Thiếu giáo viên, Đồng Tháp tính chuyện "gộp trường"

PHONG LINH |

Thiếu giáo viên khiến ngành giáo dục các tỉnh, thành đau đầu tìm giải pháp, có tỉnh như Đồng Tháp phải tiến hành sắp xếp (sáp nhập hoặc giải thể) các cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ để nâng chất lượng giáo dục và hạn chế tình trạng thiếu hụt.

Đỏ mắt tuyển giáo viên

Tại Đồng Tháp, toàn tỉnh hiện cần thêm hơn 850 giáo viên, trong đó nhiều nhất là giáo viên tiểu học, mầm non, các môn cần giáo viên như tiếng Anh, Tin học.

Trong khi đó tại Hậu Giang, nếu như năm học trước chỉ thiếu hơn 800 giáo viên thì hiện nay con số đã lên gần 1.200. Công tác tuyển dụng giáo viên các năm qua đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch vì không có nguồn.

Theo ngành Giáo dục tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh đang thiếu khoảng 1.000 giáo viên. Năm học 2023-2024, trường THPT Võ Văn Kiệt, huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) có 38 lớp với khoảng 1.600 học sinh. Số lớp và số học sinh đều tăng nhưng số lượng giáo viên lại không tăng mà còn giảm.

Mặc dù có điều kiện kinh tế - xã hội khá hơn một số tỉnh khác nhưng trung tâm vùng ĐBSCL - TP Cần Thơ vẫn vướng vào bài toán khó thiếu hụt giáo viên. Ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP Cần Thơ, cho biết: Năm học 2023-2024, TP Cần Thơ thiếu gần 700 giáo viên ở các cấp học, trong đó nhiều nhất là giáo viên bậc tiểu học.

ĐBSCL đang thiếu giáo viên trầm trọng. Ảnh: Phong Linh
ĐBSCL đang thiếu giáo viên trầm trọng. Ảnh: Phong Linh

Theo nhìn nhận, nguyên nhân của tình trạng này là do thu nhập không cao so với các nghề khác nhưng áp lực công việc có chiều hướng tăng; nhiều giáo viên chuyển sang công việc khác có thu nhập cao hơn để đảm bảo cuộc sống.

"Năm học 2022-2023, một số quận, huyện chưa thực hiện tuyển dụng giáo viên (quận Cái Răng, quận Ninh Kiều, quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh). Các đơn vị đã thực hiện tuyển dụng nhưng số lượng người dự tuyển không đủ so với chỉ tiêu; số lượng giáo viên nghỉ hưu, nghỉ việc, nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế ở các trường trong thời gian qua tương đương với số lượng giáo viên tuyển được", ông Bình cho hay.

Căng mình tìm giải pháp

Vì thiếu giáo viên nên nhiều trường học tại khu vực ĐBSCL phải tuyển dụng hợp đồng, điều này dẫn đến nguồn kinh phí chi trả gặp khó khăn, chất lượng giáo dục không ổn định do nhân lực thay đổi. Một số trường học việc thiếu cán bộ quản lý trong thời gian dài, gây bất cập trong công tác quản lý, điều hành tại đơn vị...

Bài toán càng khó hơn khi hiện rất nhiều trường thậm chí không có nguồn giáo viên để hợp đồng, nhất là các trường ở xa trung tâm thành phố. Những đơn vị này phải phân thêm giờ cho đội ngũ giáo viên hiện có hoặc kiêm nhiệm dạy thêm các môn (ở cấp THCS, THPT), khiến hiệu quả truyền đạt không cao.

Ngành giáo dục các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đang tiếp tục tuyển dụng giáo viên. Ảnh: Phong Linh
Ngành giáo dục các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL đang tiếp tục tuyển dụng giáo viên. Ảnh: Phong Linh

Về giải pháp, Giám đốc Sở GDĐT TP Cần Thơ Trần Thanh Bình, cho biết: Sở sẽ tiếp tục phê duyệt kế hoạch tuyển dụng của các đơn vị để bổ sung giáo viên giảng dạy; tiếp tục đầu tư kinh phí mua sắm thiết bị dạy học đảm bảo thực hiện đổi mới giáo dục; phối hợp với các cơ sở đào tạo để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên bằng các hình thức khác.

"Chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu UBND thành phố đề nghị Bộ GDĐT xem xét cho hợp đồng giáo viên có trình độ Cao đẳng sư phạm đối với những môn học còn thiếu giáo viên trong thời gian chờ tuyển dụng", ông Bình thông tin.

Với tỉnh Đồng Tháp, bên cạnh việc tuyển dụng giáo viên, tỉnh tiến hành sắp xếp (sáp nhập hoặc giải thể) các cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ để nâng chất lượng giáo dục và hạn chế tình trạng thiếu giáo viên.

Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thúy Hà, cho biết: Triển khai thực hiện điều động, biệt phái giáo viên theo thẩm quyền để giải quyết thừa, thiếu cục bộ, kết hợp sắp xếp các đơn vị cơ bản phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọng của giáo viên.

Về lâu dài, tỉnh Đồng Tháp đào tạo gắn với tuyển dụng theo hướng ưu tiên nhóm sinh viên tốt nghiệp theo hình thức đặt hàng theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo thống kê của Bộ GDĐT, tính đến hết năm học 2022-2023, cả nước có 1.234.124 giáo viên mầm non và phổ thông, tăng 71.927 người so với năm học 2021-2022. Trong đó, khối công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập 11,43%.

Hồi tháng 7.2023, Bộ Chính trị giao bổ sung 65.980 biên chế cho ngành giáo dục, riêng năm học 2022-2023 là 27.850 chỉ tiêu. Tuy nhiên, đến đầu tháng 5.2023, theo Bộ GDĐT, các địa phương mới tuyển được 15.540 giáo viên.

PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Lời giải cho bài toán thiếu giáo viên trước năm học mới

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hoà |

Năm học mới sắp bắt đầu nhưng nhiều trường học, địa phương trên cả nước vẫn thiếu giáo viên trầm trọng.

Huyện miền núi xa xôi nhất tỉnh Kon Tum thiếu giáo viên đứng lớp

THANH TUẤN |

Huyện miền núi Tu Mơ Rông - "thủ phủ” sâm Ngọc Linh là huyện xa xôi nhất của tỉnh Kon Tum. Hiện nhiều điểm trường ở huyện này đang thiếu giáo viên đứng lớp, đời sống giáo viên vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do đường sá cách trở.

Thiếu giáo viên trầm trọng nhưng sinh viên sư phạm vẫn thất nghiệp

Vân Trang |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập trên cả nước tiếp tục gia tăng.

Nhận định U23 Việt Nam và U23 Singapore tại vòng loại U23 châu Á 2024

HOÀNG HUÊ |

Dù đã sớm giành vé dự vòng chung kết, nhưng U23 Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm ở trận đấu gặp U23 Singapore tại lượt trận cuối bảng C vòng loại giải U23 châu Á 2024.

Dự báo mới nhất, bão Lee chuyển hướng, tăng tốc

Thanh Hà |

Tin bão mới nhất cho hay, bão Lee sẽ tiếp tục tăng tốc và tăng quy mô sau khi chuyển hướng về phía bắc vào giữa tuần.

Doanh nghiệp Việt Nam - Mỹ chốt hàng loạt thương vụ tỷ USD

Lâm Anh |

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden không chỉ mở ra một chương mới trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ mà còn là dịp để các doanh nghiệp hai bên chốt hàng loạt thương vụ đầu tư trị giá hàng tỷ USD.

Đối tượng ném bé trai 4 tuổi xuống sông là người yêu cũ của mẹ cháu bé

Vũ Tiến |

Liên quan đến vụ ném bé trai 4 tuổi từ cầu Tôn Đức Thắng xuống sông với độ cao khoảng 7 mét, gây bức xúc trong nhân dân, sáng ngày 12.9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng ném cháu bé để điều tra về hành vi “Giết người”.

Công an điều tra vụ nổ lớn xảy ra ở TP Mỹ Tho, thu giữ 5 đầu đạn caosu

Thành Nhân |

Tiền Giang - Ngày 12.9, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Tiền Giang, Công an tỉnh đang làm rõ vụ đánh nhau có tiếng nổ lớn xảy ra trên địa bàn TP Mỹ Tho. Tại hiện trường, cơ quan công an thu giữ 5 đầu đạn caosu.

Lời giải cho bài toán thiếu giáo viên trước năm học mới

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hoà |

Năm học mới sắp bắt đầu nhưng nhiều trường học, địa phương trên cả nước vẫn thiếu giáo viên trầm trọng.

Huyện miền núi xa xôi nhất tỉnh Kon Tum thiếu giáo viên đứng lớp

THANH TUẤN |

Huyện miền núi Tu Mơ Rông - "thủ phủ” sâm Ngọc Linh là huyện xa xôi nhất của tỉnh Kon Tum. Hiện nhiều điểm trường ở huyện này đang thiếu giáo viên đứng lớp, đời sống giáo viên vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn do đường sá cách trở.

Thiếu giáo viên trầm trọng nhưng sinh viên sư phạm vẫn thất nghiệp

Vân Trang |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập trên cả nước tiếp tục gia tăng.