Quảng Ninh tiếp tục hỗ trợ trên 31,3 tỉ đồng/năm cho học sinh vùng sâu

Đoàn Hưng |

Nghị quyết 22/2023/NQ-HĐND (Nghị quyết 22) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 10.11.2023 vừa được HĐND tỉnh Quảng Ninh ban hành. Theo đó, Quảng Ninh sẽ tiếp tục hỗ trợ trên 31,3 tỉ đồng/năm cho học sinh vùng sâu, vùng xa.

Là một trường nằm ở vùng núi còn nhiều khó khăn, trường Tiểu học Vô Ngại, huyện Bình Liêu có 442 học sinh. Trong đó, có 72 học sinh sẽ được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 22 gồm: 57 học sinh bán trú tuần (học bán trú từ thứ 2 đến thứ 6) và 15 học sinh bán trú ngày (bán trú buổi trưa các ngày). Các em ở các thôn cách trường tối thiểu hơn 7km như: Mạ Chạt, Khủi Luông, Nà Mo.

Anh Loan Văn Vì (37 tuổi, thôn Bản Làng, xã Vô Ngại) phấn khởi chia sẻ: “Tôi có con học lớp 5 tại trường, từ nhà đến trường cách nhau gần 8 km. Công việc chính của tôi là làm rừng, cũng đã tính đến chuyện đưa đón các cháu ngày 4 lần, nhưng gia đình chưa bố trí được thời gian. Giờ được tỉnh hỗ trợ tiền ăn cho cháu học bán trú nên gia đình rất phấn khởi, yên tâm lao động sản xuất”.

Một bữa cơm từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh trong năm học 2022-2023 tại Trường Tiểu học Vô Ngại, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng
Một bữa cơm từ nguồn kinh phí hỗ trợ của tỉnh trong năm học 2022-2023 tại Trường Tiểu học Vô Ngại, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng

Nghị quyết 22 về việc tiếp tục thực hiện chính sách đặc thù của tỉnh quy định tại Nghị quyết số 204 (ngày 30.7.2019) và số 248 (ngày 31.3.2020) của HĐND tỉnh cho đối tượng ở các xã ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ 15 ngày 31.10.2023.

Thầy giáo Lương Dư Phúc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vô Ngại - cho rằng: “Bước vào năm học 2023 -2024 thì Nghị quyết 204, 248 hết hiệu lực, nhà trường đã vận động phụ huynh đóng góp tiền ăn cho các con. Điều này khiến nhiều gia đình loay hoay khi cho con em đi học. Giờ tỉnh ban hành Nghị quyết 22, tiếp tục hỗ trợ tiền ăn, mỗi học sinh bán trú đỡ đi khoản chi phí là 740.000 đồng/tháng, nếu gia đình đông con thì là sự hỗ trợ đáng kể”.

Ông Vi Tiến Vượng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu, cho biết: “Theo Nghị quyết này, Bình Liêu có hơn 3.000 lượt đối tượng được thụ hưởng. Hỗ trợ học sinh ở thôn, bản xa về học tại điểm trường chính cũng sẽ góp phần hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, quy mô huy động học sinh ra lớp cũng tăng lên”.

Nghị quyết 22 gồm 8 chính sách: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mầm non; hỗ trợ kinh phí tổ chức dạy hè cho trẻ em mầm non; hỗ trợ kinh phí tổ chức nấu ăn cho trẻ em mầm non; hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú; hỗ trợ kinh phí chăm sóc học sinh bán trú; hỗ trợ học phí, chi phí học tập cho học sinh đang học tại cơ sở giáo dục tư thục; hỗ trợ học sinh năng khiếu thể thao; hỗ trợ cho học viên giáo dục thường xuyên.

Ký túc xá cho các học sinh ở nội trú Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Quảng Đức, huyện  Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng
Ký túc xá cho các học sinh ở nội trú Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Quảng Đức, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng

Qua rà soát, có khoảng trên 13.600 trẻ mầm non và học sinh phổ thông ở 113 thôn, thuộc 31 xã của 7 địa phương cấp huyện, có địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn tiếp tục được hưởng các chính sách đặc thù của tỉnh Quảng Ninh về hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ kinh phí chăm sóc học sinh bán trú và một số chính sách khác.

