Quảng Bình điều chỉnh thông báo, không bắt buộc học sinh lớp 1, lớp 2 thi Đại sứ Văn hóa đọc

CÔNG SÁNG |

Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo sẽ không bắt buộc học sinh trên địa bàn thi viết bài luận mà chỉ khuyến khích tham gia cuộc thi trên tinh thần tự nguyện.

Sáng 23.5, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Quảng Bình Mai Xuân Thành cho biết, vừa có thông báo điều chỉnh về việc yêu cầu tất cả học sinh tham gia thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.

Ông Thành thông tin, qua nắm tình hình từ địa phương và một số cơ quan báo chí cho thấy câu hỏi dành cho đối tượng dự thi Vòng Sơ khảo Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Quảng Bình năm 2024, là các em học sinh ở cấp tiểu học (đặc biệt là các em lớp 1, lớp 2) chưa phù hợp; công tác tuyên truyền, vận động học sinh tham gia cuộc thi tại một số nhà trường chưa thật sự theo đúng tinh thần của cuộc thi.

Để cuộc thi đạt mục đích đã đề ra, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tại địa phương có văn bản gửi các trường học trên địa bàn, đề nghị trường căn cứ tình hình thực tế và khả năng của học sinh ở các cấp học để tuyên truyền, khuyến khích học sinh tham gia cuộc thi trên tinh thần tự nguyện.

Đối với thời gian nhận bài dự thi, Ban Tổ chức cuộc thi thống nhất gia hạn đến ngày 20.6.2024 để các các học sinh có thêm thời gian hưởng ứng, tham gia.

Như Lao Động đã thông tin, nhiều phụ huynh lớp 1, 2 tại TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đau đầu vì nhận được thông báo của giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu các học sinh tham gia cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.

Theo thông báo, học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 đều được yêu cầu tham gia. Học sinh phải trả lời đầy đủ 2 câu hỏi trong đề.

Câu hỏi đầu tiên trong đề thứ nhất: “Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?”.

Câu tiếp theo: “Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật”.

Tại đề số 2, có hai câu hỏi nhưng chỉ khác câu hỏi số 1 ở đề đầu tiên: “Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc một cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc”.

Có hai hình thức thi, bài viết tay hoặc đánh máy không quá 5.000 từ. Hoặc dự thi bằng video, yêu cầu tối thiểu 5 phút, tối đa 10 phút. Thể lệ còn yêu cầu bài dự thi phải do cá nhân thí sinh thực hiện.

CÔNG SÁNG
TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh nhận định đề thi Đại sứ văn hóa đọc chưa phù hợp với học sinh

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Một số phụ huynh nhận định, đề thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 chưa phù hợp với học sinh, đặc biệt bậc tiểu học.

Dở khóc dở cười chuyện học sinh tiểu học thi viết bài luận

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi bài viết “Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình nói gì khi học sinh lớp 1, 2 bị bắt thi viết bài luận” được đăng tải, nhiều phụ huynh đã kể những câu chuyện dở khóc, dở cười việc dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.

Không bắt buộc học sinh lớp 1,2 tại Quảng Bình thi viết bài luận

CÔNG SÁNG |

Chiều 21.5, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Quảng Bình Mai Xuân Thành cho biết, đơn vị đang soạn thảo văn bản điều chỉnh những bất cập trong thể lệ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc cho học sinh.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Phụ huynh nhận định đề thi Đại sứ văn hóa đọc chưa phù hợp với học sinh

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Một số phụ huynh nhận định, đề thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 chưa phù hợp với học sinh, đặc biệt bậc tiểu học.

Dở khóc dở cười chuyện học sinh tiểu học thi viết bài luận

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi bài viết “Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình nói gì khi học sinh lớp 1, 2 bị bắt thi viết bài luận” được đăng tải, nhiều phụ huynh đã kể những câu chuyện dở khóc, dở cười việc dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024.

Không bắt buộc học sinh lớp 1,2 tại Quảng Bình thi viết bài luận

CÔNG SÁNG |

Chiều 21.5, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh Quảng Bình Mai Xuân Thành cho biết, đơn vị đang soạn thảo văn bản điều chỉnh những bất cập trong thể lệ cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc cho học sinh.