Vướng mắc địa giới hành chính Quảng Nam - Kon Tum kéo dài, người dân chịu thiệt

Hoàng Bin |

Mấy chục năm, cả hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đều không thể đầu tư ngân sách công để xây dựng công trình dân sinh tại khu vực giáp ranh, chồng lấn địa giới hành chính, khiến hơn 1.000 dân sống khổ.

Vướng mắc kéo dài nhiều năm

Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam - cho biết, toàn bộ thôn 3, xã Trà Vinh của huyện này có 238 hộ, 1.034 khẩu (100% là dân tộc thiểu số, hộ khẩu thường trú tại Quảng Nam), đang sinh sống và canh tác trên địa phận của xã Đăk Nên (huyện Kon Plong, Kon Tum) theo bản đồ địa giới hành chính (ĐGHC) 364.

Hơn 30 năm qua, do việc chồng lấn ĐGHC giữa xã Trà Vinh và xã Đắk Nên chưa có được tiếng nói chung; khiến việc xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản phục vụ dân sinh như đường giao thông, điện thắp sáng, trường học... tại khu vực thôn 3 của xã Trà Vinh không thể triển khai đầu tư từ ngân sách Nhà nước.

“Vì không thuộc ĐGHC quản lý nên huyện Nam Trà My không thể đầu tư ngân sách xây dựng hạ tầng dân sinh. Huyện Kon Plong cũng không thể đầu tư hạ tầng vì đối tượng thụ hưởng là đồng bào Cadong không thuộc hộ khẩu Kon Tum. Vì gặp khó trong thủ tục, hồ sơ quyết toán tài chính.

Bấp cập này khiến đời sống người dân nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn” - ông Dũng cho hay.

Đầu năm 2024, UBND xã Trà Vinh đã kết nối được với hai nhà hảo tâm tài trợ xây dựng mới điểm trường tiểu học với kinh phí 700 triệu đồng và cầu treo dân sinh Nước Tối tại thôn 3 với kinh phí 60 triệu đồng.

Tuy nhiên, giữa tháng 5.2024, UBND xã Đắk Nên (huyện Kon Plong) đã lập biên bản buộc tạm dừng thi công và có văn bản yêu cầu phía huyện Nam Trà My phối hợp dừng thi công 2 công trình nêu trên vì thuộc địa bàn quản lý của xã này.

Vùng chồng lấn địa giới hành chính giữa Quảng Nam và Kon Tum nhiều năm không được đầu tư hạ tầng dân sinh, khiến người dân sống khổ. Ảnh: Đại Vương
Vùng chồng lấn địa giới hành chính giữa Quảng Nam và Kon Tum nhiều năm không được đầu tư hạ tầng dân sinh, khiến người dân sống khổ. Ảnh: Đại Vương

Kiến nghị Bộ Nội vụ giải quyết dứt điểm

“Việc giải quyết vấn đề chồng lấn ĐGHC là việc của cấp ủy Đảng và chính quyền của 2 địa phương, nhưng cuộc sống người dân cần phải được đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất” - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My nêu quan điểm.
Về phía UBND huyện Kon Plông cũng đồng tình, ủng hộ việc kêu gọi các nhà tài trợ xây dựng công trình trường học, cầu treo cho dân ở vùng chồng lấn ĐGHC. Tuy nhiên, trước khi triển khai thực hiện cần có sự trao đổi, bàn bạc và thống nhất của chính quyền hai huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và báo cáo cấp trên, trước khi triển khai thực hiện.

Tại Công văn số 101, ngày 23.5.2024 gửi Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc giải quyết vướng mắc về ĐGHC là vấn đề khó, địa phương đã chủ động tổ chức các đoàn công tác làm việc với các tỉnh có chồng lấn ĐGHC.
Hiện vẫn chưa có sự thống nhất giữa các địa phương. UBND tỉnh Quảng Nam đã nhiều lần có văn bản kiến nghị và báo cáo trực tiếp tại các phiên làm việc, hội nghị; song, vướng mắc về ĐGHC vẫn chưa được Bộ Nội vụ chủ trì giải quyết.

Cũng theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Nam, khi thực hiện lập hồ sơ theo Chỉ thị 364 năm 1994, đơn vị thi công hồ sơ, bản đồ ĐGHC - Xí nghiệp Trắc địa 204 thuộc Tổng Cục địa chính đã đo vẽ bản đồ bằng phương pháp chuyển vẽ nội nghiệp trong phòng và không tiến hành kiểm tra tại thực địa.

