7 giải pháp giảm nợ công

PGS-TS TRẦN KIM CHUNG (PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ T.Ư, BỘ KHĐT) |

LTS: Theo báo cáo của Chính phủ trình bày tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 4 đang diễn ra, dự kiến vào cuối năm 2017, dư nợ công vào khoảng 3,13 triệu tỉ đồng, tương đương 62,6% GDP, tăng mạnh so với mức 54,5% của năm 2013. 

 
 

Liên tiếp từ năm 2013 đến nay, tỉ lệ nợ công liên tục tăng nhanh đáng lo ngại. Dự báo năm 2018, nợ công sẽ vào khoảng 63,6% GDP. Vậy giải pháp nào cho vấn đề nợ công hiện nay. Xung quanh vấn đề này, Báo Lao Động xin giới thiệu một phần bài viết của PGS-TS Trần Kim Chung (ảnh) - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế T.Ư, Bộ KHĐT. Bài viết hướng tới phân tích khả năng kiểm soát, giảm nợ công của Việt Nam trong bối cảnh mới và đề xuất một số giải pháp thực hiện.

Nợ công Việt Nam đang có xu hướng tăng và  cao hơn các quốc gia trong khu vực

Tỉ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đang có xu hướng tăng và cao hơn các quốc gia trong khu vực. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từ năm 2011 đến nay, trong khi tỉ lệ nợ công/GDP của các quốc gia trong khu vực có xu hướng ổn định hoặc giảm xuống, tỉ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng liên tục. Từ năm 2014, tỉ lệ nợ công/GDP của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines…

Bên cạnh những thành công như nợ công được kiểm soát trong giới hạn cho phép, từng bước cơ cấu lại nợ công hợp lý và phù hợp hơn với thông lệ tốt của quốc tế; hệ thống thể chế, chính sách về quản lý và kiểm soát nợ công từng bước được hoàn thiện… thì việc điều chỉnh và cắt giảm chi tiêu công dù đã cải thiện nhưng chưa hiệu quả, bộ máy công quyền hiện vẫn cồng kềnh và tốn kém.

Các chỉ tiêu nợ công đã tiệm cận và có khả năng vượt giới hạn cho phép. Nợ Chính phủ/GDP đã vượt mục tiêu 50% do Quốc hội đề ra. Mặc dù chỉ tiêu nợ công/GDP thấp hơn 65% nhưng liên tục tăng trong giai đoạn 2011-2015, bình quân khoảng 2 điểm phần trăm/năm. Nợ công Việt Nam sẽ đạt trần và có thể vượt trần nếu không có những biện pháp quản lý chặt chẽ, quyết liệt, đặc biệt là đối với chi tiêu công.

Khả năng kiểm soát, giảm nợ công và kiến nghị giải pháp cho vấn đề nợ công

Chi tiêu công của Việt Nam nằm trong nhóm các nước cao nhất của khu vực. Theo IMF, chi tiêu công của Việt Nam chỉ thấp hơn Trung Quốc và cao hơn đáng kể so với các quốc gia ASEAN. Đặc biệt, năm 2013, chi tiêu công của Việt Nam cao nhất trong các quốc gia so sánh, vượt 30% GDP. Từ năm 2014, dự báo chi tiêu công của Việt Nam có xu hướng giảm dần, nhưng đến năm 2020 vẫn chiếm trên 25% GDP và cao hơn các nước ASEAN.

Theo Phạm Thế Anh, đa phần các nhà kinh tế đều cho rằng, quy mô chi tiêu công tối ưu đối với các nền kinh tế đang phát triển nằm trong khoảng 15-20% GDP. Các chỉ tiêu nợ công đã tiệm cận và có khả năng vượt giới hạn cho phép. IMF dự báo, trong giai đoạn 2014-2020, nợ công/GDP của Việt Nam liên tục tăng, Việt Nam vượt Malaysia, trở thành nước có tỉ lệ nợ công/GDP cao nhất trong ASEAN từ năm 2014.

Trong khó khăn ấy, Việt Nam vẫn có được một số cơ hội: Thứ nhất, Việt Nam tiếp tục tăng cường hội nhập, giúp các nguồn vốn tiếp tục “chảy” vào trong nước, thúc đẩy nguồn vốn tư nhân, giảm sức ép đầu tư nhà nước, nên không nhất thiết phải vay đầu tư, nhất là đầu tư từ ngân sách;

Thứ hai, Việt Nam đã “tốt nghiệp” ODA. Các nguồn ODA có thể khó khăn hơn, nhưng Việt Nam sẽ chủ động hơn, được quyết định nhiều hơn đối với nguồn vốn này. Hệ quả là, tính hiệu quả sẽ cao hơn và khả năng trả nợ sẽ tốt hơn;

Thứ ba, các hình thức kêu gọi tư nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng (PPP) đem đến nhiều nguồn vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Do đó, sức ép đầu tư cơ sở hạ tầng đối với nguồn vốn đầu tư công được giảm tải;

Thứ tư, trong các giai đoạn trước, đặc biệt là giai đoạn 2011-2015, tính thanh khoản nợ công của Việt Nam được đánh giá khá tốt khi có trên 80% các khoản nợ nước ngoài là dài hạn với lãi suất thấp. Việc tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, lãi suất thấp cũng như tiên liệu được các nguồn trả đã và đang phát huy tác động đến nợ công;

Thứ năm, khả năng Việt Nam rơi vào khủng hoảng nợ công là không cao. Mức nợ công luôn được báo cáo dưới ngưỡng an toàn, các điều chỉnh về pháp luật tương đối hợp lý và phù hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện hiện tại.

