3 quả na Chi Lăng được trả giá gần 160 triệu đồng

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - 3 quả na (na dai, na bở và na nữ hoàng) đặc biệt, trồng ở huyện Chi Lăng được trả giá với số tiền lên đến 159 triệu đồng.

Chiều 10.9, trao đổi với phóng viên, ông Lương Thành Chung - Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) cho biết, tối ngày 9.9, UBND huyện Chi Lăng tổ chức khai mạc Hội chợ na (mãng cầu) Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với hội chợ thương mại năm 2022.

Theo ông Chung, tại lễ khai mạc, ban tổ chức tiến hành đấu giá 3 quả na (na nữ hoàng, na dai và na bở).

Cụ thể, quả na nữ hoàng là giống mới đưa vào trồng tại huyện Chi Lăng khoảng 3-4 năm. Giống na nữ hoàng có trọng lượng to, nặng hơn các loại na khác, mắt na lì, ăn vừa ngọt, vỏ mỏng, cùi dày, ít hạt. Giá khởi điểm quả na nữ hoàng là 2 triệu đồng. Kết thúc phiên đấu giá, quả na nữ hoàng được trả 20 triệu đồng.

Những quả na tham gia hội chợ na tại huyện Chi Lăng.
Những quả na tham gia hội chợ na tại huyện Chi Lăng.

Thứ hai là quả na bở, đây là loại na truyền thống của huyện Chi Lăng, vỏ mỏng, cùi dày, ít hạt, vị ngọt thanh, có mùi thơm đặc trưng. Giá khởi điểm quả na bở là 50 triệu đồng. Kết thúc phiên đấu giá, quả na này được trả 50 triệu đồng.

Cuối cùng là quả na dai, đây là loại na có vỏ mỏng, cùi dày, ít hạt, vị ngọt đậm, khi ăn có cảm giác dai hơn, là loại quả có diện tích và sản lượng lớn nhất huyện Chi Lăng. Giá khởi điểm được ban tổ chức đưa ra 10 triệu đồng. Sau nhiều lần đấu giá, cuối cùng quả na dai được trả giá 89 triệu đồng.

Như vậy, 3 quả na dai, na bở, na nữ hoàng được 3 người trả giá 159 triệu đồng.

"Việc đấu giá 3 quả na nói trên nhằm tôn vinh thành quả lao động của người nông dân. Số tiền đấu giá thu được một phần sẽ trao cho con, em các nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt khó trong học tập để tiếp cận tri thức khoa học ứng dụng vào thực tế", trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) nói.

 
Na bở, na nữ hoàng tại hội chợ.

Na là là loại quả đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn, được trồng nhiều nhất và ngon nhất là tại huyện Chi Lăng. Hiện vùng sản xuất na Chi Lăng tập trung chủ yếu ở các xã Chi Lăng, Mai Sao, Thượng Cường, Vạn Linh, Y Tịch, Hòa Bình, thị trấn Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ, với diện tích trồng na ước đạt trên 2.300ha, cho sản lượng khoảng 20.000 tấn quả/năm (bao gồm cả na rải vụ), doanh thu ước đạt khoảng 700 tỉ đồng/năm.

Diện tích na trên địa bàn Chi Lăng sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP đạt 35ha, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 698,92ha.

Na Chi Lăng đang vào thu hoạch chính vụ. Giá bán na bình quân 45.000 đồng/kg, loại đẹp 70.000 - 80.000 đồng/kg, có loại 100.000 đồng/kg.

Người dân đưa đặc sản na Chi Lăng “lên sàn“. Video: Trần Tuấn - Hữu Chánh.
Trần Tuấn
TIN LIÊN QUAN

1.600 tổ công nghệ cộng đồng giúp dân phát triển kinh tế số ở Lạng Sơn

TRẦN TUẤN |

Lạng Sơn - Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Lạng Sơn thành lập các tổ công nghệ cộng đồng về từng thôn, bản. Trưởng thôn, bản sẽ kiêm tổ trưởng tổ công nghệ cộng đồng hướng dẫn bà con phát triển các cửa hàng số, bán nông sản online... Từ chỗ chưa có khái niệm về thương mại điện tử, hiện nhiều người nông dân ở Lạng Sơn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng khi đưa đặc sản của quê hương “lên sàn”.

Nông dân vào tổ công nghệ, chuyển đổi số đưa đặc sản Lạng Sơn "lên sàn"

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - Gần 1.600 tổ công nghệ cộng đồng với các trưởng thôn, trưởng bản làm tổ trưởng đang từng ngày hướng dẫn bà con phát triển kinh tế số. Từ chỗ chưa có khái niệm về thương mại điện tử, nhiều người nông dân ở Lạng Sơn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng khi đưa đặc sản của quê hương “lên sàn”.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

1.600 tổ công nghệ cộng đồng giúp dân phát triển kinh tế số ở Lạng Sơn

TRẦN TUẤN |

Lạng Sơn - Để thúc đẩy phát triển kinh tế số, Lạng Sơn thành lập các tổ công nghệ cộng đồng về từng thôn, bản. Trưởng thôn, bản sẽ kiêm tổ trưởng tổ công nghệ cộng đồng hướng dẫn bà con phát triển các cửa hàng số, bán nông sản online... Từ chỗ chưa có khái niệm về thương mại điện tử, hiện nhiều người nông dân ở Lạng Sơn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng khi đưa đặc sản của quê hương “lên sàn”.

Nông dân vào tổ công nghệ, chuyển đổi số đưa đặc sản Lạng Sơn "lên sàn"

Trần Tuấn |

Lạng Sơn - Gần 1.600 tổ công nghệ cộng đồng với các trưởng thôn, trưởng bản làm tổ trưởng đang từng ngày hướng dẫn bà con phát triển kinh tế số. Từ chỗ chưa có khái niệm về thương mại điện tử, nhiều người nông dân ở Lạng Sơn đã có doanh thu hàng trăm triệu đồng khi đưa đặc sản của quê hương “lên sàn”.