30 năm chăm sóc voi ở Thảo Cầm Viên: 3 tại chỗ là "kỷ niệm cả đời có 1 lần"

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Ông Đỗ Thanh Hải - Tổ trưởng Tổ trực tiếp chăn nuôi voi tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM) đã có 37 năm gắn bó với các con vật và 30 năm với đàn voi, cũng là công nhân có thâm niên lâu nhất tại đây. Song hơn 4 tháng qua thực hiện "3 tại chỗ" là những kỷ niệm đặc biệt "cả đời có 1 lần" của ông Hải tại Thảo Cầm Viên.

 
Tôi là Đỗ Thanh Hải -Tổ trưởng tổ trực tiếp chăn nuôi voi - Xí nghiệp động vật thuộc Công ty TNHH Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TPHCM). Tính đến nay tôi đã có 37 năm gắn bó với động vật, cũng là công nhân có thâm niên lâu nhất tại Thảo Cầm Viên. Trong đó tôi đã có 30 năm đồng hành, chăm sóc cho những chú voi ở đây.
 
Tổ chăm voi có 5 người nhưng hiện tại vì dịch bệnh COVID-19 chỉ còn 2 người là tôi và Tuấn ở lại thực hiện "3 tại chỗ" để chăm sóc đàn voi. Công việc hàng ngày của chúng tôi bắt đầu từ 6h30. Việc đầu tiên là kiểm tra chuồng trại và số lượng động vật.
 
Sau đó, tôi tiến hành vệ sinh chuồng, dọn phân và thức ăn thừa còn lại từ ngày hôm trước. Hiện tại chỉ có 2 người làm, lại đúng mùa mưa nên công việc mệt hơn vì voi giẫm đạp khiến đất lầy, rồi quấn đất cát lên người, nếu như cỏ bị ướt có khi chúng bỏ ăn luôn.
 
Hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có 6 cá thể voi châu Á, gồm 5 con cái và 1 con đực to nhất được bắt về từ Định Quán, Đồng Nai. Con già nhất đưa về từ Campuchia đã hơn 60 tuổi, tên là Chuông. Nó được đưa về Việt Nam từ năm nó mười mấy tuổi. Bao nhiêu năm tôi ở đây là bấy nhiêu năm tôi chăm sóc cho nó, tôi chủ yếu nói chuyện với Chuông bằng tiếng Campuchia.
 
Khi vào chuồng để chăm sóc, tiếp xúc trực tiếp với chúng để cho ăn hay vuốt ve, kiểm tra sức khỏe hàng ngày, tôi phải cởi bỏ khẩu trang để tụi nó thấy mặt. Nếu đeo khẩu trang, tụi nó không nhận ra tôi là tụi nó sẽ phản ứng liền vì tưởng là người lạ.
 
Ở bên cạnh chăm sóc tụi nó 30 chục năm, tôi đã thuộc tính cách từng con và chỉ cần quan sát là biết voi có ổn hay không. Khi khỏe mạnh, chúng đi lại, đung đưa chân, vòi, lục lọi kiếm đồ ăn. Tôi và đồng nghiệp ở đây mất nhiều năm mới dạy được các tập tính cho voi như ngồi, nằm, giơ vòi để kiểm tra chân, móng, chà chân... nếu chúng có biểu hiện bệnh.
 
Khoảng 8h hơn, xe chở đồ ăn tới, tôi mang một phần vào chuồng cho chúng ăn và trữ lại để cho ăn nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày, trung bình một con voi ăn hơn 100 kg cỏ, uống 50 lít nước, chưa kể nhiều loại đồ ăn khác như khoai, bí, chuối... và các loại vitamin bổ sung.
 
Chúng tôi hay bỏ thêm vitamin vào bên trong các củ quả để tăng cường thêm sức khỏe nhưng nhiều lần sau khi ăn xong chúng phát hiện thấy vị lạ, giờ chúng thính mùi đó lắm. Nhiều lúc tôi đút cho chúng ăn, chúng còn thả xuống đất kiểm tra lại rồi mới bỏ lại vào miệng.
 
Bình thường 10h30 là lúc nghỉ trưa, nhưng hôm nay 11h tôi mới xong việc. Từ lúc dịch còn ít người nên thời gian nghỉ không chính xác như trước. Căn phòng tôi và đồng nghiệp nghỉ ngơi ở sát ngay cổng chuồng voi để tiện cho công việc không phải di chuyển nhiều. Ở lại đây cùng anh em dưới mái nhà chung "3 tại chỗ" là kỉ niệm đặc biệt cả đời có 1 lần.
 