Đoàn Hưng
TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh: Giữ ấm cho học sinh bán trú vùng cao

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, trong năm học 2022-2023 đã có 12 trường với 1.116 học sinh thực hiện bán trú tuần. Đây đều là những học sinh có nhà xa trường trên 5km. Học sinh sẽ ăn ngủ nghỉ tại trường, thứ 7 chủ nhật bố mẹ đón về. Công tác chăm lo sức khỏe cho những học sinh này, nhất là vào mùa đông được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.

Lớp học đặc biệt dành cho người lớn tuổi tại vùng cao Bình Liêu

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ở huyện miền núi biên giới Bình Liêu, có những lớp học đặc biệt luôn sáng đèn mỗi tối. Lớp học ấy dành cho những học viên lớn tuổi có chung ước mơ, khát vọng muốn học được con chữ để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy hơn.

Quảng Ninh: Ngành giáo dục “thu lợi” từ những chuyến xe “0 đồng”

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Những chuyến xe “0 đồng” đưa đón học sinh từ nhà đến trường và ngược lại đang được TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh triển khai ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Giờ thứ 9: Bồ và chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Một chàng trai tạo ra "vỏ bọc" của mình để chinh phục một cô gái rồi cưới làm vợ. Khi đã chung một mái nhà, cả hai đều bộc lộ những nhược điểm. Ngoại tình hoặc ly hôn, đó là cái đích họ nhắm tới. Cuộc hôn nhân của họ sẽ đi về đâu?

Tin 20h: Lương thấp, kiêm nhiệm nhiều việc, kế toán trường học bỏ nghề

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 5.11: Giáo viên dạy lớp 11 hoang mang trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025; Chạnh lòng khi 6 viên chức kế toán trường học tại Cần Thơ xin thôi việc; Tăng lương sẽ giảm tình trạng nhân viên y tế cộc cằn, nói khó nghe;...

Phản ứng của người dân khi phố đi bộ Hồ Gươm dừng tổ chức hội chợ, sự kiện

Nhật Minh |

Phố đi bộ Hồ Gươm không còn tình trạng bày bán các gian hàng, tổ chức hội chợ ảnh hưởng đến môi trường và an toàn của người dân, du khách.

Làm rõ những bất thường xung quanh dự án triệu USD của Công ty IMG Huế

PHÚC ĐẠT |

Huế - Tháng 9.2023, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định 2092/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư IMG Huế (Công ty IMG Huế) đối với Dự án Khu nhà ở thương mại - Shophouse O-SH 1 đến O-SH 28. Thế nhưng tại văn bản mới nhất, chính công ty này lại khẳng định "không cần xin cấp chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng do các cơ quan chức năng yêu cầu nên công ty buộc phải thực hiện".

Lợi nhuận doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa thể bứt phá

Thanh Giang |

Một loạt ông lớn ngành bán lẻ như Masan, Thế giới Di Động, Thế giới Số, Bán lẻ Kỹ thuật số FPT báo lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2023 giảm sâu so với cùng kì.

Quảng Ninh: Giữ ấm cho học sinh bán trú vùng cao

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, trong năm học 2022-2023 đã có 12 trường với 1.116 học sinh thực hiện bán trú tuần. Đây đều là những học sinh có nhà xa trường trên 5km. Học sinh sẽ ăn ngủ nghỉ tại trường, thứ 7 chủ nhật bố mẹ đón về. Công tác chăm lo sức khỏe cho những học sinh này, nhất là vào mùa đông được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.

Lớp học đặc biệt dành cho người lớn tuổi tại vùng cao Bình Liêu

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ở huyện miền núi biên giới Bình Liêu, có những lớp học đặc biệt luôn sáng đèn mỗi tối. Lớp học ấy dành cho những học viên lớn tuổi có chung ước mơ, khát vọng muốn học được con chữ để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy hơn.

Quảng Ninh: Ngành giáo dục “thu lợi” từ những chuyến xe “0 đồng”

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Những chuyến xe “0 đồng” đưa đón học sinh từ nhà đến trường và ngược lại đang được TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh triển khai ở một số địa bàn vùng sâu, vùng xa.