Tuyển sinh năm 2023: Kiến nghị bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ

Tường Vân |

Trong nhiều năm qua, nhiều trường đại học sử dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ. Dư luận cho rằng, phương thức xét tuyển này chưa thực sự đảm bảo khách quan, công bằng bởi gây nhiều tiêu cực, nảy sinh trong việc “chạy điểm”, “làm đẹp” học bạ tại các trường.

Lý do nên bỏ phương án xét tuyển đại học bằng học bạ

Là người từng đưa ra đề xuất bỏ phương án xét tuyển đại học bằng học bạ, thầy Nguyễn Văn Lực, Giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hoà cho biết: "Về chủ quan, việc kiểm tra đánh giá giữa các trường thiếu sự đồng đều, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) có Thông tư 26 và Thông tư 58, hướng dẫn kiểm tra đánh giá học sinh, nhưng khi kiểm tra thường xuyên, nhất là kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, mỗi trường ra đề dễ, khó khác nhau… nên điểm số học bạ cũng có sự khác nhau giữa các trường. Bởi vậy, điểm số không phải là thước đo năng lực thực tế duy nhất của học sinh được thể hiện trong học bạ".

Liên quan đến những băn khoăn của dư luận liên quan đến phương thức tuyển sinh đại học bằng học bạ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Luật Giáo dục đại học năm 2018 cho phép các trường đại học tuyển sinh bằng các phương thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

Quy chế tuyển sinh đại học do Bộ ban hành cũng chỉ quy định nguyên tắc để đảm bảo công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các trường các cơ sở đào tạo; đồng thời để các cơ sở giáo dục đại học thống nhất thực hiện trong việc tuyển sinh và quy định. Bộ GDĐT chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế.

Bộ GDĐT nêu rõ, dù điểm học bạ có được sử dụng cho việc xét tuyển đại học hay không, trách nhiệm của các nhà trường là phải có biện pháp bảo đảm tin cậy, công bằng, đánh giá đúng kết quả học tập của người học.

Quy định tuyển sinh đại học ngày càng rối?

Mùa tuyển sinh năm 2022, có hơn 20 phương thức xét tuyển sẽ được các trường đại học sử dụng. Trong đó không ít trường áp dụng đến 7 phương thức bằng xét tuyển và tổ chức thi tuyển.

Các quy định về tuyển sinh đại học ngày càng phức tạp, thay đổi hằng năm khiến nhiều phụ huynh và học sinh lớp 12 lo lắng, đứng ngồi không yên.

Trước những băn khoăn, thắc mắc của phụ huynh, học sinh, Bộ GDĐT cho biết, công tác tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng được cụ thể hóa bằng quy chế tuyển sinh và các năm qua về cơ bản giữ ổn định, chỉ điều chỉnh về mặt kỹ thuật và cập nhật các quy định của văn bản quy phạm cấp trên và quy định của Chính phủ.

Cụ thể, công tác tuyển sinh đại học năm 2022 về cơ bản được giữ ổn định như năm 2021 và các năm gần đây, đồng thời có một số điều chỉnh kỹ thuật, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tạo thuận lợi, bảo đảm quyền lợi, sự công bằng cho thí sinh và các cơ sở đào tạo.

Những điều chỉnh trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả tích cực như: Thí sinh được hưởng lợi nhiều nhất trong việc thực hiện thuận tiện các thủ tục trên hệ thống trực tuyến, đồng thời được bảo đảm cơ hội trúng tuyển cao nhất vào ngành, trường theo nguyện vọng và năng lực; các cơ sở đào tạo được cạnh tranh bình đẳng và minh bạch để lựa chọn thí sinh phù hợp nhất.

Tỉ lệ thí sinh ảo giảm mạnh, các cơ sở đào tạo tuyển được số lượng sát hơn với chỉ tiêu đã công bố; Bộ GDĐT có được dữ liệu đầy đủ, kịp thời và tin cậy về tuyển sinh của tất cả các cơ sở đào tạo, phục vụ nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời hỗ trợ các cơ sở đào tạo điều chỉnh chiến lược và phương thức tuyển sinh.

Bộ GDĐT cho biết, sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến, rà soát, đánh giá lại toàn bộ quy trình và chính sách tuyển sinh, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh, cải tiến và hoàn thiện cho năm 2023 và các năm tiếp theo.

Thống kê của Bộ GDĐT, trong hơn 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2022, nhiều phương thức không hiệu quả, thậm chí gây mất công bằng.