“Từ những nguyên nhân này, sau khi thực hiện Chỉ thị 364 nhiều địa phương có đường ĐGHC sai khác với thực tế sinh sống, canh tác lâu đời của nhân dân” - UBND tỉnh Quảng Nam nhận định.

Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - cho biết, Quảng Nam tiếp tục đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì, tổ chức làm việc để giải quyết dứt điểm những vướng mắc về ĐGHC nêu trên.

Hoàng Bin
TIN LIÊN QUAN

20 địa phương chủ động đề xuất sắp xếp địa giới hành chính cấp huyện

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh 5 nguyên tắc trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính và lưu ý cần tận dụng mạng xã hội để truyền thông về sáp nhập đơn vị hành chính.

Đề xuất mở rộng địa giới hành chính TP.Buôn Ma Thuột

BẢO TRUNG |

Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang có phương án mở rộng địa giới hành chính TP.Buôn Ma Thuột thêm hơn 127 km2.

Bước chuyển mình mạnh mẽ của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Nhóm PV |

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang ngày càng xứng tầm với vị thế của Thủ đô. Những bước phát triển vượt bậc của Hà Nội là minh chứng cho những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố, để Hà Nội ngày một văn minh, hiện đại nhưng luôn giữ được bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Quy định lấy ý kiến cử tri trong điều chỉnh địa giới hành chính từ 25.8.2023

Hoàng Quang |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 66/2023/NĐ-CP ngày 24.8.2023, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 54/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Nghị định 66/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25.8.2023.

Bộ Công Thương bỏ quy định điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng

Cường Ngô |

Dự thảo Nghị định mới về điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu đã bỏ quy định "giá 0 đồng", thay bằng quy định "tự sử dụng và không mua bán dưới mọi hình thức".

Tuyên án tử hình Đoàn Thiên Long trong vụ 70 giang hồ bảo kê đất ở Phú Quốc

NGUYÊN ANH - VĂN VŨ |

Sáng 7.6, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM đã tuyên án với các bị cáo, kết thúc phiên tòa phúc thẩm vụ án “Giết người” của nhóm 70 đối tượng tranh giành bảo kê đất làm 2 người chết 6 người bị thương ở Phú Quốc.

Phản hồi của Công ty CP tập đoàn Thiên Khôi

NHÓM PV |

Liên quan đến nội dung Báo Lao Động phản ánh về những bất thường trong hoạt động của Công ty CP tập đoàn Thiên Khôi (Công ty Thiên Khôi). Ngày 4.6, trong công văn gửi đến Báo Lao Động, Công ty Thiên Khôi đã “ghi nhận và tiếp thu những thông tin báo phản ánh”.

Nhà báo Trương Anh Ngọc: Tôi từng lái xe từ Ý tới Thụy Sỹ và Áo để tác nghiệp EURO

NHÓM PV |

Tròn 1 tuần nữa, EURO 2024 sẽ chính thức được diễn ra tại Đức. Góc nhìn thể thao số 166 có buổi chia sẻ với nhà báo Trương Anh Ngọc để lắng nghe những câu chuyện của anh khi trực tiếp tác nghiệp tại ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu.

20 địa phương chủ động đề xuất sắp xếp địa giới hành chính cấp huyện

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh 5 nguyên tắc trong triển khai sắp xếp đơn vị hành chính và lưu ý cần tận dụng mạng xã hội để truyền thông về sáp nhập đơn vị hành chính.

Đề xuất mở rộng địa giới hành chính TP.Buôn Ma Thuột

BẢO TRUNG |

Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang có phương án mở rộng địa giới hành chính TP.Buôn Ma Thuột thêm hơn 127 km2.

Bước chuyển mình mạnh mẽ của Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Nhóm PV |

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội đang ngày càng xứng tầm với vị thế của Thủ đô. Những bước phát triển vượt bậc của Hà Nội là minh chứng cho những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố, để Hà Nội ngày một văn minh, hiện đại nhưng luôn giữ được bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Quy định lấy ý kiến cử tri trong điều chỉnh địa giới hành chính từ 25.8.2023

Hoàng Quang |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 66/2023/NĐ-CP ngày 24.8.2023, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 54/2018/NĐ-CP hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Nghị định 66/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25.8.2023.