Sở VHTT Quảng Bình nói gì khi học sinh lớp 1, 2 bị bắt thi viết bài luận

CÔNG SÁNG |

Những ngày qua, nhiều phụ huynh lớp 1, 2 tại TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đau đầu vì nhận được thông báo của giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu các học sinh tham gia cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.

Theo thông báo, tất cả học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 đều được yêu cầu tham gia. Học sinh phải trả lời đầy đủ 2 câu hỏi trong đề.

Câu hỏi đầu tiên trong đề thứ nhất: “Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?”.

Câu tiếp theo: “Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật”.

Tại đề số 2, có hai câu hỏi nhưng chỉ khác câu hỏi số 1 ở đề đầu tiên: “Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc một cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc”.

Sẽ có hai hình thức thi, bài viết tay hoặc đánh máy không quá 5.000 từ. Hoặc dự thi bằng video, yêu cầu tối thiểu 5 phút, tối đa 10 phút. Thể lệ còn yêu cầu bài dự thi phải do cá nhân thí sinh thực hiện.

Nhận được đề thi, nhiều phụ huynh băn khoăn, đặc biệt các em lớp 1, 2 hiện vẫn đang học mặt chữ, rất khó hoàn thành nội dung thi trên.

Ngày 21.5, một lãnh đạo của Sở Văn hóa - Thể thao Quảng Bình cho biết, cuộc thi này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trên toàn quốc được 9 lần.

“Năm nay, tỉnh Quảng Bình tham gia lần thứ 2, trước đó đã tham gia vào năm 2021. Sở đã có văn bản triển khai đến các đơn vị liên quan đến giáo dục trên địa bàn tỉnh” - vị lãnh đạo này nói.

Cũng theo vị này, việc triển khai đến các đơn vị giáo dục không theo hình thức bắt buộc, với các học sinh tiểu học, chỉ khuyến khích, động viên tinh thần các em mong muốn tham gia. Sau khi nắm được thông tin về việc trường tiểu học yêu cầu tất cả học sinh tham gia, đơn vị đang liên lạc với Sở GDĐT nhằm thay đổi, giải thích rõ việc này.

Khi được hỏi về việc các câu hỏi liệu có phù hợp với lứa tuổi tiểu học, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao Quảng Bình thừa nhận, các câu hỏi đang có sự “chênh” về lứa tuổi.

“Chúng tôi sẽ bàn bạc lại cùng các bộ phận chuyên môn, xem xét, đề xuất đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc chọn lựa lứa tuổi phù hợp trong kỳ thi này” - lãnh đạo Sở thông tin.

CÔNG SÁNG
TIN LIÊN QUAN

Học sinh thích thú trải nghiệm viết thư pháp tại Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền

PhƯƠNG LY |

Ngoài các nghi lễ truyền thống, Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền - Đình Bình Thủy năm nay còn có hoạt động cho học sinh tự tay viết thư pháp dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Hoạt động này không chỉ giúp các em học sinh được trải nghiệm một bộ môn nghệ thuật thú vị mà còn mang lại nhiều bài học giáo dục quý giá.

Tranh biện về việc có nên thưởng tiền cho các học sinh xuất sắc

Tuyết Lan |

Ngày 18.5.2024, tại Nhà hát Trường Olympia, vòng chung kết cuộc thi Tiếng Anh triết học cho trẻ em - Junior Philosophy Olympiad (JPO) 2024 diễn ra với sự tham dự của đông đảo thí sinh và khán giả.

Ép học sinh không thi lớp 10: Hệ lụy của bệnh thành tích?

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Một phụ huynh có con học lớp 9 bị nhà trường tìm cách “vận động” để không thi vào lớp 10 công lập khẳng định nguyên nhân của hiện tượng ép buộc này là bệnh thành tích.

Gần 5.400 tỉ đồng cho loạt dự án trọng điểm tại tỉnh địa đầu Tổ quốc

Lam Thanh |

Hà Giang - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, hàng loạt dự án trọng điểm đang được triển khai thi công, mục tiêu sau khi hoàn thành sẽ đồng bộ hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Tắm cho cụ voi hơn 60 tuổi tại một trong sở thú lâu đời nhất thế giới

Minh Tâm - Anh Tú |

TPHCM - Cụ voi tên Chuông, năm nay đã 66 tuổi, nặng hơn 2 tấn. Chuông sống tại Thảo cầm viên Sài Gòn (một trong sở thú lâu đời nhất thế giới) từ trước năm 1984, sớm hơn bất kỳ nhân viên nào đang làm việc tại chuồng voi.

Vướng mắc địa giới hành chính Quảng Nam - Kon Tum kéo dài, người dân chịu thiệt

Hoàng Bin |

Mấy chục năm, cả hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đều không thể đầu tư ngân sách công để xây dựng công trình dân sinh tại khu vực giáp ranh, chồng lấn địa giới hành chính, khiến hơn 1.000 dân sống khổ.

Cận cảnh clip vụ tai nạn tàu hỏa đâm ôtô nát đầu ở Hà Nội

Diệp Anh |

Trên mạng xã hội xôn xao clip vụ tai nạn tàu hỏa đâm ôtô nát đầu ở Hà Nội

Tin 20h: Bóc trần chiêu bán chui vàng miếng qua hình thức giao hàng tận nhà

NHÓM PV |

Bán vàng miếng chui ở nhiều địa phương, chủ tiệm vàng hé lộ chiêu lách luật; Phụ huynh dầm mưa ngóng con thi lớp 10 THPT chuyên Đại học Sư phạm; Loạt nhà máy ximăng ở Ninh Bình: Từ hoàng kim đến khó khăn chồng chất...

Học sinh thích thú trải nghiệm viết thư pháp tại Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền

PhƯƠNG LY |

Ngoài các nghi lễ truyền thống, Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền - Đình Bình Thủy năm nay còn có hoạt động cho học sinh tự tay viết thư pháp dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Hoạt động này không chỉ giúp các em học sinh được trải nghiệm một bộ môn nghệ thuật thú vị mà còn mang lại nhiều bài học giáo dục quý giá.

Tranh biện về việc có nên thưởng tiền cho các học sinh xuất sắc

Tuyết Lan |

Ngày 18.5.2024, tại Nhà hát Trường Olympia, vòng chung kết cuộc thi Tiếng Anh triết học cho trẻ em - Junior Philosophy Olympiad (JPO) 2024 diễn ra với sự tham dự của đông đảo thí sinh và khán giả.

Ép học sinh không thi lớp 10: Hệ lụy của bệnh thành tích?

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Một phụ huynh có con học lớp 9 bị nhà trường tìm cách “vận động” để không thi vào lớp 10 công lập khẳng định nguyên nhân của hiện tượng ép buộc này là bệnh thành tích.