Theo Bộ GDĐT, khi nhìn phổ điểm, đối sánh giữa phương thức dựa trên học bạ và điểm tốt nghiệp THPT có sự chênh lệch đáng kể. Do đó, các trường cần hết sức cân nhắc trong việc lựa chọn phương thức xét tuyển, đảm bảo hiệu quả, tin cậy, công bằng giữa các thí sinh.

Bộ GDĐT cũng đề nghị các trường đại học xem xét giảm phương thức tuyển sinh, theo hướng ít tác động đến thí sinh.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Có IELTS, thí sinh được quy đổi tới 16 điểm xét tuyển đại học

Vân Trang |

IELTS là giấy thông hành để vào những trường đại học top đầu ở Việt Nam. Có trường đại học cho phép thí sinh quy đổi sang thành điểm môn tiếng Anh, cao nhất tới 16 điểm.

Thanh Hoá: Kiến nghị bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ vì lo tiêu cực

Vân Trang |

Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ bởi hiện nay đang nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc "làm đẹp" học bạ và "chạy điểm" ở các nhà trường.

Thí sinh lúng túng chọn kỳ thi riêng xét tuyển đại học năm 2023

Tường Vân |

Từ tháng 3.2023, nhiều đơn vị bắt đầu tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển đại học. Dù vậy đến thời điểm này, nhiều thí sinh vẫn tỏ ra bối rối trong việc lựa chọn các kỳ thi.

Công trình trái phép mọc nhiều năm nhưng địa phương khó xử lý

Hoài Luân |

Phú Yên - Mặc dù chính quyền địa phương đã lập biên bản nhiều lần đối với trường hợp lấn chiếm, san gạt đất đồi để xây dựng công trình trái phép, tuy nhiên đến nay, việc xử lý vẫn còn nhiều bất cập.

600 tỉ đồng ông Đinh La Thăng gây thiệt hại chưa có cách thu hồi

PHẠM ĐÔNG |

"Ông Đinh La Thăng phải đền bù 600 tỉ đồng, đã đi tù rồi. Đây là bản án khó thi hành nhưng không tuyên không được. Cách nào để bản án thực thi trên thực tế thì chúng tôi chưa nghĩ ra giải pháp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cảnh sát hóa trang chặn bắt loạt thanh niên đi xe máy có pô "khạc" ra lửa

Tô Thế |

Hà Nội - Đêm 19.3, rạng sáng 20.3, 4 tổ công tác liên ngành 141 (Công an TP Hà Nội) hóa trang làm nhiệm vụ trên đường Võ Chí Công đã bắt giữ hàng loạt "quái xế" nẹt pô gây náo loạn đường phố.

Thái Bình: Bắt giữ anh vợ trùm giang hồ Đường Nhuệ liên quan đến ma tuý

TRUNG DU |

Nguyễn Văn Bình (47 tuổi, biệt danh Bình "phê") - là anh trai của Nguyễn Thị Dương, anh vợ của Nguyễn Xuân Đường (tức trùm giang hồ Đường Nhuệ) mới bị Công an tỉnh Thái Bình bắt giữ.

Quảng Nam: Để lại thư tuyệt mệnh nhảy cầu, rồi về nhà ngủ

Hoàng Bin |

Người đàn ông ở Quảng Nam để lại lá thư tuyệt mệnh nhảy cầu và nhờ cộng đồng mạng nhắn gửi cho người thân, rồi xuất hiện ở nơi không ngờ.

Có IELTS, thí sinh được quy đổi tới 16 điểm xét tuyển đại học

Vân Trang |

IELTS là giấy thông hành để vào những trường đại học top đầu ở Việt Nam. Có trường đại học cho phép thí sinh quy đổi sang thành điểm môn tiếng Anh, cao nhất tới 16 điểm.

Thanh Hoá: Kiến nghị bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ vì lo tiêu cực

Vân Trang |

Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ bởi hiện nay đang nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc "làm đẹp" học bạ và "chạy điểm" ở các nhà trường.

Thí sinh lúng túng chọn kỳ thi riêng xét tuyển đại học năm 2023

Tường Vân |

Từ tháng 3.2023, nhiều đơn vị bắt đầu tổ chức các kỳ thi riêng để xét tuyển đại học. Dù vậy đến thời điểm này, nhiều thí sinh vẫn tỏ ra bối rối trong việc lựa chọn các kỳ thi.