Căn phòng này tuy cũ kỹ nhưng chứa đựng rất nhiều kỉ niệm trong những ngày tháng làm việc của tôi ở đây. Trên tường còn lưu lại nhiều tấm bằng khen của Tổ voi đã đạt được về chuyên môn kỹ thuật trong nhiều năm qua. Nhiều tấm đã cũ mèm, giấy chuyển vàng rồi mà chúng tôi vẫn giữ lại làm kỉ niệm.
 
Khi mới vào đây, tôi làm việc ở tổ móng guốc. Ít năm sau chuyển sang chăm chuồng khỉ. Làm khoảng vài ba năm, tôi chuyển tiếp sang tổ thú dữ, nuôi hổ, sư tử. Đến năm 1990 tôi được sang làm tổ nuôi voi và gắn bó đến nay. Đây là bức hình chụp chung của anh em trong Tổ voi được chụp từ năm 2004 được chúng tôi giữ lại làm kỉ niệm.
 
Đầu giờ chiều sau khi nghỉ ngơi, tôi quay lại chuẩn bị đồ ăn cho voi ăn thêm. Nhiều lúc tôi cũng phụ cắt thêm rau, củ, quả cho một số loại thú khác nữa. Thời điểm này ít người nên anh em vừa làm vừa hỗ trợ nhau.
 
Ngày làm việc của tôi thường kết thúc vào lúc 17h. Ở lại làm việc mùa này có mệt có vất vả, lương từ lúc dịch cũng giảm xuống nhưng tôi cũng yên tâm vì ở đây không khí trong lành và vui vì lại có thêm nhiều kỉ niệm. Thời điểm dịch này vẫn đi làm, kiếm được tiền là được rồi. Tuy nhiên tôi cũng mong dịch bệnh qua lẹ đi để cuộc sống sớm trở lại bình thường với mọi người.
ANH TÚ - KHÁNH LINH
TIN LIÊN QUAN

Thảo Cầm Viên Sài Gòn trong lành và bình yên chưa từng có

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Thảo Cầm Viên Sài Gòn đóng cửa từ những ngày cuối tháng 5, khi dịch bệnh bùng phát. Kể từ đó đến nay, khung cảnh vườn thú lâu đời tại TPHCM trở nên vắng lặng và yên bình "chưa từng có". Cả một không gian rộng lớn giờ đây chỉ còn lại 34 nhân viên chăm sóc cho gần 1.500 cá thể động vật.

TPHCM: Thảo Cầm Viên "giảm nhiệt" trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30.4 và 1.5

Thanh Chân - Chân Phúc |

Sau 2 ngày rơi vào cảnh quá tải, đến ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5 ở Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM) bắt đầu "giảm nhiệt", khi lượng khách đổ về đây vui chơi đã giảm xuống.

Người dân bất ngờ khi được xét nghiệm COVID-19 miễn phí ở Thảo Cầm Viên

Thanh Chân - Chân Phúc |

Sáng 2.5, Trung tâm Y tế Quận 1 (TPHCM) tổ chức lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 miễn phí tại Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM).

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Thảo Cầm Viên Sài Gòn trong lành và bình yên chưa từng có

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Thảo Cầm Viên Sài Gòn đóng cửa từ những ngày cuối tháng 5, khi dịch bệnh bùng phát. Kể từ đó đến nay, khung cảnh vườn thú lâu đời tại TPHCM trở nên vắng lặng và yên bình "chưa từng có". Cả một không gian rộng lớn giờ đây chỉ còn lại 34 nhân viên chăm sóc cho gần 1.500 cá thể động vật.

TPHCM: Thảo Cầm Viên "giảm nhiệt" trong ngày thứ 3 nghỉ lễ 30.4 và 1.5

Thanh Chân - Chân Phúc |

Sau 2 ngày rơi vào cảnh quá tải, đến ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ 30.4-1.5 ở Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM) bắt đầu "giảm nhiệt", khi lượng khách đổ về đây vui chơi đã giảm xuống.

Người dân bất ngờ khi được xét nghiệm COVID-19 miễn phí ở Thảo Cầm Viên

Thanh Chân - Chân Phúc |

Sáng 2.5, Trung tâm Y tế Quận 1 (TPHCM) tổ chức lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 miễn phí tại Thảo Cầm Viên (Quận 1, TPHCM).