưng chưa được điều chỉnh.

Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng, Bộ Công Thương - cho biết: Trong thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và trên không gian mạng nói riêng. Cục đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức ký cam kết với các sàn thương mại điện tử lớn; để trong trường hợp người tiêu dùng có khiếu nại thì các sàn thương mại điện tử phải tiếp nhận và giải quyết; đồng thời các sàn này cần xây dựng và công bố công khai quy trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại của người tiêu dùng. Bộ Công Thương đã công bố Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800-6838 từ năm 2015. Hiện nay Tổng đài đã kết nối đầu số đến 35 địa phương và đang triển khai thêm ở nhiều địa phương khác trên cả nước. Thông qua Tổng đài này, hằng năm Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng đã nhận được hơn 10.000 cuộc gọi phản ánh, đề nghị hỗ trợ, cũng như khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến các tranh chấp trong tiêu dùng.

Dự thảo Luật Bảo vệ Người tiêu dùng (sửa đổi) đã bổ sung một chương mới quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với người tiêu dùng. Theo đó, giao dịch từ xa bao gồm giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, là 1 trong 3 loại hình quan trọng thuộc giao dịch đặc thù.

Điểm đáng lưu ý là Dự thảo đã bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng, trong đó tập trung quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể như “Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống thông tin tự mình thiết lập hoặc thông qua các nền tảng số” và “Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số”. Dự thảo đã đưa ra các quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số như: Cấm ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký sử dụng hoặc sử dụng nền tảng số trung gian khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; cấm sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số; cấm ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài đặt sẵn hoặc buộc người dùng cài đặt các phần mềm, ứng dụng kèm theo nền tảng trực tuyến.

Một số điểm đáng chú ý về dự thảo Luật Bảo vệ Người tiêu dùng (sửa đổi)

Quy định về trách nhiệm khi tham gia mua bán, giao dịch trên không gian mạng.

- Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng:

Chỉ định, công bố công khai đầu mối liên hệ, người đại diện được ủy quyền phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Xây dựng, công bố công khai quy chế hoạt động của nền tảng cho người tiêu dùng trong đó phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch; Cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng khi người tiêu dùng có yêu cầu; Cho phép người tiêu dùng phản hồi, đánh giá về tổ chức, cá nhân kinh doanh, đồng thời hiển thị kết quả phản hồi, đánh giá đó; Hiển thị đầy đủ, minh bạch thông tin sản phẩm, hàng hóa bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: Năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy hoặc tiêu chuẩn kết quả cần đạt được trong cung cấp dịch vụ; Minh bạch hoạt động quảng cáo trên không gian mạng theo quy định của pháp luật trong trường hợp có hoạt động quảng cáo đi kèm; Công bố công khai báo cáo về các hoạt động kiểm duyệt nội dung đã thực hiện hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng của mình;

Ngoài ra, dự thảo luật còn quy định trách nhiệm cảnh báo người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng. Trong đó, việc công bố công khai các thông tin cảnh báo bao gồm:

- Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng bị xử lý theo quy định của luật này và pháp luật khác có liên quan;

- Có hành vi vi phạm pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng bị xử lý bởi cơ quan nước ngoài có thẩm quyền và có ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có hành vi vi phạm bị xử lý theo quy định của luật này và pháp luật khác có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua hệ thống thông tin, báo cáo theo quy định của pháp luật;

Các cơ quan báo chí, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền, nghĩa vụ công bố công khai thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng bằng hình thức phù hợp, bảo đảm thuận tiện cho người tiêu dùng tiếp nhận thông tin. Việc công bố công khai thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. M.Q

Minh Quang
TIN LIÊN QUAN

Xác định danh tính người bán hàng online, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

Vương Trần |

Theo đại biểu Quốc hội, với sự phát triển của thương mại điện tử, việc mua bán hàng online sẽ càng ngày càng trở thành quen thuộc, là xu thế tất yếu. Do đó, quy định về xác định danh tính người bán hàng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tránh đi các yếu tố "may, rủi" khi giao dịch trên không gian mạng.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Cách nhận diện hàng giả, hàng kém chất lượng lừa dối người tiêu dùng

HỮU CHÁNH |

Vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, các đối tượng buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ tập trung vào nhiều mặt hàng để tổ chức buôn bán phi pháp, thu lợi bất chính.

Bổ sung nguồn vốn gần 31,4 nghìn tỉ đồng cho Bộ Giao thông vận tải

Vương Trần |

Bộ Giao thông vận tải được bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển với số tiền là 31.392 tỉ đồng để bố trí kế hoạch vốn cho 5 dự án giao thông.

Tiến Linh xếp hạng 29, Son Heung-min giành Quả bóng vàng Châu Á 2022

AN NGUYÊN |

Tiền đạo Tiến Linh của tuyển Việt Nam xếp thứ 29 trong cuộc bầu chọn Cầu thủ hay nhất Châu Á 2022.

Thời tiết nồm ẩm, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng

Thùy Linh |

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tiên của năm mới Quý Mão 2023, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng cao hơn tuần trước đó.

Bảo hộ công dân Việt Nam sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Song Minh |

Ngay sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đại sứ quán Việt Nam đã liên hệ ngay với các chính quyền địa phương để tìm hiểu thông tin nhằm làm tốt công tác bảo hộ công dân.

Ăn chè miễn phí, ít nhất 88 người ngộ độc ở An Giang

Lâm Điền |

An Giang - Các thầy thuốc đang nỗ lực cứu chữa 4 bệnh nhân trong vụ ngộ độc thực phẩm do ăn chè miễn phí.

Xác định danh tính người bán hàng online, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng

Vương Trần |

Theo đại biểu Quốc hội, với sự phát triển của thương mại điện tử, việc mua bán hàng online sẽ càng ngày càng trở thành quen thuộc, là xu thế tất yếu. Do đó, quy định về xác định danh tính người bán hàng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tránh đi các yếu tố "may, rủi" khi giao dịch trên không gian mạng.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Cách nhận diện hàng giả, hàng kém chất lượng lừa dối người tiêu dùng

HỮU CHÁNH |

Vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán, các đối tượng buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng sẽ tập trung vào nhiều mặt hàng để tổ chức buôn bán phi pháp, thu lợi bất chính.