 

Làm gì trong những năm tới?

Với thách thức hiện nay là khả năng nợ công vượt ngưỡng 65% vẫn có thể xảy ra. Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chưa bền vững, tình hình kinh tế, chính trị tại khu vực và thế giới còn nhiều bất ổn, cùng với năng lực cạnh tranh hạn chế của nền kinh tế Việt Nam dẫn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam không như kỳ vọng trong những năm tới, kéo theo kế hoạch trung hạn về vay và trả nợ công bị phá vỡ, tỉ lệ nợ công/GDP tăng.

Đồng thời vẫn còn hàng loạt những rủi ro về cấu trúc nợ công; rủi ro trong chi tiêu công; rủi ro trả nợ công; rủi ro tỉ giá và lãi suất… thì vấn đề nợ công cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý nợ công và đặc biệt là Luật Quản lý nợ công để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản.

Trong đó cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Quản lý nợ công về trả nợ Chính phủ (Điều 30) và trả nợ của chính quyền địa phương (Điều 42) cho phù hợp; bổ sung thẩm quyền của các cơ quan nêu trên liên quan đến kế hoạch chi trả nợ trong kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm tại Luật Quản lý nợ công cho phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước; cần có quy định về chỉ tiêu thống kê, thực hiện thống kê tại Luật Quản lý nợ công để có cơ sở báo cáo thông tin thống kê về nợ công phù hợp, đồng bộ chung với pháp luật về thống kê; Luật Quản lý nợ công cần có các quy định về thẩm quyền để thống nhất với Luật Đầu tư công; sửa đổi Luật Quản lý nợ công theo hướng có quy định về kiểm toán nợ công phù hợp với Luật Kiểm toán Nhà nước 2015.

Thứ hai, tổng kết, sửa đổi, bổ sung Chiến lược quản lý nợ công, đặc biệt là giai đoạn 2016-2020 theo hướng phù hợp với thực tế nợ công hiện nay. Việc tiếp tục duy trì nợ công trong hạn mức cần được theo dõi, đánh giá, tổng kết và những cảnh báo. Vì vậy, việc cập nhật Chiến lược quản lý nợ để có những chỉ báo định hướng là rất cần thiết trong thời điểm đầu giai đoạn hiện nay.

Thứ ba, kiểm soát việc tăng vốn vay: Chỉ chi tiêu nếu đã có nguồn thực; gắn trách nhiệm vay - trả nợ trực tiếp với người ra quyết định đầu tư và tiêu dùng; không phát sinh nợ vay nếu không có phương án trả nợ khả thi; không vay cho tiêu dùng.

Thứ tư, tăng cường trả nợ, cơ cấu lại vốn vay, không để tình trạng quá hạn trả nợ: Tăng cường kiểm soát các khoản vay về cho vay lại; hạn chế tối đa các khoản vay từ nước ngoài, thay bằng vay trong nước; tập trung các nguồn để trả nợ, nhất là nợ nước ngoài đến hạn; kiểm soát việc bảo lãnh tín dụng cho DNNN; tập trung trả nợ đọng xây dựng cơ bản.

Thứ năm, giảm chi hiệu quả: Giảm chi thường xuyên thông qua việc cơ cấu lại bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi các hoạt động khánh tiết; giảm thiểu khởi công các công trình đầu tư có tính chất tiêu dùng; giảm chi bù lỗ DNNN; nâng cao hiệu quả đầu tư công để giảm tổng mức đầu tư, nâng cao đóng góp của đầu tư công vào tăng trưởng kinh tế, góp phần giảm bội chi.

Thứ sáu, tăng thu ngân sách bền vững: Rà soát, xem xét, đánh giá, đổi mới hệ thống thu ngân sách hiện hành; cải thiện môi trường kinh doanh, đăng ký kinh doanh nhằm chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức do khu vực này có quy mô kinh tế lớn, trong khi chỉ chịu mức thuế thấp; tăng thu từ đất đai thông qua tăng thu từ thuế đất và nhà ở; tăng cường hiệu năng của bộ máy thu thuế, thu ngân sách, tránh, giảm thất thoát.

Thứ bảy, đa dạng hóa nguồn nợ nước ngoài: Không quy nợ nước ngoài về một đồng ngoại tệ; theo sát diễn biến thị trường ngoại hối để có phản ứng thích hợp đối với nợ nước ngoài; từng bước thay thế nợ nước ngoài bằng nợ trong nước.

Trong giai đoạn 2016-2020, Việt Nam luôn đối mặt với tình trạng có khả năng mất kiểm soát nợ công và không cắt giảm được nợ công bền vững, chủ yếu xuất phát từ những thách thức mang tính hệ thống trong việc cấu trúc nợ công, chi tiêu công, trả nợ công. Một số giải pháp được kiến nghị cho giai đoạn 2016-2020, bao gồm các giải pháp về hoàn thiện thể chế, kiểm soát một số nguồn nợ công có rủi ro cao và đảm bảo khả năng trả nợ.

PGS-TS TRẦN KIM CHUNG (PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ T.Ư, BỘ KHĐT)
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.